Bản đồ Việt Nam và thu nhỏ trên Bản đồ thế giới

Bản đồ Việt Nam và thu nhỏ trên Bản đồ thế giới

Trong hướng dẫn này sẽ chia sẻ cho bạn cách tạo Bản đồ Việt Nam dựa trên các nguồn dữ liệu sẵn có với các nội dung như:

  • Mở các dạng dữ liệu giao thông, sông ngòi, đất liền, đảo Hoàng Sa Trường Sa và các đảo nhỏ;
  • Style/định dạng các dữ liệu đã mở;
  • Hiển thị nhãn
  • Tạo khung lưới thủ công, tạo khung lưới 5 dòng kẻ;
  • Thêm chỉ hướng
  • Tạo chú giải
  • Tạo thước tỷ lệ bản đồ
  • Vườn Quốc gia, Khu bảo tồn, Khu dự trữ thiên nhiên, Khu bảo tồn đất ngập nước, Khu bảo tồn loài và sinh cảnh của Việt Nam đều được cập nhật ở đây
  • Các lớp phụ trợ: Độ cao, nền địa hình

Tải về dữ liệu thực hành tại đây và giải nén (Nguồn dữ liệu: GADM, OSM, GFD, Protected Planet được cập nhật bổ sung và cập nhật. Dữ liệu có thể chưa thể đạt độ chính xác 100%, chỉ mang tính chất tham khảo để học biên tập bản đồ)

Lưu ý: Quý vị nên xem trước bài cài đặt QGIS chuẩn và cài đặt bộ style đầy đủ trước khi thực hiện hướng dẫn này. Xem lại hướng dẫn tại đây

Nếu quý vị chỉ muốn dùng sản phẩm cuối cùng (dạng ảnh, pdf) vui lòng truy cập đường dẫn này. Việc sử dụng quý vị vui lòng ghi danh tác giả, mọi góp ý vui lòng liên hệ fb Thái Vũ

Video hướng dẫn ở cuối của bài viết này. Quý vị nên xem qua bài trước khi xem video.

PHẦN I. MỞ DỮ LIỆU

Bước 1: Khởi động QGIS

Bước 2: Mở dữ liệu Bản đồ Việt Nam

  • Trên thanh Menu người dùng chọn Layer => Add Layer => Add Vector Layer (Hoặc dùng phím tắt Ctrl + Shift + V)

  • Cửa sổ hiện ra lần lượt từng bước làm theo các số thứ tự trong hình

(1) Chọn tab vector

(2) Chọn vào để cửa sổ mới hiện ra

(3) Chọn định dạng ESRI Shpefiles (do trong bài này toàn bộ dữ liệu vector là .shp)

(4) Chọn toàn bộ các file trong cửa sổ

(5) Chọn Open để thêm toàn bộ file đã chọn vào QGIS

Kết quả Bản đồ Việt Nam đã xuất hiện

Bước 3: Sắp xếp các lớp dữ liệu

Để sắp xếp người dùng chọn 1 lớp cần di chuyển, bấm giữa chuột trái vào kéo lên xuống tùy ý và thả chuột trái ra để kết thúc. Chúng ta sẽ sắp xếp theo thứ tự ưu tiên: Điểm => Đường => Vùng. Với các lớp không dùng thì chúng ta có thể tích bỏ.

Các lớp không dùng người dùng có thể loại bỏ khỏi Layer control chỉ để lại các lớp cần dùng đến. Để loại bỏ lớp người dùng chuột phải vào lớp không dùng đến và chọn Remove Layer => Lớp đó sẽ biến mất.

Nếu muốn chọn nhiều lớp, người dùng có thể dùng phím Ctrl trên bàn phím và chọn các lớp cần loại bỏ sau đó chuột phải và chọn Remove Layer để loại bỏ các lớp đã chọn.

Trong bài học này cần giữ lại các lớp như hình dưới đây.

Trường hợp chúng ta có nhiều lớp dữ liêu có thể sử dụng chức năng group để quản lý dữ liệu theo nhó. Trong bài học này chúng ta có 2 lớp là Bản đồ Việt Nam và Sơ đồ thu nhỏ Việt Nam trong bản đồ thế giới. Vậy ta làm 2 groups đặt tên là Lớp chính và Sơ đồ.

Người dùng chọn trong cửa sổ Layers

Sau khi sắp xếp và phân nhóm. Nếu bạn đã lỡ remove layer nào thì có thể thêm lại ở thư mục giải nén.

Bước 4: Cài đặt hệ chiếu cho Project

Trên thanh Menu chọn Project => Properties

Vì đây là bản đồ Việt Nam nên chúng ta nên tạo ở hệ tọa độ địa lý (lat/long) là phù hợp nhất. Người dùng theo tác như hình để chọn hệ tọa độ lat/long. Mục (2) người dùng gõ 4326 (Đây là mã của hệ tọa độ địa lý).

Bước 5: Lưu dự án

Lưu dự án để sau này khi mở lại toàn bộ các sắp xếp file và các thiết lập sẽ được mở lên như khi đã lưu.

Người dùng chọn Project => Save (Hoặc phím tắt Ctrl + S)

Người dùng đặt tên cho Project rồi chọn Save để kết thúc. Nên lưu project vào thư mục chứa dữ liệu.

Phần II. Hiển thị nhãn, kiểu đường, điểm điểm, kiểu vùng trên QGIS

Trước hết, hãy đảm bảo rằng bạn đã cài đặt bộ style QGIS (bộ ký hiệu QGIS) ở phần cài đặt QGIS và các cài đặt thông thường tại đây.

Định dạng cho các đối tượng là điểm (style điểm) và hiển thị nhãn

Trong Project chúng ta đang thực hành có các lớp

  • Port_vnm: vnm là code mã số của Việt Nam, port ở đây được hiểu là các cảng
  • Airp_vnm: các sân bay
  • Train_station_vnm: Các ga tàu
  • BienVN_Point_Name: Tên các đảo ở Hoàng Sa và Trường Sa

Bước 1: Định dạng cho điểm

Chuột phải vào lớp airp_vnm chọn Properties

Trên cửa sổ mới hiện ra, người dùng chọn như hình

(1) Chọn Symbology

(2) Chọn All Symbols

(3) Chọn icon topo airport (biểu tượng máy bay)

(4) Chọn màu (nếu muốn đổi màu mặc định)

(5) Chọn size (kích thước, nếu muốn đổi mặc định)

(6) Chọn OK để kết thúc

Nếu chưa tìm được ký hiệu ưng ý, có thể chọn thêm các ký hiệu khác theo cách sau đây

(1) Trên cửa sổ chọn Symbology

(2) Chọn xuống dòng thứ 2 như hình

(3) Chọn SVG Marker

(4) Chọn các nhóm symbol. Ví dụ trong trường hợp bạn làm đến các Cảng thì sẽ không thấy biểu tượng mỏ neo đâu và bạn hiêu mỏ neo này thuộc lĩnh vực giao thông (transport) bạn chọn folder trong mục này để nhìn các symbol trong mục 5 để lựa chọn hoặc có thể chọn các folder khác để tìm icon mình muốn.

(5) Chọn icon mong muốn

(6) Chọn size phù hợp

(7) Chọn màu cho icon

(8) Chọn OK để kết thúc.

Trường hợp bạn muốn đưa icon/symbol theo ý mình. Ví dụ ảnh của địa điểm đó, hoặc icon ngoài QGIS do bạn thiết kế hoạch sưu tầm thì chọn như hình dưới, rồi dẫn file ảnh vào.

Bước 2: Xem dữ liệu bảng thuộc tính

Chuột phải vào lớp airp_vnm và chọn Open Attribute Table

Trên cửa sổ ta thấy tên của sân bay ở trường nam. Ta có thể tắt cửa sồ này đi.

Bước 3: Hiển thị nhãn

Chuột phải vào lớp airp_vnm và chọn Properties.

Chọn các thông số cho nhãn

(1) Chọn Labels

(2) Chọn Single Labels (nhãn đơn, hiển thị đồng nhất). Trong khuân khổ cơ bản tạm thời chúng ta học cách hiển thị đơn giản. Hiển thị phức tạp sẽ giới thiệu ở bài sau.

(3) Chọn trường cần hiển thị. Tại bước 2 ta đã xác định trường này là nam

(4) Chọn text để định dạng cho chữ hiển thị.

(5) Size kích thước chữ

(6) Màu chữ

Định dạng cho đường viền của chữ

(1) Chọn kiểu Buffer

(2) Chọn site cho Buffer, đặt giá độ rộng buffer là 1

(3) Chọn màu của đường viền chữ, để mặc định là màu trắng. Người dùng có thể theo màu mình thích.

Đặt khoảng cách giữa chữ và ký hiệu

(1) Chọn Placement

(2) Chọn Mode: Around point (có thể thử các mode khác)

(3) Chọn khoảng cách là 1 Milimeters

Bạn làm tương tự cho các lớp điểm còn lại. Riêng với lớp BienVN_Point_Name các bạn có thể để size của Symbology = 0 khi đó các đảo chỉ hiện mỗi tên mà không hiện điểm, như vậy lớp này sẽ đẹp hơn.

Sau khi định dạng các bạn nên lưu Project (dự án) để các style được lưu lại.

Phím tắt Ctrl + S

Định dạng đường (style line)

  • Coastl_vnm: Đường ven bờ và line đảo ở Hoàng Sa, Trường Sa
  • Rail_vnm: Hệ thống đường sắt

Chuột phải vào lớp đường sắt và chọn Properties

Chọn các thông số như hình dưới theo số thứ tự

Do lớp dữ liệu đường trong bài học này không có dữ liệu nên ta không thực hiện việc tạo nhãn cho đối tượng. Nếu có ta làm tương tự như đối với dữ liệu điểm.

Định dạng dữ liệu vùng (style polygon)

  • Inwatera_vnm: Hệ thống sông trong đất liền.
  • Gadm36_vnm1: Các tỉnh ở đất liền Việt Nam
  • Gadm36_vnm_0: Lãnh thổ Việt Nam ở đất liền
  • Gadm36_world: Các quốc gia trên thế giới.

Tương tự như điểm và đường, người dùng chuột phải vào vùng cần style và chọn Properties

Tham khảo cách style đối với lớp mặt nước ở đất liền.

Tham khảo cách style đối với lớp ranh giới các tỉnh (gadm36_vnm1). Lưu ý phải cài bộ style từ bài hướng dẫn cài QGIS đầy đủ mới có bộ style này. Nếu chưa có xem lại bài trước tại đây.

Style cho các lớp tại sơ đồ

Ta tích bỏ ở lớp chính để chỉ còn lại các lớp ở Sơ đồ được hiển thị

Về cách style, các bạn có thể tham khảo Line đảo ngoài biển và vùng đất liền cùng cho màu đỏ hết. Còn lại phần bản đồ thế giới để màu trắng, viền đen nét nhỏ.

Phần III. Tạo trang in (Print layout)

Tạo Layout cho phần bản đồ chính (Bản đồ Việt Nam)

Tạo Layout cho phần bản đồ chính do đó ta chỉ mở groups Lớp chính và bỏ tích ở groups Sơ đồ

Tạo một Layout mới

Trên thanh Menu chọn Project => New Print Layout

Đặt tên cho File Layout => OK

Thay đổi khổ giấy, định dạng khổ giấy

Trên giao diện Layout, chuột phải vào màn hình trắng vào chọn Page Properties để thiết lập trang in. Ta lần lượt chọn Size và ngang/dọc. Trong hình phía dưới là Khổ giấy A0 và định dạng khổ giấy là đứng/dọc.

Thêm một vùng bản đồ vào Layout

Chọn và vẽ 1 vùng trên trang giao diện để hiện bản đồ trong vùng đó. Chức năng này cũng dùng để di chuyển bản đồ trong khung đã vẽ.

Nếu muốn điều chỉnh lại khung vừa vẽ trên màn hình ta chọn , chức năng này cho phép sửa lại khung.

Tiếp theo người dùng chọn tỷ lệ (Scale) và hệ quy chiếu cho bản đồ (Chọn CRS 4326 – Hệ lat/long độ phút giây)

Khóa bản đồ

Sau khi xong ta tiến hành khóa bản đồ lại để tránh bị xê dịch và thay đổi tỷ lệ bằng cách tích vào ô dưới ổ khóa.

Tạo lưới cho bản đồ

Trên giao diện đang làm việc tiến hành ẩn các phần đã thực hiện ở trên và chọn Girds, chọn dấu + để thêm 1 lưới mới.

Chọn vào Gird 1 vừa tạo ra và chọn Modify Gird

Cài đặt các thông số cho lưới

(1) Grid type: Soild (lưới), Cross (chữ thập), Markers (chấm), hoặc dòng cuối là không có gì. Trong trường hợp này ta thường chọn Soild hoặc Cross.

(2) CRS: Hệ chiếu thể hiện trong bản đồ

(3) Đơn vị: Vì hệ chiếu ta chọn là 4326, nên Map Units ở đây là độ.

(4) (5) Khoảng cách giữa các mắt lưới: Trong trường hợp này ta chọn hệ 4326 và Map Units nên ta hiểu là khoảng cách giữa các mặt lưới trong hình dưới là 2.5 độ x 2.5 độ.

Người dùng có thể chọn Line Style để đổi màu và độ đậm của đường.

Cài đặt thông số cho Frame

(1) Kiểu đường bao

(2) Khoảng cách từ đường bao đến text: Nên để 0

(3) Lực nét (độ lớn) của đường bao: Để khoảng 1 mm là vừa.

Hiển thị và thiết lập kiểu hiển thị của hệ tọa độ các góc

(1) và (2) là kiểu hiển thị số ở bên trái và phải dọc theo đường thẳng đứng chúng ta thường thấy chứ không phải kiểu vuông góc.

Quay lại phần trước đó chọn mũi tên.

Sau khi xong hay Lock Map và Lock Layers/Lock styles for Layer để tránh việc bị thay đổi các lớp đã cố định. Khi bạn có các thay đổi trên lớp bản đồ thì hãy tích mở lại lớp này để các lớp bản đồ ở giao diện maps được cập nhật sang layout.

Thêm layout sơ đồ thu nhỏ

Quay trở lại giao diện của QGIS, ta bỏ tích ở groups Lớp chính và tích vào groups Sơ đồ

Thêm bản đồ thu nhỏ vào Layout

Chọn và vẽ thêm 1 vùng vào góc, tương tự sử dụng các chức năng để căn chỉnh vùng thu nhỏ cho phù hợp với bản đồ.

Lúc này ta đang làm việc với Layout mới thêm vào, ta chọn vùng layout mới thêm vào item properties của map 2 sẽ hiện ra, ta chỉ quan tâm đến phần Frame có thể tích vào ô này, còn lại các giá trị để mặc định. Vì sơ đồ thu nhỏ không cần lưới nên chỉ cần 1 lớp Frame là được rồi. Hoặc bạn có thể tùy biến theo ý mình muốn.

Thêm chú giải

Chọn vào icon để thêm chú giải

Tắt chế độ tự động update của chú giải bằng cách tắt dấu tích ở auto updatge

Dùng mũi tên lên xuống để thay đổi thứ tự các lớp

Dùng + hoặc – để thêm hoặc xóa bớt lớp chú giải

Ngoài ra người dùng có thể các thiệp các mục sau để làm cho chú giải đẹp hơn

Fonts and text formating: thay đổi kích thước, font chữ ở mục

Columnes: Thay đổi số lượng cột trong chú giải, mặc định là 1 nhưng nếu dài quá có thể thay đổi thành 2, 3, …

Spacing: Thay đổi khoảng cách giữa các đối tượng trong chú giải

Position and Size: Thay đổi vị trí và khoảng cách của bảng chú giải

Frame: Khung

Background: Nền của chú giải

Tips: Người dùng có thể đổi tên của Layer ở giao diện bản đồ thì khi chuyển sang bảng chú giải sẽ lấy đúng tên người dùng đã đổi.

Thêm các thành phần phụ vào Layout

Thêm tên bản đồ và sơ đồ thu nhỏ Bản đồ Việt Nam trong bản đồ thế giới

Trên giao diện của Layout chọn icon để thêm text vào Layout, sau đó chuột trái vào khu vực muốn gõ text, gõ nội dung text vào ô Main Properties.

Ngoài ra người dùng có thể tăng kích thước và đổi màu Font chữ

Dùng để di chuyển text đến nơi mong muốn

Tương tự người dùng có thể thêm các text khác ở các vị trí mong muốn.

Phần cuối trang có hiển thị % độ Zoom, người dùng có thể Zoom lên 100% để xem tỷ lệ thật khi in ra sẽ như thế nào

Thêm chỉ hướng

Người dụng chọn icon , click chuột trái vào vị trí muốn tạo chỉ hướng, cửa sổ item properties hiện ra, người dùng chọn loại chỉ hướng muốn lựa chọn, chọn màu cho màu cho chỉ hướng và di chuyển chỉ hướng đến vị trí mong muốn.

Thêm thước tỷ lệ cho Bản đồ Việt Nam

Chọn icon và chuột trái vào vị trí muốn tạo thước tỷ lệ, đặt thông số cho thước tỷ lệ và kết thúc

Thêm các lớp đường bo để trang trí Bản đồ Việt Nam

Dùng tính năng vẽ các hình khối

Ta vẽ 1 hình bo lấy phần khung bản đồ

Tiến hành style cho lớp đường bo này

Lớp nền địa hình, biển xung quanh Bản đồ Việt Nam

Xem lại cách thêm base ở bài trước và chọn lớp ESRI Terrian đặt vào như hình.

Lớp nền độ cao cho Bản đồ Việt Nam

Trên giao diện của QGIS mở thêm lớp Raster độ cao có tên VNM_500

Hoặc phím tắt là Ctrl + R

Sau đó chúng ta kéo vào grops Lớp chính

Xuất kết quả

Xuất bản đồ Việt Nam dạng ảnh

Trên Menu ta chọn Layout => Export as Image

Cửa sổ chọn ra ta chọn OK

Đặt tên File và chọn Save

Xuất bản đồ Việt Nam PDF

Trên Menu chọn Layout => Export as PDF

Đặt tên file và chọn Save để kết thúc

Như vậy sản phẩm Bản đồ Việt Nam đã hoàn thành. Quý vị nào còn chưa rõ vui lòng xem video hướng dẫn ở cuối bài viết.

Nếu thấy hữu ích, hãy gửi tặng Admin 1 ly cà phê (Buy me a coffe).

  • MB bank: 0296 7373 99999
  • Agribank: 1200 2093 12996

Trân trọng cảm ơn Hỗ trợ của bạn, điều này sẽ góp phần chi trả chi phí vận hành Bản đồ Lâm nghiệp hàng năm và giúp admin có thêm động lực để viết nhiều bài viết hữu ích hơn cho các bạn.

Theo dõi bản đồ Lâm nghiệp để nhận các thông tin mới nhất

  • Youtube Channel: Youtube.com/bandolamnghiep
  • Fanpage: Facebook.com/bandolamnghiep
  • Groups hỗ trợ: Facebook.com/groups/bandolamnghiep
  • Groups Kiểm lâm: Facebook.com/groups/kiemlamvietnam/
  • Webstite: bandolamnghiep.com

Phần Hướng dẫn làm chủ giải chi tiết (Tác giả: Lộc Vũ Trung)

Nếu thấy hữu ích, hãy gửi tặng Admin 1 ly cà phê (Buy me a coffe).

  • MB bank: 0296 7373 99999
  • Agribank: 1200 2093 12996

Trân trọng cảm ơn Hỗ trợ của bạn, điều này sẽ góp phần chi trả chi phí vận hành Bản đồ Lâm nghiệp hàng năm và giúp admin có thêm động lực để viết nhiều bài viết hữu ích hơn cho các bạn.

Theo dõi bản đồ Lâm nghiệp để nhận các thông tin mới nhất

  • Youtube Channel: Youtube.com/bandolamnghiep
  • Fanpage: Facebook.com/bandolamnghiep
  • Groups hỗ trợ: Facebook.com/groups/bandolamnghiep
  • Groups Kiểm lâm: Facebook.com/groups/kiemlamvietnam/
  • Webstite: bandolamnghiep.com

Recommended For You

About the Author: Admin