Sổ tay hướng dẫn xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực Lâm nghiệp

Sổ tay được Cục Kiểm lâm ban hành với sự hỗ trợ của Dự án phòng, chống buôn bán trái pháp luật các loài động thực vật hoang dã tại Việt Nam (USS) do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ tài trợ. Sổ tay được đăng tải trên trang chủ của Cục Kiểm lâm.

Bản đồ Lâm nghiệp đăng lại với định dạng web để độc giả dễ tìm kiếm và đọc nhanh trên điện thoại khi cần tra cứu nhanh.

Tải về bản gốc sổ tay tại đây. Tải về văn bản ban hành tại đây.

XEM NỘI DUNG TRỰC TIẾP TRÊN WEB

LỜI GIỚI THIỆU

Hiện nay, nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực Lâm nghiệp được ban hành, sửa đổi, bổ sung như Bộ Luật hình sự năm 2015, Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012, Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp; Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp; Thông tư số 27/2018/ TT-BNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản v.v…Việc cập nhật, áp dụng thống nhất các quy định của pháp luật vào trong thực tiễn là một đòi hỏi, yêu cầu cần thiết cho các lực lượng tham gia quản lý, bảo vệ và xử lý các hành vi phạm trong lĩnh vực Lâm nghiệp, trong đó có hoạt động quản lý, bảo vệ động vật hoang dã.

Với mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động đấu tranh, phòng, chống khai thác, vận chuyển, buôn bán lâm sản, động vật hoang dã trái phép, Cục Kiểm lâm xây dựng cuốn “Sổ tay Hướng dẫn xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực Lâm nghiệp” để hướng dẫn áp dụng quy định của pháp luật, những điểm cần lưu ý trong xử lý vi phạm trong lĩnh vực Lâm nghiệp, đặc biệt là những nội dung liên quan đến buôn bán trái phép các loài động vật hoang dã.

Cục Kiểm lâm chân thành cảm ơn sự phối hợp, hỗ trợ của Dự án phòng, chống buôn bán trái pháp luật các loài động thực vật hoang dã tại Việt Nam (USS) do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ tài trợ, các chuyên gia tư vấn và cán bộ của Dự án USS, Chi cục Kiểm lâm các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, An Giang, Đồng Tháp, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Ninh Bình, Quảng Ninh, Lai Châu, Điện Biên, Bình Thuận, Đồng Nai, Vườn quốc gia Yok Don, Vườn quốc gia Bạch Mã,Vườn quốc gia Ba Vì… đã góp phần hoàn thiện cuốn Sổ tay này.

Quá trình biên soạn, xuất bản lần đầu chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Cục Kiểm lâm mong muốn tiếp tục nhận được sự đóng góp ý kiến của các chuyên gia, người sử dụng Sổ tay và các cá nhân, tổ chức có liên quan khác để tiếp tục hoàn thiện, chỉnh lý trong thời gian tới.

CỤC KIỂM LÂM

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BLHS

Bộ Luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

BLTTHS

Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015

LTCQĐTHS

Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015

LXLVPHC

Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012

NĐ35

Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp

NĐ81

Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử phạt vi phạm hành chính.

NĐ97

Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày

19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi phạm hành chính

NĐ166

Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

TT61

Thông tư số 61/2017/TT-BCA ngày 14/11/2017 của Bộ Công an quy định mẫu biểu, sổ sách, giấy tờ, sổ sách về điều tra hình sự

TT27

Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản

TVR

Thực vật rừng

ĐVR

Động vật rừng

VPHC

Vi phạm hành chính

XPVPHC

Xử phạt vi phạm hành chính

PCCCR

Phòng cháy, chữa cháy rừng

Phần 1 VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ VI PHẠM TRONG LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP

I. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ XLVPHC

  1. Văn bản quy phạm pháp luật về XLVPHC trong lĩnh vực Lâm nghiệp
    • Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012.
    • Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp.
    • Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành LXL-

VPHC.

    • Nghị định số 97/2017/NĐ-CP ngày 18/8/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2013/ NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành LXLVPHC.
  1. Văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan

a) Văn bản luật:

  • Luật Lâm nghiệp năm 2017.
  • Luật đa dạng sinh học năm 2008.
  • Bộ luật dân sự năm 2015.
  • Luật Giám định tư pháp năm 2012.
  • Luật Đất đai năm 2013.
  • Luật Hải quan năm 2014.
  • Luật thủy sản năm 2017
  • Luật quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017.
  • Luật thương mại năm 2005.

b) Nghị định:

  • Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
  • Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29/7/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp.
  • Nghị định số 115/2013/NĐ-CP ngày 03/10/2013 của Chính phủ quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính.
  • Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
  • Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng chống bạo lực gia đình.
  • Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
  • Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.
  • Nghị định số 168/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016 của Chính phủ quy định về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong các ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông, lâm nghiệp Nhà nước.
  • Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.
  • Nghị định số 01/2019/NĐ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về Kiểm lâm và lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng.
  • Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
  • Nghị định số 64/2019/NĐ-CP ngày 16/7/2019 của Chính phủ sửa đổi điều 7 Nghị định số 160/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
  • Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 05/3/2018 của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.

c) Thông tư:

  • Thông tư số 49/2014/TT-BNNPTNT ngày 23/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về giám định viên tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.
  • Thông tư số 04/2017/TT-BNNPTNT ngày 24/02/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
  • Thông tư số 23/2017/TT-BNNPTNT ngày 15/11/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
  • Thông tư số 15/2018/TT-BNNPTNT ngày 29/10/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành bảng mã số HS đối với Danh mục hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
  • Thông tư số 27/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản.
  • Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về quản lý rừng bền vững.
  • Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về các biện pháp lâm sinh.
  • Thông tư số 30/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định Danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính, công nhận giống và nguồn giống, quản lý vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp chính.
  • Thông tư số 31/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phân định ranh giới rừng; Thông tư số 32/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định phương pháp định giá rừng.
  • Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng; phương pháp định giá rừng.
  • Thông tư số 57/2018/TT-BTC ngày 05/7/2018 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện một số Điều của Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 05/3/2018 của Chính phủ quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.
  1. VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ XỬ LÝ HÌNH SỰ
    1. Văn bản luật
    • Bộ Luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017).
    • Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2015.
    • Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015.
    1. Văn bản dưới Luật
    • Nghị quyết số 05/2018/NQ-HĐTP ngày 05/11/2018 của Hội đồng thẩm phán Tòa án Tối cao hướng dẫn áp dụng Điều 234 về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã và Điều 244 về tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp quý hiếm của Bộ luật Hình sự.
    • Nghị định số 30/2018/NĐ-CP ngày 07/3/2018 của Chính phủ quy định chi tiết việc thành lập và hoạt động của hội đồng định giá tài sản; trình tự, thủ tục định giá tài sản trong tố tụng hình sự.
    • Nghị định số 97/2019/NĐ-CP ngày 23/12/2019 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 30/2018/NĐCP quy định chi tiết việc thành lập và hoạt động của Hội đồng định giá tài sản; trình tự, thủ tục định giá tài sản trong tố tụng hình sự.
    • Thông tư số 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTC-BNNPTNT- VKSNDTC ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Tài Bộ chính, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Viện trưởng Viện kiểm sát Nhân dân Tối cao liên tịch quy định việc phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện một số quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.
    • Thông tư số 61/2017/TT-BCA ngày 14/12/2017 của Bộ Công an quy định biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về điều tra hình sự.
  2. TRA CỨU VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT

Việc tra cứu văn bản quy phạm pháp luật qua hệ thống công nghệ thông tin hiện nay tương đối thuận tiện, dễ thực hiện qua các phần mềm tìm kiếm như Google v.v… Chỉ cần gõ số hoặc tên văn bản quy phạm pháp luật hoặc nội dung cần tra cứu là có thể xem, tham khảo hoặc tải về văn bản đó (trường hợp địa chỉ truy cập yêu cầu phải có điều kiện mới cho truy cập thì có thể tham khảo tại các địa chỉ khác).

Sổ tay thống kê những văn bản quy phạm pháp luật thường gặp trong công tác kiểm tra, lập hồ sơ và xử lý vi phạm trong lĩnh vực Lâm nghiệp. Đối với các nội dung ít gặp, không được thống kê tại Sổ tay này (ví dụ quy định về bồi thường Nhà nước, quy định về quản lý ngoại thương, quy định về thuế v.v…); khi cần thiết, thì truy cập trên hệ thống tìm kiếm (Google …) như đã nêu trên để tìm hiểu.

Họp Kỹ thuật góp ý Sổ tay lần 1 – Nguồn: Nguyễn Anh Thịnh/USAID

Họp Kỹ thuật góp ý Sổ tay lần 2 – Nguồn: Nguyễn Anh Thịnh/USAID

Phần 2 XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH

Mục 1 QUY ĐỊNH CHUNG VỀ XPVPHC TRONG LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP

I. NHẬN BIẾT VPHC TRONG LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP

  1. Khái niệm: Vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp là hành vi có lỗi do tổ chức, cá nhân thực hiện; vi phạm quy định của pháp luật về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Lâm nghiệp mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
  2. Dấu hiệu cơ bản của vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp

a) Dấu hiệu một: Vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp là hành vi trái pháp luật, vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý Nhà nước trong lĩnh vực Lâm nghiệp. Cụ thể là những hành vi vi phạm điều cấm quy định tại Điều 9 của Luật Lâm nghiệp; những hành vi vi phạm về trách nhiệm, nghĩa vụ mà chủ thể phải thực hiện theo quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về Lâm nghiệp như: Nghị định 156/2018/NĐ-CP, Nghị định 06/2019/NĐ-CP, Thông tư 27/2018/TT-BNNPTNT v.v…

Hậu quả do hành vi vi phạm gây ra chưa đến mức độ phải xử lý hình sự hoặc không cấu thành tội phạm hình sự và hành vi vi phạm đó được quy định trong Nghị định của Chính phủ (NĐ35) về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp hoặc trong các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khác có liên quan như: Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường v.v…

CÁC HÀNH VI BỊ NGHIÊM CẤM TRONG HOẠT ĐỘNG LÂM NGHIỆP

Điều 9. Luật Lâm nghiệp quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động lâm nghiệp

  1. Chặt, phá, khai thác, lấn, chiếm rừng trái quy định của pháp luật.
  2. Đưa chất thải, hóa chất độc, chất nổ, chất cháy, chất dễ cháy, công cụ, phương tiện vào rừng trái quy định của pháp luật; chăn, dắt, thả gia súc, vật nuôi vào phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng, rừng mới trồng.
  3. Săn, bắt, nuôi, nhốt, giết, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán động vật rừng, thu thập mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng trái quy định của pháp luật.
  4. Hủy hoại tài nguyên rừng, hệ sinh thái rừng, công trình bảo vệ và phát triển rừng.
  5. Vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng; quản lý các loài ngoại lai xâm hại; dịch vụ môi trường rừng.
  6. Tàng trữ, mua bán, vận chuyển, chế biến, quảng cáo, trưng bày, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, quá cảnh lâm sản trái quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
  7. Khai thác tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên khoáng sản, môi trường rừng trái quy định của pháp luật; xây dựng, đào, bới, đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên và các hoạt động khác trái quy định của pháp luật làm thay đổi cấu trúc cảnh quan tự nhiên của hệ sinh thái rừng.
  8. Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển loại rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng trái quy định của pháp luật; cho phép khai thác, vận chuyển lâm sản trái quy định của pháp luật; chuyển đổi diện tích rừng, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng trái quy định của pháp luật; phân biệt đối xử về tôn giáo, tín ngưỡng và giới trong giao rừng, cho thuê rừng.
  9. Sử dụng nguyên liệu trong chế biến lâm sản trái quy định của pháp luật.

Lưu ý: Một điều quy định tại NĐ35 có thể bao gồm nhiều hành vi vi phạm khác nhau:

Ví dụ: Điều 16. Vi phạm các quy định chung của Nhà nước về bảo vệ rừng:

Trong Điều 16 có các hành vi vi phạm khác nhau như: Chủ rừng không báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền khi có biến động về diện tích rừng được giao theo quy định của pháp luật. Chủ rừng không chấp hành các quy định, nội quy, điều kiện an toàn, biện pháp về phòng cháy và chữa cháy rừng của cơ quan có thẩm quyền. Chủ rừng không thực hiện trồng lại rừng ngay trong vụ trồng rừng kế tiếp sau khi khai thác trắng với diện tích dưới 01 ha. Sử dụng công cụ săn bắt động vật rừng ở những khu rừng có quy định cấm săn bắt. Mang các loài vật nuôi vào rừng phục vụ săn bắt động vật rừng khi chưa được chủ rừng cho phép. Đưa phương tiện, công cụ vào phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng khi chưa được chủ rừng cho phép. Chăn thả gia súc, gia cầm, vật nuôi trong rừng mới trồng, đang trong thời kỳ chăm sóc v.v…

  1. Dấu hiệu hai: Hành vi đó là một hành vi thực hiện bằng hành động hoặc không hành động, phải là một việc thực, chứ không phải chỉ tồn tại trong ý thức hoặc mới chỉ là dự định.

Ví dụ: Hành vi không hành động là việc không xây dựng phương án PCCCR của chủ rừng, hành vi không báo cáo khi có biến động diện tích rừng, hành vi không ghi chép sổ theo dõi nhập xuất lâm sản v.v…

  1. Dấu hiệu ba: Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm phải có năng lực trách nhiệm hành chính, nghĩa là theo quy định của pháp luật hành chính, họ phải chịu trách nhiệm đối với hành vi trái pháp luật của mình và là đối tượng có năng lực chịu trách nhiệm hành chính. Đối với cá nhân, họ phải là người đạt độ tuổi nhất định, có đầy đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình. Nếu không đủ căn cứ cho rằng chủ thể thực hiện hành vi trong tình trạng có đầy đủ khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình thì có thể kết luận rằng: không có vi phạm hành chính xảy ra.

Khoản 5 Điều 11 Luật XLVPHC quy định việc không truy cứu trách nhiệm hành chính trong trường hợp người thực hiện hành vi “không có năng lực trách nhiệm hành chính” hoặc “chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính”.

Lưu ý: Xác định tổ chức là đối tượng xử lý vi phạm hành chính được quy định tại khoản 2 Điều 2 của NĐ35 và khoản 1 Điều 1 NĐ97. Đối tượng vi phạm phải bảo đảm các điều kiện tại quy định này mới là tổ chức để xem xét xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp. Nếu đối tượng là tổ chức quy định tại các văn bản pháp luật khác nhưng không bảo đảm quy định tại Điều 2 NĐ35 và khoản 1 Điều 1 NĐ97 thì không phải là tổ chức để xem xét xử lý vi phạm theo quy định tại NĐ35.

Ví dụ 1: Hộ kinh doanh trong nước theo quy định tại TT27 là tổ chức nhưng theo quy định tại NĐ35 thì không phải là tổ chức để xem xét xử lý vi phạm.

Ví dụ 2: Trường hợp Ban quan lý rừng đặc dụng, Ban quản lý rừng phòng hộ là đơn vị sự nghiệp do Nhà nước quản lý có nhiệm vụ được giao là đại diện Nhà nước quản lý, bảo vệ rừng nhưng có vi phạm, không thực hiện trách nhiệm để khai thác hoặc phá rừng trái pháp luật trên diện tích được giao thì Ban quản lý rừng đặc dụng, Ban quản lý rừng phòng hộ đó sẽ bị xem xét, kiểm điểm và xử lý trách nhiệm về việc thực thi nhiệm vụ quản lý Nhà nước được giao theo quy định tại khoản 4 Điều 1 NĐ81 và không phải là đối tượng xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại NĐ35.

Khoản 4 Điều 1 NĐ 81, quy định:

“4. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức thực hiện hành vi vi phạm khi đang thi hành công vụ, nhiệm vụ và hành vi vi phạm đó thuộc công vụ, nhiệm vụ được giao theo văn bản quy phạm pháp luật hoặc văn bản hành chính do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành, thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà bị xử lý theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức.

Cơ quan Nhà nước thực hiện hành vi vi phạm thuộc nhiệm vụ quản lý Nhà nước được giao, thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan.”

Khoản 2 Điều 2 NĐ35: Tổ chức quy định tại khoản 1 Điều này gồm:

  1. Cơ quan Nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó

không thuộc nhiệm vụ quản lý Nhà nước được giao;

  1. Doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam; chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam;
  2. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
  3. Tổ chức, đơn vị sự nghiệp công lập;

đ) Tổ chức nghề nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Lâm

nghiệp.

3. Cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này là những đối tượng không thuộc quy định tại khoản 2 Điều này.

d) Dấu hiệu bốn: Hành vi đó là một hành vi có lỗi của

người vi phạm.

  • Lỗi cố ý: Nếu người vi phạm nhận thức được tính chất trái pháp luật trong hành vi của mình, thấy trước hậu quả của vi phạm và mong muốn hậu quả đó xảy ra hoặc ý thức được hậu quả và để mặc cho hậu quả xảy ra.

Ví dụ: Đối tượng vi phạm biết hành vi vào rừng khai thác gỗ trái pháp luật là vi phạm quy định bảo vệ rừng nhưng vẫn cố ý thực hiện hành vi đó, vẫn mong muốn lấy được gỗ từ rừng ra.

  • Lỗi vô ý: Trong trường hợp người vi phạm thấy trước được hậu quả của hành vi nhưng chủ quan cho rằng mình có thể ngăn chặn được hậu quả hoặc không thấy trước hậu quả sẽ xảy ra dù phải thấy trước và có thể thấy trước được hậu quả của vi phạm.

Ví dụ: Khi đốt nương, đốt rác ở gần rừng, đối tượng vi phạm biết rằng có nguy cơ gây cháy rừng, có thể gây cháy rừng nhưng đối tượng vi phạm đã chủ quan, không thực hiện các biện pháp PCCCR nên để cháy lan, gây cháy rừng (Điều 17 NĐ35).

II. LẬP HỒ SƠ XPVPHC TRONG LĨNH VỰC LÂM

NGHIỆP

  1. Sơ đồ XPVPHC trong lĩnh vực Lâm nghiệp

  1. Lập hồ sơ trong trường hợp phát hiện hành vi vi phạm quả tang

Khi người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp (quy định tại Điều 25 NĐ35) qua hoạt động nghiệp vụ của Kiểm lâm, qua trinh sát, nắm thông tin, bằng các biện pháp nghiệp vụ phát hiện quả tang đối tượng đang thực hiện hành vi vi phạm như. Đang vận chuyển lâm sản trái pháp luật, đang săn bắt, giết trái pháp luật động vật rừng, đang chặt phá rừng trái pháp luật, đang khai thác lâm sản trái phép v.v… thì buộc chấm dứt hành vi vi phạm và lập biên bản VPHC để xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

a) Lập biên bản vi phạm hành chính: Trong trường hợp này, người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 58 Luật XLVPHC.

Điều 58. Lập biên bản vi phạm hành chính

  1. Khi phát hiện vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản, trừ trường hợp xử phạt không lập biên bản theo quy định tại khoản 1 Điều 56 của Luật này.

Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì việc lập biên bản vi phạm hành chính được tiến hành ngay khi xác định được tổ chức, cá nhân vi phạm.

Vi phạm hành chính xảy ra trên tàu bay, tàu biển, tàu hỏa thì người chỉ huy tàu bay, thuyền trưởng, trưởng tàu có trách nhiệm tổ chức lập biên bản và chuyển ngay cho người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính khi tàu bay, tàu biển, tàu hỏa về đến sân bay, bến cảng, nhà ga.

  1. Biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý; tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ; lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì

phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ; quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của người vi phạm hoặc đại diện của tổ chức vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình.

Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến.

3. Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; trường hợp người vi phạm không ký được thì điểm chỉ; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì những người được quy định tại khoản này phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản.

Biên bản vi phạm hành chính lập xong phải giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính 01 bản; trường hợp vi phạm hành chính không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền xử phạt của người lập biên bản thì biên bản phải được chuyển ngay đến người có thẩm quyền xử phạt để tiến hành xử phạt.

Trường hợp người chưa thành niên vi phạm hành chính thì biên bản còn được gửi cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó.

Lưu ý 1: Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp quy định tại Điều 25 NĐ35:

NĐ 35. Điều 25. Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính

  1. Người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Nghị định này.
  2. Công chức, viên chức và người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân trong các cơ quan quy định tại các Điều 26, Điều 27, Điều 28, Điều 29, Điều 30, Điều 31, Điều 32 và Điều 33 của Nghị định này đang thi hành công vụ, nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ được giao thanh tra, kiểm tra về quản lý rừng, phát triển rừng, sử dụng rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 25 NĐ35 thì Kiểm lâm viên là viên chức Kiểm lâm đang thi hành công vụ, nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ được giao thanh tra, kiểm tra về quản lý rừng, phát triển rừng, sử dụng rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản có quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp.

Lưu ý 2: Trong trường hợp không xác định được đối tượng vi phạm, chỉ tạm giữ được tang vật, công cụ, phương tiện vi phạm thì vẫn phải lập biên bản vi phạm hành chính để có căn cứ tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm và để tiếp tục điều tra, xác minh làm rõ tình tiết vi phạm, truy tìm đối tượng vi phạm.

Trường hợp này vẫn phải tiến hành các trình tự xác minh tình tiết, làm rõ đối tượng, hành vi, tính chất, mức độ vi phạm theo quy định tại điểm b dưới đây.

Lưu ý 3: Trường hợp phải thực hiện các thủ tục khám người theo thủ tục hành chính, khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính; khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là chỗ ở. Trường hợp phát hiện phương tiên vận tải vận chuyển lâm sản trái pháp luật (đang lưu thông) người có thẩm quyền theo quy định tại khoản 1 Điều 123 lập thủ tục, tiến hành khám phương tiện theo quy định tại Điều 128 LXLVPHC. Khi khám nơi cất giấu tang vật phương tiện vi phạm hành chính là chỗ ở thì phải do Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định theo quy định tại khoản 2 Điều 129 LXLVPHC.

Lưu ý 4: Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 và Điều 22 LXLVPHC thì đối tượng vi phạm là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý và chỉ áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo đối với đối tượng vi phạm hành chính này.

Lưu ý 5: Trường hợp người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi vi phạm hành chính bị phạt tiền thì mức tiền phạt không quá 1/2 mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên; trường hợp không có tiền nộp phạt hoặc không có khả năng thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải thực hiện thay (khoản 3 Điều 134 LXLVPHC).

b) Xác minh tình tiết, làm rõ đối tượng, hành vi, tính

chất, mức độ vi phạm:

Sau khi lập biên bản vi phạm hành chính, trong trường hợp cần thiết, người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm xác minh các tình tiết vụ việc vi phạm hành chính để làm rõ đối tượng, hành vi, tính chất, mức độ vi phạm theo quy định tại Điều 59 LXLVPHC.

Điều 59. Xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính

1. Khi xem xét ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính, trong trường hợp cần thiết người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm xác minh các tình tiết sau đây:

  1. Có hay không có vi phạm hành chính;
  2. Cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành

chính, lỗi, nhân thân của cá nhân vi phạm hành chính;

  1. Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ;
  2. Tính chất, mức độ thiệt hại do vi phạm hành chính

gây ra;

đ) Trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành

chính theo quy định tại khoản 1 Điều 65 của Luật này;

  1. Tình tiết khác có ý nghĩa đối với việc xem xét, quyết

định xử phạt.

Trong quá trình xem xét, ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt có thể trưng cầu giám định. Việc trưng cầu giám định được thực hiện theo quy định của pháp luật về giám định.

2. Việc xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính phải được thể hiện bằng văn bản.

Trong quá trình xác minh tình tiết cần lưu ý các nội dung sau:

  • Về xác định thiệt hại do hành vi vi phạm hành chính:

Đơn vị tính thiệt hại thực hiện theo quy định tại Điều 5

NĐ35:

NĐ 35. Điều 5. Đơn vị tính để xác định thiệt hại do hành vi vi phạm hành chính gây ra

  1. Diện tích rừng hoặc diện tích có cây trồng chưa thành rừng tính bằng mét vuông (m2).
  2. Khối lượng gỗ tính bằng mét khối (m3).
  3. Đơn vị tính và phương pháp xác định số lượng, khối lượng lâm sản theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Đối với tang vật vi phạm là gỗ, khi xử phạt vi phạm hành chính phải quy thành gỗ tròn. Quy đổi khối lượng các loại gỗ xẻ, gỗ đẽo thành gỗ tròn bằng cách nhân với hệ số 1,6.
  4. Động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc loài thông thường; động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB; sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB; thực vật rừng ngoài gỗ và sản phẩm gỗ xác định trị giá bằng tiền Việt Nam, đơn vị tính là đồng.
  • Đơn vị tính và phương pháp xác định số lượng, khối lượng lâm sản thực hiện theo quy định tại TT27.

TT27. Điều 4. Xác định số lượng, khối lượng lâm sản

1. Phương pháp đo và ghi số hiệu đầu lóng, hộp gỗ:

a) Chiều dài gỗ tròn: đo khoảng cách ngắn nhất giữa mặt cắt ngang ở hai đầu của lóng gỗ. Nếu mặt cắt ngang của đầu gỗ bị nghiêng, bị lõm thì đo ở vị trí có chiều dài

ngắn nhất. Đơn vị tính là mét (m), lấy hai số lẻ sau số đơn vị;

  1. Đường kính gỗ tròn: đo ở hai đầu lóng gỗ (trừ phần vỏ cây); mỗi đầu lóng gỗ tiến hành đo ở 02 vị trí có đường kính lớn nhất và nhỏ nhất sau đó tính trị số trung bình cộng để xác định đường kính; đơn vị đo là centimét (cm);
  2. Chiều dài gỗ xẻ: đo khoảng cách ngắn nhất giữa mặt cắt ngang ở hai đầu của từng thanh, tấm, hộp gỗ. Đơn vị tính là mét (m), lấy hai số lẻ sau số đơn vị;
  3. Chiều rộng và chiều dày gỗ xẻ: đo khoảng cách giữa hai mặt cắt dọc đối diện của từng thanh, tấm, hộp gỗ. Đơn vị đo là centimét (cm). Trường hợp các mặt gỗ xẻ, gỗ đẽo bị chéo, lượn sóng thì đo tại vị trí có kích thước lớn nhất và nhỏ nhất và tính trị số trung bình cộng;

đ) Trường hợp gỗ rỗng ruột, mục khi đo được trừ phần khối lượng khuyết tật đó, khi lập bảng kê lâm sản phải ghi khối lượng đã được trừ để làm cơ sở khi phúc tra khối lượng gỗ;

  1. Đối với gỗ gốc, rễ, gỗ xẻ các loại có hình thù phức tạp, không đồng nhất; gỗ dạng cây bao gồm cả rễ, thân, cành, lá; gỗ lạng, gỗ bóc, dăm gỗ không thể đo được kích thước để xác định khối lượng; gỗ rừng trồng không phân loại theo cấp đường kính thì cân trọng lượng theo đơn vị là kilôgam (kg) và quy đổi 1.000 kg bằng 01 m3 gỗ tròn hoặc đo, tính theo đơn vị ster và quy đổi 01 ster bằng 0,7 m3 gỗ tròn;

g) Đối với gỗ tròn có kích thước quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư này trở lên và gỗ xẻ có chiều dài 01 mét trở lên, chiều rộng 20 cm trở lên, chiều dày 05 cm trở lên phải ghi số hiệu của từng lóng, thanh, tấm, hộp gỗ vào mặt cắt ngang của gỗ.

  1. Đơn vị tính khối lượng gỗ là mét khối (m3), lấy ba số lẻ sau số hàng đơn vị. Đơn vị tính khối lượng củi là ster hoặc cân trọng lượng là kg.
  2. Sai số cho phép về tính khối lượng gỗ:
  3. Đối với gỗ tròn sai số cho từng lóng gỗ cho một lần

đo là mười phần trăm (± 10%);

  1. Đối với gỗ xẻ sai số cho từng thanh, tấm, hộp gỗ cho

một lần đo là năm phần trăm (± 5%).

  1. Xác định số lượng, khối lượng động vật rừng là số cá thể và cân trọng lượng theo đơn vị là kg. Trường hợp không xác định được số cá thể thì cân trọng lượng theo đơn vị là kg.
  2. Xác định khối lượng thực vật rừng ngoài gỗ, bộ phận của động vật rừng bằng cân trọng lượng theo đơn vị là kg. Đối với tre, nứa tính bằng số cây hoặc cân trọng lượng theo đơn vị là kg.
  3. Xác định khối lượng đối với dẫn xuất của động vật rừng, thực vật rừng bằng cân trọng lượng theo đơn vị là kg hoặc bằng dung tích theo đơn vị là mililít (ml) nếu ở dạng thể lỏng.

c) Về giám định tang vật, phương tiện:

Việc giám định là hết sức quan trọng, bảo đảm sự khách quan trong xử lý vi phạm. Việc cơ quan Kiểm lâm là cơ quan kiểm tra, lập hồ sơ xử lý và quyết định xử phạt nhưng lại trực tiếp xác định thiệt hại gây ra đối với rừng, phân loại, nhóm loài tang vật là động vật rừng để làm căn cứ xử phạt cần phải thực hiện thận trọng, chặt chẽ về hồ sơ, có người làm chứng để bảo đảm tính khách quan trong xử lý vi phạm.

Theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 59 LXLVPHC, trong quá trình xem xét, ra quyết định xử phạt, người có thẩm quyền xử phạt có thể trưng cầu giám định.

Việc trưng cầu Giám định được thực hiện theo quy định Luật Giám định tư pháp, Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29/7/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp, Thông tư số 49/2014/TT-BN NPTNT ngày 23/12/2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về giám định tư pháp trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Hiện nay, hoạt động giám định trong xử lý vi phạm đang gặp khó khăn do số tổ chức giám định, người giám định có thẩm quyền giám định ít, các tổ chức giám định ở các trung tâm, thành phố lớn, rất xa nơi bắt giữ, chi phí giám định quá cao, trong khi cơ quan xử lý vi phạm rất khó khăn về kinh phí giám định, đặc biệt trong trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm có số lượng ít, không có nguồn kinh phí giám định…

Lưu ý: Cơ quan Kiểm lâm cấp tỉnh cần căn cứ quy định của pháp luật về người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc để tham mưu cho UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định tăng cường số lượng người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc. Định hướng mỗi một địa bàn cấp huyện có ít nhất một người giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực bảo vệ rừng, động vật rừng để tham gia vào việc lập hồ sơ xác minh tình tiết vi phạm, bảo đảm kịp thời, khách quan, đúng quy định của pháp luật khi lập hồ sơ xử lý vi phạm.

Các đường dẫn tới tài liệu nhận dạng động vật, thực vật trực tuyến:

  • Trang web: http://www.vncreatures.net. Sinh vật rừng Việt Nam của tác giả Phùng Mỹ Trung.
  • Trang web: http://www.giamdinhloai.vn. Chương trình Việt Nam của Tổ chức Wildlife Conservation Society (WCS). d) Về xác định giá trị tang vật vi phạm:

Xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt là một nội dung rất quan trọng để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt; tránh trường hợp xử phạt vượt thẩm quyền, không đúng quy định pháp luật.

Đặc biệt cần lưu ý thứ tự ưu tiên của việc xác định giá trị tang vật. Chỉ thành lập Hội đồng định giá trong trường hợp hãn hữu khi đã kiểm tra tất các điều kiện mà không xác định được giá trị của tang vật.

Tất cả các trường hợp xác định giá trị đều phải lập hồ sơ, lưu hồ sơ làm cơ sở xử phạt xác minh tình tiết, làm rõ mức độ vi phạm hoặc để xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo thủ tục hành chính quy định tại khoản 1 Điều 126 LXLVPHC.

Việc xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt được thực hiện theo quy định Điều 60 LXLVPHC và Thông tư số 173/2013/TT-BTC ngày 20/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số nội dung về quản lý, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính.

QUY ĐỊNH XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ TANG VẬT VPHC TRONG LUẬT XLVPHC

Điều 60. Xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt

  1. Trong trường hợp cần xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt, người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải xác định giá trị tang vật và phải chịu trách nhiệm về việc xác định đó.
  2. Tùy theo loại tang vật cụ thể, việc xác định giá trị dựa trên một trong các căn cứ theo thứ tự ưu tiên sau đây:
  3. Giá niêm yết hoặc giá ghi trên hợp đồng hoặc hoá đơn

mua bán hoặc tờ khai nhập khẩu;

  1. Giá theo thông báo của cơ quan tài chính địa phương; trường hợp không có thông báo giá thì theo giá thị trường của địa phương tại thời điểm xảy ra vi phạm hành chính;
  1. Giá thành của tang vật nếu là hàng hóa chưa xuất bán;
  2. Đối với tang vật là hàng giả thì giá của tang vật đó là giá thị trường của hàng hóa thật hoặc hàng hóa có cùng tính năng, kỹ thuật, công dụng tại thời điểm nơi phát hiện vi phạm hành chính.
  3. Trường hợp không thể áp dụng được căn cứ quy định tại khoản 2 Điều này để xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc có thể ra quyết định tạm giữ tang vật vi phạm và thành lập Hội đồng định giá. Hội đồng định giá gồm có người ra quyết định tạm giữ tang vật vi phạm hành chính là Chủ tịch Hội đồng, đại diện cơ quan tài chính cùng cấp và đại diện cơ quan chuyên môn có liên quan là thành viên.

Thời hạn tạm giữ tang vật để xác định giá trị không quá 24 giờ, kể từ thời điểm ra quyết định tạm giữ, trong trường hợp thật cần thiết thì thời hạn có thể kéo dài thêm nhưng tối đa không quá 24 giờ. Mọi chi phí liên quan đến việc tạm giữ, định giá và thiệt hại do việc tạm giữ gây ra do cơ quan của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ chi trả. Thủ tục, biên bản tạm giữ được thực hiện theo quy định tại khoản 5 và khoản 9 Điều 125 của Luật này.

  1. Căn cứ để xác định giá trị và các tài liệu liên quan đến việc xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính phải thể hiện trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.

Lưu ý: Theo quy định tại khoản 1 Điều 126 Luật XLVPHC: Đối với tang vật, phương tiện đang bị tạm giữ do bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu thì trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp. Trong trường hợp này, cá nhân, tổ chức vi phạm phải nộp một khoản tiền tương đương trị giá tang vật, phương tiện vi phạm vào ngân sách Nhà nước.

Trong trường hợp này việc xác định trị giá phương tiện vi phạm được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 173/2013/ TT-BTC ngày 20/11/2013 của Bộ Tài chính Hướng dẫn thực hiện một số nội dung về quản lý, xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính.

Điều 6. Thông tư 173/2013/TT-BTC, quy định về hội đồng xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt

1. Thành phần Hội đồng xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính quy định tại khoản 3 Điều 60 Luật xử lý vi phạm hành chính được quy định như sau:

a) Đối với tang vật vi phạm hành chính do người có thẩm quyền thuộc cơ quan trung ương và cơ quan cấp tỉnh ra quyết định tạm giữ:

  • Người ra quyết định tạm giữ tang vật vi phạm – Chủ tịch Hội đồng;
  • Đại diện Sở Tài chính – Thành viên;
  • Đại diện cơ quan chuyên môn có liên quan – Thành viên;
  • Đại diện bộ phận chuyên môn của cơ quan của người

ra quyết định tạm giữ – Thành viên (nếu có).

b) Đối với tang vật vi phạm hành chính do người có thẩm quyền thuộc cơ quan cấp huyện và cấp xã ra quyết định tạm giữ:

  • Người ra quyết định tạm giữ tang vật vi phạm – Chủ tịch Hội đồng;
  • Đại diện Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện hoặc cán bộ tài chính xã – Thành viên;
  • Đại diện cơ quan chuyên môn có liên quan – Thành viên;
  • Đại diện bộ phận chuyên môn của cơ quan của người ra quyết định tạm giữ – Thành viên (nếu có).

2. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính được quy định như sau:

  1. Hội đồng xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính làm việc theo nguyên tắc tập thể. Các phiên họp của Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng triệu tập và phải có ít nhất 2/3 tổng số thành viên của Hội đồng tham dự. Chủ tịch Hội đồng xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính điều hành phiên họp, trường hợp Chủ tịch Hội đồng vắng mặt thì uỷ quyền cho một (01) thành viên Hội đồng điều hành phiên họp;
  2. Mỗi thành viên của Hội đồng xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính phát biểu ý kiến của mình về giá trị của tang vật vi phạm hành chính. Các quyết định về giá trị tang vật vi phạm hành chính phải được quá nửa số thành viên Hội đồng tán thành. Trường hợp biểu quyết ngang nhau thì

quyết định theo bên có biểu quyết của Chủ tịch Hội đồng

(hoặc người được uỷ quyền điều hành phiên họp);

  1. Hội đồng xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính phải lập biên bản về việc xác định giá trị tang vật. Biên bản định giá tài sản phải phản ánh đầy đủ và trung thực toàn bộ quá trình xác định giá trị tang vật theo Mẫu biên bản ban hành kèm theo Thông tư này.

Trong thực tiễn có nhiều loại lâm sản thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm không được sử dụng vào mục đích thương mại vì vậy không có giá trên thị trường, do đó thiếu căn cứ để xác định giá trị và hiện chưa có văn bản quy phạm hướng dẫn thực hiện việc xác định giá trị tang vật trong những trường hợp này. Do vậy, đối với những trường hợp này, người có thẩm quyền phải linh hoạt, xác định các căn cứ để xác định giá trị tang vật vi phạm, kể cả việc căn cứ vào lời khai của đối tượng vi phạm để báo cáo Hội đồng xác định giá trị và kết luận về giá trị tang vật vi phạm.

  1. Về tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm:

Việc tạm giữ tang vật, phương tiện phải tuân thủ chặt chẽ quy định của pháp luật tại các Điều 125, Điều 126 LXLVPHC.

Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính

1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:

  1. Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật này;
  2. Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;
  3. Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định

tại khoản 6 Điều này.

  1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện quy định tại khoản 1 Điều này phải được chấm dứt ngay sau khi xác minh được tình tiết làm căn cứ quyết định xử phạt, hành vi vi phạm không còn gây nguy hiểm cho xã hội hoặc quyết định xử phạt được thi hành.

Trường hợp được nộp tiền phạt nhiều lần theo quy định tại Điều 79 của Luật này, sau khi nộp tiền phạt lần đầu thì người vi phạm được nhận lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ.

  1. Người có thẩm quyền áp dụng hình thức xử phạt tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính quy định tại Chương II Phần thứ hai của Luật này thì có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
  2. Trong trường hợp có căn cứ để cho rằng nếu không tạm giữ ngay thì tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

bị tẩu tán, tiêu hủy thì thủ trưởng trực tiếp của chiến sĩ cảnh sát nhân dân, cảnh sát viên cảnh sát biển, bộ đội biên phòng, kiểm lâm viên, công chức hải quan, kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ phải tạm giữ ngay tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi lập biên bản, người lập biên bản phải báo cáo thủ trưởng của mình là người có thẩm quyền tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được quy định tại khoản 1 Điều này để xem xét ra quyết định tạm giữ; đối với trường hợp tang vật là hàng hóa dễ hư hỏng thì người tạm giữ phải báo cáo ngay thủ trưởng trực tiếp để xử lý, nếu để hư hỏng hoặc thất thoát thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp không ra quyết định tạm giữ thì phải trả lại ngay tang vật, phương tiện đã bị tạm giữ.

5. Người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có trách nhiệm bảo quản tang vật, phương tiện đó. Trong trường hợp tang vật, phương tiện bị mất, bán, đánh tráo hoặc hư hỏng, mất linh kiện, thay thế thì người ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện phải chịu trách nhiệm bồi thường và bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp tang vật, phương tiện bị tạm giữ phải được niêm phong thì phải tiến hành ngay trước mặt người vi phạm; nếu người vi phạm vắng mặt thì phải tiến hành niêm phong trước mặt đại diện gia đình, đại diện tổ chức, đại diện chính quyền và người chứng kiến.

Việc tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có quyết định bằng văn bản kèm theo biên bản tạm giữ và phải giao cho người vi phạm, đại diện tổ chức vi

phạm 01 bản.

  1. Trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xử phạt có quyền tạm giữ một trong các loại giấy tờ theo thứ tự: giấy phép lái xe hoặc giấy phép lưu hành phương tiện hoặc giấy tờ cần thiết khác có liên quan đến tang vật, phương tiện cho đến khi cá nhân, tổ chức đó chấp hành xong quyết định xử phạt. Nếu cá nhân, tổ chức vi phạm không có giấy tờ nói trên, thì người có thẩm quyền xử phạt có thể tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 10 Điều này.
  2. Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì có thể bị tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt. Việc tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề trong thời gian chờ ra quyết định không làm ảnh hưởng quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề của cá nhân, tổ chức đó.
  3. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 66 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằng văn

bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.

  1. Mọi trường hợp tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề phải được lập thành biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, tình trạng của tang vật, phương tiện bị tạm giữ và phải có chữ ký của người ra quyết định tạm giữ, người vi phạm; trường hợp không xác định được người vi phạm, người vi phạm vắng mặt hoặc không ký thì phải có chữ ký của 02 người làm chứng. Biên bản phải được lập thành 02 bản, người có thẩm quyền tạm giữ 01 bản, người vi phạm giữ 01 bản.
  2. Đối với phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có địa chỉ rõ ràng, có điều kiện bến bãi, bảo quản phương tiện hoặc khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh thì có thể được giữ phương tiện vi phạm dưới sự quản lý của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Chính phủ quy định chi tiết khoản này.

Lưu ý 1: Nghị định số 115/2013/NĐ-CP ngày 03/10/2013 của Chính phủ quy định về quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ; tịch thu theo thủ tục hành chính.

NĐ 115. Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

  1. Nghị định này quy định về chế độ quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính (sau đây viết gọn là tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu); trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan và người quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu; quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu.
  2. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là tiền Việt Nam, ngoại tệ, giấy tờ, tài liệu, chứng từ liên quan đến tài sản, chứng chỉ có giá, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý, ma túy, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, vật có giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, bảo vật quốc gia, cổ vật, hàng lâm sản quý hiếm, các loại động vật, thực vật, hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng, vật thuộc loại cấm lưu hành và các loại tài sản đặc biệt khác không áp dụng Nghị định này, mà áp dụng theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính.
  • Hàng lâm sản quý hiếm, các loại động vật, thực vật, hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng, vật thuộc loại cấm lưu hành và các loại tài sản đặc biệt khác không áp dụng Nghị định này, mà áp dụng theo quy định của LXLVPHC.
  • Chế độ quản lý, bảo quản phương tiện bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp thì áp dụng quy định tại Nghị định này.

Lưu ý 2: Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính tính theo ngày bao gồm cả Thứ bảy và Chủ nhật, không tính theo ngày làm việc.

Lưu ý 3: Việc gia hạn thời hạn tạm giữ thực hiện tương tự việc gia hạn thời hạn ra quyết định xử phạt quy định tại Điều

66 LXLVPHC.

đ) Mẫu hồ sơ xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp:

Các văn bản (biên bản, quyết định) để xác minh các tình tiết vụ việc vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp được thực hiện theo Mẫu quy định tại NĐ 97.

  • Lưu ý 1: Đối với các văn bản cần thiết mà không có mẫu quy định tại Nghị định 97/2017/NĐ-CP như biên bản làm việc, biên bản ghi lời khai, trích yếu lý lịch đối tượng vi phạm v.v… thì có thể tham khảo Thông tư số 61/2017/TTBCA ngày 14/12/2017 quy định biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về điều tra hình sự của Bộ Công an để thực hiện.
  • Lưu ý 2: Mẫu biên bản số 15 ban hành theo Nghị định 97/2017/NĐ-CP là Mẫu biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính; Mẫu này có thể áp dụng cho việc xác minh nhiều nội dung như: Mức độ thiệt hại do vi phạm hành chính gây ra (diện tích, trạng thái rừng bị thiệt hại, khối lượng lâm sản là tang vật vi phạm; tình tiết giảm nhẹ; tình tiết tăng nặng v.v…)
  • Lưu ý 3: Sau khi đã lập biên bản vi phạm hành chính, đã xác minh các tình tiết vụ việc, làm rõ đối tượng, hành vi, tính chất, mức độ vi phạm; cán bộ thụ lý hoặc cán bộ pháp chế, bộ phận tham mưu đề xuất xử lý vi phạm cần có Báo cáo đề xuất, xử lý vi phạm (trong trường hợp Kiểm lâm xử lý) hoặc Đề xuất, Tờ trình xử lý vi phạm (trong trường hợp báo cáo Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xử lý). Báo cáo đề xuất hoặc Tờ trình xử lý vi phạm được lưu cùng hồ sơ xử lý vi phạm.

Nội dung Báo cáo đề xuất xử lý vi phạm hoặc Tờ trình xử lý vi phạm cần nêu tóm tắt vụ việc, nêu rõ hành vi vi phạm quy định tại Điều nào của NĐ35, có bao nhiêu hành vi vi phạm, đối tượng vi phạm, tính chất, mức độ vi phạm, căn cứ và đề xuất xử phạt, các biện pháp xử lý khác kèm theo (khắc phục hậu quả, phạt bổ sung v.v…).

Tham vấn xây dựng Sổ tay tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế Nguồn: Nguyễn Anh Thịnh/ USAID

Họp Kỹ thuật góp ý Sổ tay lần 2 – Nguồn: Nguyễn Anh Thịnh/ USAID

DANH MỤC MỘT SỐ BIỂU MẪU TRONG XỬ LÝ VPHC

(Ban hành kèm theo NĐ 97)

Mã số

Mẫu biểu

I. MẪU QUYẾT ĐỊNH

MQĐ01

Quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo thủ tục xử phạt không lập biên bản

MQĐ02

Quyết định xử phạt vi phạm hành chính (dùng cho cả trường hợp một hoặc nhiều cá nhân/tổ chức thực hiện một hoặc nhiều hành vi vi phạm hành chính)

MQĐ03

Quyết định hoãn thi hành quyết định phạt tiền

MQĐ04

Quyết định giảm/miễn phần còn lại (toàn bộ) tiền phạt vi phạm hành chính

MQĐ05

Quyết định về việc nộp tiền phạt nhiều lần

MQĐ06

Quyết định cưỡng chế khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập

MQĐ07

Quyết định cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản

MQĐ08

Quyết định cưỡng chế kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt

MQĐ09

Quyết định cưỡng chế thu tiền, tài sản để thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

MQĐ10

Quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả

MQĐ11

Quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính do không xác định được người vi phạm/ người vi phạm không đến nhận

MQĐ12

Quyết định tịch thu tang vật vi phạm hành chính (trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính)

MQĐ13

Quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả (trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính)

MQĐ14

Quyết định tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

MQĐ15

Quyết định thi hành một phần quyết định xử phạt vi phạm hành chính (trường hợp người bị xử phạt chết/ mất tích; tổ chức bị giải thể/phá sản)

MQĐ16

Quyết định tạm giữ người theo thủ tục hành chính

MQĐ17

Quyết định kéo dài thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính

MQĐ18

Quyết định chấm dứt việc tạm giữ người theo thủ tục hành chính

MQĐ19

Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề

MQĐ20

Quyết định kéo dài thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề

MQĐ21

Quyết định trả lại tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ

MQĐ22

Quyết định khám người theo thủ tục hành chính

MQĐ 23

Quyết định khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính

MQĐ24

Quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

MQĐ25

Quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là chỗ ở

MQĐ26

Quyết định chuyển hồ sơ vụ vi phạm hành chính có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự

MQĐ27

Quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

MQĐ28

Quyết định chấm dứt việc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

MQĐ29

Quyết định về việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính

MQĐ30

Quyết định về việc giao quyền cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

MQĐ31

Quyết định về việc giao quyền tạm giữ người theo thủ tục hành chính

MQĐ32

Quyết định sửa đổi, bổ sung quyết định xử phạt vi phạm hành chính

MQĐ33

Quyết định sửa đổi, bổ sung quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn

MQĐ34

Quyết định đính chính quyết định xử phạt vi phạm hành chính

MQĐ35

Quyết định đính chính quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn

MQĐ36

Quyết định hủy bỏ quyết định xử phạt vi phạm hành chính

MQĐ37

Quyết định hủy bỏ quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn

MQĐ38

Quyết định trưng cầu giám định

II. MẪU BIÊN BẢN

MBB01

Biên bản vi phạm hành chính

MBB02

Biên bản phiên giải trình trực tiếp

MBB03

Biên bản về việc cá nhân/tổ chức vi phạm không nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính

MBB04

Biên bản cưỡng chế kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt

MBB05

Biên bản cưỡng chế thu tiền, tài sản để thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

MBB06

Biên bản cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả

MBB07

Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề

MBB08

Biên bản trả lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ

MBB09

Biên bản tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

MBB10

Biên bản tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

MBB11

Biên bản bàn giao người bị tạm giữ theo thủ tục hành chính

MBB12

Biên bản khám người theo thủ tục hành chính

MBB13

Biên bản khám phương tiện vận tải, đồ vật theo thủ tục hành chính

MBB14

Biên bản khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

MBB15

Biên bản xác minh tình tiết của vụ việc vi phạm hành chính

MBB16

Biên bản niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ theo thủ tục hành chính

MBB17

Biên bản mở niêm phong tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ theo thủ tục hành chính

3. Lập hồ sơ trong trường hợp phát hiện hành vi vi phạm qua hoạt động kiểm tra nguồn gốc lâm sản, kiểm tra việc quản lý, bảo vệ rừng

a) Căn cứ để kiểm tra: Người có thẩm quyền căn cứ quy định Luật Lâm nghiệp và quy định tại các văn bản pháp luật có liên quan như TT27, NĐ06, NĐ156 v.v… để thực hiện hoạt động kiểm tra nguồn gốc lâm sản, kiểm tra công tác quản lý bảo vệ rừng của chủ rừng, chủ lâm sản.

Luật Lâm nghiệp: Điều 42. Kiểm tra nguồn gốc lâm sản

  1. Kiểm tra nguồn gốc lâm sản bao gồm hoạt động kiểm tra hồ sơ lâm sản, kiểm tra lâm sản trong quá trình khai thác, vận chuyển, chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, gây nuôi, trồng cấy nhân tạo, cất giữ lâm sản theo quy định của pháp luật.
  2. Việc kiểm tra nguồn gốc lâm sản được thực hiện theo kế hoạch hoặc đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
  3. Kiểm lâm các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chủ trì, phối hợp với lực lượng Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, Dân quân tự vệ, Quản lý thị trường, Hải quan và cơ quan, tổ chức liên quan trong việc đấu tranh phòng ngừa, kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
  4. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, lực lượng Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, dân quân tự vệ, quản lý thị trường, hải quan, cơ quan tư pháp và cơ quan, tổ chức liên quan phối hợp với Kiểm lâm thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
  5. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về hồ sơ lâm sản hợp pháp, trình tự, thủ tục quản lý nguồn gốc lâm sản.
  6. Nội dung, trình tự, thủ tục kiểm tra:

Nội dung, trình tự, thủ tục kiểm tra phải tuân thủ quy định của pháp luật, cụ thể quy định tại TT 27:

Quy định tại TT27: Chương V. Kiểm tra, truy xuất nguồn gốc lâm sản

Điều 36. Đối tượng, hình thức kiểm tra

  1. Đối tượng kiểm tra: tổ chức, cá nhân có hoạt động khai thác, vận chuyển, chế biến, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, cất giữ lâm sản và gây nuôi động vật rừng, đánh dấu mẫu vật, sản phẩm gỗ.
  2. Hình thức kiểm tra:
  3. Kiểm tra theo kế hoạch;
  4. Kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật quy định tại khoản 1 Điều 40 Thông tư này hoặc theo yêu cầu của Thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.

Điều 37. Thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra

1. Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy chữa cháy rừng, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm (sau đây viết tắt là Thủ trưởng cơ quan Kiểm lâm), trong phạm vi,

chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra.

2. Người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có thể giao quyền cho cấp phó của mình thực hiện thẩm quyền ban hành quyết định kiểm tra theo quy định của pháp luật. Điều 38. Nguyên tắc hoạt động kiểm tra

  1. Hoạt động kiểm tra của cơ quan Kiểm lâm do Tổ kiểm tra hoặc Đoàn kiểm tra (sau đây viết tắt là Tổ kiểm tra) thực hiện khi có quyết định của người có thẩm quyền.
  2. Trường hợp Tổ kiểm tra đang thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm quả tang thì phải áp dụng ngay các biện pháp ngăn chặn cần thiết và báo cáo theo quy định.
  3. Mọi trường hợp xác minh, kiểm tra nguồn gốc lâm sản phải thực hiện đúng trình tự, thủ tục kiểm tra theo quy định của pháp luật và phải lập biên bản kiểm tra. Trường hợp xác minh, kiểm tra nguồn gốc lâm sản, lập biên bản theo Mẫu số 05 kèm theo Thông tư này. Trường hợp kiểm tra khai thác lâm sản, lập biên bản theo Mẫu số 13 kèm theo Thông tư này.

Điều 40. Kiểm tra đột xuất 1. Căn cứ để kiểm tra đột xuất:

  1. Thông tin từ phương tiện thông tin đại chúng;
  2. Thông tin từ đơn thư khiếu nại, tố cáo hoặc tin báo

của tổ chức, cá nhân;

  1. Thông tin từ đơn yêu cầu xử lý vi phạm của tổ chức,

cá nhân;

  1. Thông tin từ phát hiện của công chức Kiểm lâm quản lý địa bàn hoặc công chức Kiểm lâm được giao nhiệm vụ

theo dõi, phát hiện vi phạm;

đ) Văn bản chỉ đạo của Thủ trưởng cơ quan quản lý Nhà

nước có thẩm quyền;

e) Khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật.

  1. Công chức Kiểm lâm thu thập, tiếp nhận thông tin về hành vi vi phạm pháp luật hoặc dấu hiệu vi phạm pháp luật phải báo cáo ngay Thủ trưởng cơ quan Kiểm lâm trực tiếp để xử lý thông tin.
  2. Căn cứ thông tin quy định tại khoản 1 Điều này, Thủ trưởng cơ quan Kiểm lâm có trách nhiệm xử lý thông tin, chỉ đạo kiểm tra, chịu trách nhiệm về quyết định của mình; chỉ đạo việc lập sổ theo dõi thông tin và tổ chức quản lý sổ theo dõi thông tin theo chế độ quản lý tài liệu mật.

Điều 41. Trình tự kiểm tra

  1. Công bố quyết định kiểm tra với đối tượng được kiểm tra hoặc người có liên quan của đối tượng được kiểm tra và người chứng kiến (nếu có).
  2. Yêu cầu đối tượng được kiểm tra hoặc người có liên quan của đối tượng được kiểm tra chấp hành quyết định kiểm tra của người có thẩm quyền và làm việc với Tổ kiểm tra.
  3. Tổ chức kiểm tra theo đúng nội dung của quyết định kiểm tra đã công bố. Trường hợp có vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm tra vượt quá thẩm quyền, Tổ kiểm tra phải báo cáo ngay với Thủ trưởng cấp trên để kịp thời xử lý.
  4. Kiểm tra vận chuyển lâm sản: Tổ kiểm tra chỉ được dừng phương tiện giao thông đang lưu thông để kiểm tra lâm sản khi có căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 40 Thông tư này. Hiệu lệnh dừng phương tiện có thể sử dụng

một loại hoặc sử dụng kết hợp còi, cờ hiệu Kiểm lâm, đèn pin.

  1. Kiểm tra lâm sản nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh tại cửa khẩu: Trong trường hợp cần xác minh nguồn gốc lâm sản nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh, Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh phối hợp với cơ quan Hải quan cửa khẩu tổ chức kiểm tra, xác minh nguồn gốc lâm sản theo quy định tại Thông tư này.
  2. Chủ cơ sở chế biến, mua bán lâm sản, cơ sở gây nuôi động vật rừng, chủ lâm sản hoặc người điều khiển phương tiện vận chuyển lâm sản phải chấp hành các yêu cầu kiểm tra của Tổ kiểm tra; xuất trình ngay hồ sơ về quản lý cơ sở chế biến, mua bán lâm sản, cơ sở gây nuôi động vật rừng và hồ sơ nguồn gốc lâm sản theo quy định tại Thông tư này. Điều 42. Nội dung kiểm tra

1. Đối với khai thác lâm sản:

  1. Việc chấp hành quy định của pháp luật trước khi khai thác; chấp hành quy định của pháp luật trong và sau quá trình khai thác; hồ sơ, tài liệu liên quan đến khai thác lâm sản;
  2. Đối với gỗ đã khai thác được vận xuất, vận chuyển về bãi tập trung: thực hiện kiểm tra về số lượng, khối lượng, loài gỗ, số hiệu gỗ, bảng kê lâm sản; hồ sơ khai thác theo quy định tại Mục 1 Chương III Thông tư này;
  3. Đối với lâm sản ngoài gỗ: kiểm tra về số lượng, khối lượng, tên loài, bảng kê lâm sản; hồ sơ khai thác theo quy định tại Mục 1 Chương III Thông tư này.

2. Đối với vận chuyển lâm sản:

a) Hồ sơ lâm sản theo quy định tại Mục 2, Mục 3 Chương

III Thông tư này;

b) Lâm sản hiện có trên phương tiện vận chuyển.

  1. Đối với cơ sở chế biến, mua bán gỗ, thực vật rừng ngoài gỗ:
  2. Hồ sơ lâm sản theo quy định tại khoản 1 Điều 31

Thông tư này;

  1. Lâm sản hiện có tại cơ sở;
  2. Việc lưu trữ hồ sơ lâm sản.
  3. Đối với lâm sản nhập khẩu, xuất khẩu, vận chuyển quá cảnh:
  4. Hồ sơ lâm sản theo quy định tại Điều 17 và Mục 3

Chương III Thông tư này;

  1. Lâm sản hiện có tại cửa khẩu.
  2. Đối với cơ sở nuôi, chế biến mẫu vật các loài động vật rừng:

a) Hồ sơ động vật rừng gây nuôi theo quy định tại khoản

2 Điều 31 Thông tư này;

b) Động vật rừng đang nuôi.

6. Đối với nơi cất giữ lâm sản:

a) Hồ sơ lâm sản tại nơi cất giữ theo quy định tại Điều

32 Thông tư này;

b) Lâm sản hiện có tại nơi cất giữ.

  1. Lập hồ sơ kiểm tra: Người có thẩm quyền tiến hành kiểm tra nguồn gốc lâm sản, kiểm tra khai thác lâm sản, khi kiểm tra thì lập biên bản kiểm tra theo Mẫu quy định tại TT 27. Qua kiểm tra nếu phát hiện có hành vi vi phạm thì áp dụng các biện pháp ngăn chặn cần thiết và lập hồ sơ để xem xét xử lý hành vi vi phạm đó.
  2. Lập hồ sơ xử lý vi phạm: Qua quá trình kiểm tra, nếu phát hiện có hành vi vi phạm thì người có thẩm quyền lập hồ sơ xử lý vi phạm như đã hướng dẫn tại phần 1 trên đây.

4. Một số lưu ý khi lập hồ sơ xử lý VPHC trong lĩnh vực Lâm nghiệp

  1. Phải có hành vi vi phạm hành chính theo quy định

của pháp luật

Điểm d khoản 1 Điều 3 LXLVPHC quy định: Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định. Vì vậy, chỉ khi hành vi vi phạm được quy định tại NĐ35 (phải là một trong những hành vi quy định tại các điều từ Điều 7 đến Điều 24 NĐ35) thì mới xem xét lập hồ sơ để xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp. Có những hành vi tuy chưa thực hiện đúng quy định của pháp luật nhưng không được quy định trong Nghị định 35 thì không phải là hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp.

Ví dụ: Hành vi ngược đãi động vật rừng trong các rạp xiếc, vườn thú không phải là vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp do pháp luật hiện hành không có quy định đó là hành vi vi phạm hành chính.

  1. Buộc chấm dứt hành vi vi phạm:

Khi phát hiện hành vi vi phạm quả tang hoặc phát hiện hành vi vi phạm qua hoạt động kiểm tra nguồn gốc lâm sản, kiểm tra khai thác, chế biến lâm sản, kiểm tra gây nuôi động vật rừng v.v..; người có thẩm quyền phải lưu ý thực hiện ngay nội dung yêu cầu buộc đình chỉ, chấm dứt ngay hành vi vi phạm, áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật và lập biên bản, hồ sơ xử lý vi phạm. Việc buộc chấm dứt hành vi vi phạm có thể thực hiện bằng lời nói, còi, hiệu lệnh, văn bản hoặc hình thức khác.

  1. Thời hạn, thời hiệu xử lý vi phạm hành chính:Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính quy định tại Điều 6 LXLVPHC: thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp là 2 năm. Thời điểm để tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp được quy định như sau:
  • Đối với vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.
  • Đối với vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm phát hiện hành vi vi phạm.
  • Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân do cơ quan tiến hành tố tụng chuyển đến thì thời hiệu được áp dụng theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 6

LXLVPHC. Thời gian cơ quan tiến hành tố tụng thụ lý, xem xét được tính vào thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính.

  • Trong thời hạn được quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 6 LXLVPHC mà cá nhân, tổ chức cố tình trốn tránh, cản trở việc xử phạt thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt hành vi trốn tránh, cản trở việc xử phạt.

d) Độ tuổi của đối tượng vi phạm:

Điều 22 LXLVPHC quy định: “Cảnh cáo được áp dụng đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không nghiêm trọng, có tình tiết giảm nhẹ và theo quy định thì bị áp dụng hình thức xử phạt cảnh cáo hoặc đối với mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện. Cảnh cáo được quyết định bằng văn bản”.

Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính quy định tại NĐ35 không quy định hình thức phạt cảnh cáo. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 22 LXLVPHC thì mọi hành vi vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện thì đều áp dụng hình thức phạt cảnh cáo nên khi lập hồ sơ xử lý vi phạm cần lưu ý đến quy định này, việc xác định tuổi của đối tượng được tính đến ngày, tháng, năm sinh.

đ) Lưu ý đến các trường hợp không phải chịu trách

nhiệm hành chính

Khi lập hồ sơ xử lý vi phạm hành chính, cần lưu ý đến các tình huống không phải chịu trách nhiệm hành chính. Cụ thể, Điều 11 LXLVPHC quy định:

  1. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong tình thế cấp thiết.
  2. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do phòng vệ chính đáng.
  3. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất ngờ.
  4. Thực hiện hành vi vi phạm hành chính do sự kiện bất khả kháng.
  5. Người thực hiện hành vi vi phạm hành chính không có năng lực trách nhiệm hành chính; người thực hiện hành vi vi phạm hành chính chưa đủ tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 của LXLVPHC.

e) Lưu ý đến các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng

NĐ35 không quy định các tình tiết giảm nhẹ khác, vì vậy, các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng khi xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp thực hiện theo quy định tại Điều 9 và Điều 10 LXLVPHC, trong đó lưu ý các tình tiết thường gặp trong lĩnh vực Lâm nghiệp sau:

Về tình tiết giảm nhẹ:

  1. Người vi phạm hành chính đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại;
  2. Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi; tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính;
  3. Vi phạm hành chính trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người khác gây ra; vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
  4. Vi phạm hành chính do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần;
  5. Người vi phạm hành chính là phụ nữ mang thai, người già yếu, người có bệnh hoặc khuyết tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;
  6. Vi phạm hành chính vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không do mình gây ra;

7. Vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu; Về tình tiết tăng nặng:

1. Những tình tiết sau đây là tình tiết tăng nặng:

  1. Vi phạm hành chính có tổ chức;
  2. Vi phạm hành chính nhiều lần; tái phạm;
  3. Xúi giục, lôi kéo, sử dụng người chưa thành niên vi phạm; ép buộc người bị lệ thuộc vào mình về vật chất, tinh thần thực hiện hành vi vi phạm hành chính;
  4. Lăng mạ, phỉ báng người đang thi hành công vụ; vi

phạm hành chính có tính chất côn đồ;

đ) Vi phạm trong thời gian đang chấp hành hình phạt của bản án hình sự hoặc đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính;

i) Tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm hành chính mặc dù

người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi đó;

  1. Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che giấu vi

phạm hành chính;

  1. Vi phạm hành chính có quy mô lớn, số lượng hoặc trị giá hàng hóa lớn.

Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng theo quy định nêu trên phần lớn là các tình tiết định tính, không có định lượng nên sẽ khó khăn khi áp dụng, ví dụ không có định lượng như thế nào là hoàn cảnh đặc biệt khó khăn hoặc như thế nào là trình độ lạc hậu; đến mức độ nào là vi phạm hành chính có quy mô lớn, số lượng hoặc trị giá hàng hóa lớn. Ngoài ra, chú ý tới tình tiết giảm nhẹ áp dụng đối với đối tượng vi phạm hành chính là phụ nữ có thai (đây là dấu hiệu không phải lúc nào cũng nhận biết được).

Vì vậy, khi lập hồ sơ xử lý vi phạm hành chính, đặc biệt khi đối tượng vi phạm là người dân ở vùng núi vùng sâu, vùng xa, thuộc dân tộc ít người thì phải thể hiện các nội dung này trong biên bản làm việc, biên bản lấy lời khai v.v… để người đề xuất xử lý vi phạm hoặc người có thẩm quyền xử lý vi phạm sẽ xem xét áp dụng các tình tiết tăng năng, giảm nhẹ trong quá trình xử lý vi phạm.

g) Lưu ý đến thời gian lập hồ sơ xử lý vi phạm hành

chính

Quá trình lập hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, người thụ lý vụ việc cần lưu ý việc bảo đảm thời hạn ra quyết định xử phạt quy định tại Điều 66 LXLVPHC.

Điều 66. Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính

  1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Đối với vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp mà không thuộc trường hợp giải trình hoặc đối với vụ việc thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật này thì thời hạn ra quyết định xử phạt tối đa là 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản.

Trường hợp vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức tạp và thuộc trường hợp giải trình theo quy định tại đoạn 2 khoản 2 và khoản 3 Điều 61 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh, thu thập chứng cứ thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.

  1. Quá thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này hoặc khoản 3 Điều 63 của Luật này, người có thẩm quyền xử phạt không ra quyết định xử phạt nhưng vẫn quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này, quyết định tịch thu sung vào ngân sách Nhà nước hoặc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành.

Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nếu có lỗi trong việc để quá thời hạn mà không ra quyết định xử phạt thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.

III. XỬ PHẠT VPHC TRONG LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP

1. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp

a) Xác định thẩm quyền:

Điều 52 LXLVPHC: Nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả

1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người được quy định tại các điều từ 38 đến 51 của Luật này

là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân và được xác định theo tỉ lệ phần trăm quy định tại Luật này đối với chức danh đó.

Trong trường hợp phạt tiền đối với vi phạm hành chính trong khu vực nội thành thuộc các lĩnh vực quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 23 của Luật này, thì các chức danh có thẩm quyền phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính do Chính phủ quy định cũng có thẩm quyền xử phạt tương ứng với mức tiền phạt cao hơn đối với các hành vi vi phạm hành chính do Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương quy định áp dụng trong nội thành.

  1. Thẩm quyền phạt tiền quy định tại khoản 1 Điều này được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể.
  2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước ở địa phương.

Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các điều từ 39 đến 51 của Luật này có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực, ngành mình quản lý.

Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người, thì việc xử phạt vi phạm hành chính do người thụ lý đầu tiên thực hiện.

  1. Trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều hành

vi vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được xác định theo nguyên tắc sau đây:

  1. Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó;
  2. Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt;
  3. Nếu hành vi thuộc thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của nhiều người thuộc các ngành khác nhau, thì thẩm quyền xử phạt thuộc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền xử phạt nơi xảy ra vi phạm.

Lưu ý: Theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 52 LXL VPHC thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính căn cứ vào trị giá tang vật hoặc giá trị của phương tiện, không căn cứ vào tổng trị giá của tang vật và phương tiện để xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.

Ví dụ: Đối tượng vận chuyển lâm sản trái pháp luật sử dụng phương tiện có trị giá là 15.000.000 đồng, giá trị tang vật là thực vật rừng ngoài gỗ trị giá 20.000.000 đồng, mức phạt tối đa theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 22 NĐ35 là 25.000.000 đồng. Căn cứ quy định tại Điều 52 LXLVPHC, Điều 26 NĐ35, hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động và PCCCR.

b) Thẩm quyền xử phạt:

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp quy định tại Chương III NĐ35.

Lưu ý 1: Việc phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp quy định tại Điều 34 NĐ35. Theo đó, người có thẩm quyền xử phạt thuộc các cơ quan Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Quản lý thị trường, Hải quan không có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với tất cả các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này.

NĐ35. Chương III. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính

Điều 26. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Kiểm lâm.

Điều 27. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp.

Điều 28. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực Lâm nghiệp.

Điều 29. Thẩm quyền xử phạt của Công an nhân dân.

Điều 30. Thẩm quyền xử phạt của Bộ đội Biên phòng. Điều 31. Thẩm quyền xử phạt của Cảnh sát biển.

Điều 32. Thẩm quyền xử phạt của Quản lý thị trường.

Điều 33. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Hải quan.

Điều 34. Phân định thẩm quyền xử phạt.

  1. Những người có thẩm quyền của Kiểm lâm, Ủy ban nhân dân các cấp, Thanh tra chuyên ngành, Công an nhân dân có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này theo thẩm quyền quy định tại Điều 26, Điều 27, Điều 28 và Điều 29 của Nghị định này thuộc phạm vi quản lý và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
  2. Những người có thẩm quyền của lực lượng Bộ đội Biên phòng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 13, Điều 17, Điều 20, Điều 21, Điều 22, Điều 23 và Điều 24 theo thẩm quyền quy định tại Điều 30 của Nghị định này thuộc phạm vi quản lý và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
  3. Những người có thẩm quyền của lực lượng Cảnh sát biển có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 22, Điều 23 và Điều 24 theo thẩm quyền quy định tại Điều 31 của Nghị định này thuộc phạm vi quản lý và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
  4. Những người có thẩm quyền của lực lượng Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có

quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm quy định tại Điều 23, Điều 24 theo thẩm quyền quy định tại Điều 32 của Nghị định này thuộc phạm vi quản lý và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

5. Những người có thẩm quyền của lực lượng Hải quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính, có quyền áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 22 và Điều 23 theo thẩm quyền quy định tại Điều 33 của Nghị định này thuộc phạm vi quản lý và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Lưu ý 2: Trường hợp chủ tịch UBND các cấp quyết định xử phạt vi phạm hành chính thì cơ quan Kiểm lâm cùng cấp là cơ quan tham mưu để ra quyết định xử phạt. Việc các cơ quan khác như cơ quan Công an, Biên phòng, Hải quan… tham mưu, trình Chủ tịch UBND các cấp ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp là không đúng theo quy định tại khoản 4 Điều 27 NĐ35.

Khoản 4 Điều 27 NĐ35: Cơ quan Kiểm lâm các cấp ở địa phương có trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp trong việc xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền quy định tại Điều này.

Lưu ý 3: Xác định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành thực hiện theo quy định tại Điều 52 LXLVPHC. Trong trường hợp một hành vi vi phạm hành chính gây thiệt hại nhiều loại rừng: rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng hoặc tang vật vi phạm gồm nhiều loại lâm sản khác nhau hoặc hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật đối với nhiều loại gỗ khác nhau (gỗ thuộc loài thông thường, gỗ thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIA…) nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, thì xác định tiền phạt của hành vi vi phạm theo từng loại rừng hoặc từng loại lâm sản. Theo đó, căn cứ vào hình thức xử phạt (mức phạt cao nhất đối với từng loại rừng hoặc từng loại lâm sản), hình phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng loại rừng để xác định thẩm quyền xử phạt, không căn cứ vào tổng mức phạt đối với các loại rừng hoặc các loại lâm sản để xác định thẩm quyền xử phạt.

Ví dụ 1: Đối tượng vi phạm phá 400 m2 rừng sản xuất (mức phạt cao nhất trong khung là 7.000.000 đồng và 600 m2 rừng phòng hộ (mức phạt cao nhất trong khung là 25.000.0000 đồng), tổng 02 mức phạt cao nhất của vụ việc là 32.000.000 đồng, thì mức phạt cao nhất 25.000.000 đồng tính trên diện tích 600 m2 rừng phòng hộ bị phá trái pháp luật được làm căn cứ để xác định thẩm quyền xử phạt của cả vụ vi phạm thuộc Hạt trưởng, Đội trưởng Kiểm lâm.

Ví dụ 2: Cơ quan Kiểm lâm phát hiện đối tượng vận chuyển trái pháp luật 03 m3 (01 m3 gỗ thuộc loài thông thường, 02 m3 gỗ thuộc Danh mục động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA), mức phạt cao nhất đối với hành vi vận chuyển trái pháp luật 01 m3 gỗ thuộc loài thông thường là 15.000.000 đồng (khoản 1 Điều 22 NĐ35), mức phạt cao nhất đối với hành vi vận chuyển trái pháp luật 02 m3 gỗ thuộc Danh mục động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB là 25.000.000 đồng (khoản 2 Điều 22 NĐ35), tổng mức phạt cao nhất đối với vụ vi phạm này là 40.000.000 đồng. Mức phạt cao nhất đối với một hành vi là 25.000.000 đồng đối với hành vi vận chuyển trái phép 02 m3 gỗ thuộc Danh mục động vật rừng, thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB làm căn cứ để xác định thẩm quyền xử phạt VPHC, theo đó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, Đội trưởng Đội kiểm lâm cơ động và PCCCR có thẩm quyền xử phạt đối với vụ vi phạm này.

Lưu ý 4: Thẩm quyền ra quyết định xử phạt:

Pháp luật hiện hành không quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của viên chức Kiểm lâm, vì vậy viên chức Kiểm lâm không có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp.

Điều 7 Nghị định 01/2019/NĐ-CP ngày 01/01/2019 quy định, nhiệm vụ, quyền hạn của công chức Kiểm lâm

1. Công chức Kiểm lâm khi thi hành công vụ thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định tại Nghị định này và theo quy định của pháp luật; mặc đồng phục, đeo cấp hiệu, kiểm lâm hiệu, biển tên theo quy định.

3. Xử lý vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính. Thủ trưởng Kiểm lâm trung ương, Thủ trưởng Kiểm lâm vùng, Thủ trưởng Kiểm lâm cấp tỉnh, Thủ trưởng Kiểm lâm cấp huyện, Thủ trưởng Kiểm lâm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ có thẩm quyền khởi tố, điều tra vụ án hình sự hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực Lâm nghiệp theo quy định của pháp luật.

Theo đó, một số trường hợp đặc biệt khi chỉ có Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm là công chức, Phó Hạt trưởng là viên chức thì chỉ Hạt trưởng hạt Kiểm lâm là công chức Kiểm lâm mới có thẩm quyền ra quyết định xử phạt, không thực hiện giao quyền xử phạt cho cấp phó trong trường hợp cấp phó không phải là công chức Kiểm lâm.

Ví dụ: Hạt Kiểm lâm 06 Vườn quốc gia trực thuộc Tổng cục Lâm nghiệp, chỉ có Hạt trưởng là công chức, Phó Hạt trưởng là viên chức.

c) Áp dụng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp:

Áp dụng xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp quy định tại Điều 6 NĐ35. Theo đó, người báo cáo, đề xuất xử phạt và người ra quyết định xử phạt cần xem xét kỹ các quy định tại Điều này và các quy định khác có liên quan để ban hành quyết định xử phạt.

Điều 6. Áp dụng xử phạt vi phạm hành chính

  1. Hành vi vi phạm hành chính đối với gỗ, thực vật rừng ngoài gỗ thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, thì áp dụng xử phạt hành vi vi phạm như đối với gỗ, thực vật rừng ngoài gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA.
  2. Hành vi vi phạm hành chính đối với các loài thuộc Phụ lục I Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, thì áp dụng xử phạt hành vi vi phạm như đối với thực vật rừng, động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I. Hành vi vi phạm hành chính đối với các loài thuộc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, thì áp dụng xử phạt hành vi vi phạm như đối với thực vật rừng, động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm II.
  1. Hành vi vi phạm đối với động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB, IIB hoặc động vật hoang dã thuộc Phụ lục I, II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp nhưng thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, thì áp dụng xử lý như động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
  2. Hành vi vi phạm pháp luật do cơ quan tiến hành tố tụng hình sự thụ lý, giải quyết nhưng sau đó lại có quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra hoặc quyết định đình chỉ vụ án chuyển sang xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 63 Luật xử lý vi phạm hành chính, thì căn cứ tính chất, mức độ, hậu quả hành vi vi phạm để áp dụng xử phạt hành vi vi phạm theo quy định tại Nghị định này. Trường hợp tang vật vi phạm là động vật thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ thì áp dụng xử phạt như động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB.

Đối với hành vi vi phạm vượt quá mức tối đa xử phạt vi phạm hành chính thì áp dụng khung xử phạt bằng tiền cao nhất quy định đối với hành vi vi phạm đó để xử phạt.

  1. Trường hợp một hành vi vi phạm hành chính gây thiệt hại nhiều loại rừng: rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng hoặc tang vật vi phạm gồm nhiều loại lâm sản khác nhau nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình

sự, thì xác định tiền phạt của hành vi vi phạm theo từng loại rừng hoặc từng loại lâm sản.

  1. Hành vi vi phạm đối với rừng đã quy hoạch cho mục đích khác, nhưng chưa được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định chuyển mục đích sử dụng rừng, thì áp dụng xử phạt theo quy định đối với loại rừng tương ứng trước khi quy hoạch cho mục đích khác.
  2. Hành vi vi phạm gây thiệt hại đối với lâm sản của chủ rừng do chủ rừng phát hiện thì chủ rừng tiến hành lập biên bản kiểm tra, bảo vệ hiện trường, bảo quản tang vật và báo cáo, bàn giao trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày phát hiện vi phạm cho cơ quan, người có thẩm quyền, đồng thời phối hợp với cơ quan, người có thẩm quyền để xử phạt hành vi vi phạm theo quy định tại Nghị định này. Đối với lâm sản tịch thu là lâm sản do chủ rừng tự bỏ vốn đầu tư để trồng thì trả lại cho chủ rừng.
  3. Đối với tang vật, phương tiện đang bị tạm giữ do bị chiếm đoạt, sử dụng trái phép để vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu, thì áp dụng xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều 126 Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Lưu ý: Trường hợp một hành vi có thể áp dụng quy định xử phạt vi phạm hành chính theo các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực khác nhau thì thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 2 NĐ81 và Điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (BHVBQPPL) để xác định áp dụng xử phạt.

  • Khoản 5 Điều 2 NĐ81, quy định:

“5. Hành vi vi phạm hành chính phải được quy định tại các nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước tương ứng, phù hợp với tính chất vi phạm của hành vi đó. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực này nhưng do tính chất vi phạm đặc thù của hành vi đó, thì có thể quy định và xử phạt trong nghị định xử phạt vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực khác. Trong trường hợp này, hình thức, mức xử phạt quy định phải thống nhất với quy định tại Nghị định xử phạt vi phạm hành chính của lĩnh vực quản lý Nhà nước tương ứng.”.

  • Điều 156. Luật BHVBQPPL, quy định:
  1. Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực.

Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Trong trường hợp quy định của văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó.

  1. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn.
  2. Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau.
  3. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật mới không quy định trách nhiệm pháp lý hoặc quy định trách nhiệm pháp lý nhẹ hơn đối với hành vi xảy ra, trước ngày văn bản có hiệu lực thì áp dụng văn bản mới.

5. Việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật trong nước không được cản trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật trong nước và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó, trừ Hiến pháp.

Ví dụ: Hành vi vận chuyển hàng lâm sản trái pháp luật mà lâm sản là hàng cấm thì Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Nghị định số 124/2015/NĐ-CP, ngày 19/11/2015 sửa đổi bổ sung Nghị định số 185/2013/NĐ cũng có quy định xử phạt đối với việc vận chuyển hàng cấm.

Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 5 Điều 2 NĐ81 và khoản 3 Điều 156 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì sẽ áp dụng quy định tại NĐ35 ban hành năm 2019 để xử phạt vi phạm hành chính.

d) Mẫu và nội dung quyết định xử phạt.

Mẫu quyết định xử phạt: Cách thức in ấn, sử dụng Mẫu quyết định xử phạt được quy định tại Phụ lục ban hành theo NĐ97.

Nội dung quyết định xử phạt quy định tại Điều 68 LXLVPHC.

Điều 68 LXLVPHC: Nội dung quyết định xử phạt vi phạm hành chính

  1. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải bao gồm

các nội dung chính sau đây:

  1. Địa danh, ngày, tháng, năm ra quyết định;
  2. Căn cứ pháp lý để ban hành quyết định;
  3. Biên bản vi phạm hành chính, kết quả xác minh, văn bản giải trình của cá nhân, tổ chức vi phạm hoặc biên bản họp giải trình và tài liệu khác (nếu có);
  4. Họ, tên, chức vụ của người ra quyết định;

đ) Họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc

tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm;

  1. Hành vi vi phạm hành chính; tình tiết giảm nhẹ, tình

tiết tăng nặng;

  1. Điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng;
  2. Hình thức xử phạt chính; hình thức xử phạt bổ sung,

biện pháp khắc phục hậu quả (nếu có);

  1. Quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định xử phạt

vi phạm hành chính;

  1. Hiệu lực của quyết định, thời hạn và nơi thi hành

quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nơi nộp tiền phạt;

  1. Họ tên, chữ ký của người ra quyết định xử phạt vi

phạm hành chính;

  1. Trách nhiệm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và việc cưỡng chế trong trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính không tự nguyện chấp hành.
  2. Thời hạn thi hành quyết định là 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt; trường hợp quyết định xử phạt có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.
  3. Trường hợp ban hành một quyết định xử phạt vi phạm

hành chính chung đối với nhiều cá nhân, tổ chức cùng thực hiện một hành vi vi phạm hoặc nhiều cá nhân, tổ chức thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính khác nhau trong cùng một vụ vi phạm thì nội dung hành vi vi phạm, hình thức, mức xử phạt đối với từng cá nhân, tổ chức phải xác định cụ thể, rõ ràng.

  1. Giao quyết định xử phạt

Việc giao quyết định xử phạt hoặc chuyển quyết định xử phạt để tổ chức thi hành được thực hiện theo quy định tại Điều 70 hoặc Điều 71 LXLVPHC.

Điều 70 LXLVPHC: Gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính để thi hành

Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính có lập biên bản, người có thẩm quyền đã ra quyết định xử phạt phải gửi cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt, cơ quan thu tiền phạt và cơ quan liên quan khác (nếu có) để thi hành.

Quyết định xử phạt vi phạm hành chính được giao trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm và thông báo cho cá nhân, tổ chức bị xử phạt biết.

Đối với trường hợp quyết định được giao trực tiếp mà cá nhân, tổ chức vi phạm cố tình không nhận quyết định thì người có thẩm quyền lập biên bản về việc không nhận quyết định có xác nhận của chính quyền địa phương và được coi là quyết định đã được giao.

Đối với trường hợp gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm, nếu sau thời hạn 10 ngày, kể từ ngày quyết định xử phạt đã được gửi qua đường bưu điện đến lần thứ ba mà bị trả lại do cá nhân, tổ chức vi phạm cố tình không nhận;

quyết định xử phạt đã được niêm yết tại nơi cư trú của cá nhân, trụ sở của tổ chức bị xử phạt hoặc có căn cứ cho rằng người vi phạm trốn tránh không nhận quyết định xử phạt thì được coi là quyết định đã được giao.

Điều 71. Chuyển quyết định xử phạt để tổ chức thi hành

  1. Trong trường hợp cá nhân, tổ chức thực hiện vi phạm hành chính ở địa bàn cấp tỉnh này nhưng cư trú, đóng trụ sở ở địa bàn cấp tỉnh khác và không có điều kiện chấp hành quyết định xử phạt tại nơi bị xử phạt thì quyết định xử phạt được chuyển đến cơ quan cùng cấp nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở để tổ chức thi hành; nếu nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở không có cơ quan cùng cấp thì quyết định xử phạt được chuyển đến Ủy ban nhân dân cấp huyện để tổ chức thi hành.
  2. Trong trường hợp vi phạm hành chính xảy ra ở địa bàn cấp huyện này nhưng cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở ở địa bàn cấp huyện khác và thuộc phạm vi một tỉnh ở miền núi, hải đảo, vùng xa xôi, hẻo lánh mà việc đi lại gặp khó khăn và cá nhân, tổ chức vi phạm không có điều kiện chấp hành quyết định xử phạt tại nơi bị xử phạt thì quyết định xử phạt được chuyển đến cơ quan cùng cấp nơi cá nhân cư trú, tổ chức đóng trụ sở để tổ chức thi hành.
  3. Cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có trách nhiệm chuyển toàn bộ hồ sơ, giấy tờ liên quan; tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (nếu có) cho cơ quan tiếp nhận quyết định xử phạt để thi hành theo quy định của Luật này. Cá nhân, tổ chức vi phạm có trách nhiệm trả chi phí vận chuyển hồ sơ, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
  1. Thực hiện quyết định xử phạt

Việc thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại Điều 73 LXLVPHC; thời hiệu thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện theo quy định tại Điều 74 LXLVPHC; hoãn thi hành quyết định phạt tiền được thực hiện theo quy định tại Điều 76 LXLVPHC; giảm, miễn tiền phạt được thực hiện theo quy định tại Điều 77 LXLVPHC.

  1. Cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt

Việc cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp được thực hiện theo quy định chung về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại các Điều 86, Điều 87, Điều 88 LXLVPHC và Nghị định số 166/2013/NĐ-CP của Chính phủ về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Theo đó, trong lực lượng Kiểm lâm chỉ có Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Cục trưởng Cục Kiểm lâm mới có thẩm quyền quyết định cưỡng chế. Việc tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đòi hỏi phải rất chặt chẽ về trình tự, thủ tục đúng theo quy định của pháp luật.

  1. Một số lưu ý

Lưu ý 1: Trong một số trường hợp việc ban hành Quyết định xử phạt VPHC có sai sót về kỹ thuật soạn thảo hoặc sai sót về nội dung thì phải sửa đổi, bổ sung hoặc đính chính được quy định cụ thể tại khoản 8 Điều 1 NĐ97.

Điều 6a. Sửa đổi, bổ sung, đính chính quyết định về xử lý vi phạm hành chính

1. Quyết định về xử lý vi phạm hành chính được sửa đổi, bổ sung khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  1. Có sai sót về kỹ thuật soạn thảo làm ảnh hưởng đến

nội dung của quyết định;

  1. Có sai sót về nội dung nhưng không làm thay đổi cơ

bản nội dung của quyết định.

  1. Quyết định về xử lý vi phạm hành chính được đính chính khi có sai sót về kỹ thuật soạn thảo mà không làm ảnh hưởng đến nội dung của quyết định.
  2. Khi phát hiện quyết định về xử lý vi phạm hành chính có sai sót thuộc các trường hợp quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này, người đã ban hành quyết định về xử lý vi phạm hành chính tự mình hoặc theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan, đơn vị của người đó có trách nhiệm sửa đổi, bổ sung hoặc đính chính những nội dung sai sót trong quyết định.
  3. Quyết định sửa đổi, bổ sung, văn bản đính chính quyết định về xử lý vi phạm hành chính là những văn bản gắn liền với quyết định về xử lý vi phạm hành chính đã được ban hành và được lưu trong hồ sơ xử lý vi phạm hành chính.

Điều 6b. Hủy bỏ, ban hành quyết định mới về xử lý vi phạm hành chính

1. Người đã ban hành quyết định về xử lý vi phạm hành chính phải hủy bỏ toàn bộ nội dung quyết định khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Có vi phạm quy định pháp luật về thẩm quyền, thủ tục xử lý vi phạm hành chính;

  1. Ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 65 Luật xử lý vi phạm hành chính;
  2. Giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính quy định tại khoản 10 Điều 12 Luật xử lý vi phạm hành chính;
  3. Có quyết định khởi tố vụ án của cơ quan tiến hành tố tụng hình sự đối với vụ việc vi phạm có dấu hiệu tội phạm theo quy định tại khoản 3 Điều 62 Luật xử lý vi phạm hành chính.

2. Tùy thuộc vào tính chất, mức độ sai sót, người đã ban hành quyết định về xử lý vi phạm hành chính phải hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ nội dung quyết định khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  1. Có sai sót về nội dung làm thay đổi cơ bản nội dung

của quyết định;

  1. Quyết định giải quyết khiếu nại của người hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại được ban hành dẫn đến việc thay đổi căn cứ, nội dung của quyết định về xử lý vi phạm hành chính.

3. Trong các trường hợp sau đây, nếu có căn cứ để ban hành quyết định mới về xử lý vi phạm hành chính thì người đã ban hành quyết định phải ban hành quyết định mới hoặc chuyển người có thẩm quyền ban hành quyết định mới:

  1. Các trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản

1, khoản 2 Điều này;

  1. Có bản án, quyết định của Tòa án về việc hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định về xử lý vi phạm hành chính bị khởi kiện.
  • Thời hạn thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, đính chính, hủy bỏ, ban hành quyết định mới về xử lý vi phạm hành chính là 01 năm, kể từ ngày ra quyết định, trừ trường hợp hết thời hiệu quy định tại điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 6 LXLVPHC.
  • Những trường hợp không ra Quyết định xử phạt VPHC được quy định tại Điều 65 LXLVPHC.

Điều 65. Những trường hợp không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính

1. Không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong những trường hợp sau đây:

  1. Trường hợp quy định tại Điều 11 của Luật này;
  2. Không xác định được đối tượng vi phạm hành chính;
  3. Hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 6 hoặc hết thời hạn ra quyết định xử phạt quy định tại khoản 3 Điều 63 hoặc khoản 1 Điều 66 của Luật này;
  4. Cá nhân vi phạm hành chính chết, mất tích, tổ chức vi phạm hành chính đã giải thể, phá sản trong thời gian xem xét ra quyết định xử phạt;

đ) Chuyển hồ sơ vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm theo

quy định tại Điều 62 của Luật này.

2. Đối với trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này, người có thẩm quyền không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính nhưng có thể ra quyết định tịch thu sung vào ngân sách Nhà nước hoặc tiêu hủy

tang vật vi phạm hành chính thuộc loại cấm lưu hành và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 1 Điều 28 của Luật này.

Quyết định phải ghi rõ lý do không ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính; tang vật bị tịch thu, tiêu hủy; biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng, trách nhiệm và thời hạn thực hiện.

Lưu ý 2: Trường hợp hành vi vi phạm hành chính không quy định tại NĐ35 nhưng có quy định tại các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khác và có quy định thẩm quyền xử phạt của Kiểm lâm đối với hành vi đó thì cơ quan Kiểm lâm lập hồ sơ và quyết định xử lý vi phạm theo trình tự lập hồ sơ, xử lý vi phạm hướng dẫn trên đây.

Nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thực hiện theo quy định tại Điều 52 LXLVPHC.

Mục 2 XỬ PHẠT VPHC THEO NGHỊ ĐỊNH 35/2019/NĐ-CP

  1. QUY ĐỊNH CHUNG
    1. Hình thức xử phạt

NĐ35 quy định hình thức phạt chính bằng tiền, không quy định hình thức phạt cảnh cáo đối với tất cả các hành vi vi phạm quy định từ Điều 7 đến Điều 24 tại NĐ35.

Lưu ý: Đối với trường hợp vi phạm do người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện thì áp dụng hình thức phạt cảnh cáo theo quy định tại Điều 22 LXLVPHC.

    1. Biện pháp khắc phục hậu quả

NĐ35 quy định cụ thể về các biện pháp khắc phục hậu quả trong xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp tại khoản 3 Điều 4.

Thẩm quyền áp dụng các biện pháp hậu quả đối với từng người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực Lâm nghiệp quy định tại Điều 34.

Không áp dụng biện pháp khắc phục hậu đối với các hành vi vi phạm quy định tại các Điều 11, Điều 12, Điều 24.

  1. XỬ PHẠT VPHC ĐỐI VỚI CÁC HÀNH VI VI PHẠM

QUY ĐỊNH TẠI NĐ35

    1. Điều 7. Lấn, chiếm rừng
    2. Dấu hiệu hành vi: Đối tượng vi phạm là tổ chức hoặc cá nhân có hành vi dịch chuyển mốc giới, ranh giới rừng hoặc chiếm rừng của chủ rừng khác; rừng thuộc sở hữu toàn dân chưa giao, chưa cho thuê (hành vi vi phạm điều cấm quy định tại khoản 1 Điều 9 Luật Lâm nghiệp).

Việc dịch chuyển mốc giới, ranh giới hoặc chiếm rừng là hành vi có thật, đã thực hiện. Thể hiện cụ thể bằng hành động của đối tượng vi phạm, hậu quả đã xảy ra đo được bằng diện tích rừng hoặc diện tích cây trồng chưa thành rừng hoặc diện tích rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng bị lấn, chiếm.

    1. Thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra: Hành vi này chưa gây thiệt hại về lâm sản. Việc xác định khung tiền phạt căn cứ vào diện tích rừng hoặc diện tích cây trồng chưa thành rừng hoặc diện tích rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng bị lấn, chiếm, đơn vị tính bằng m2.

Lưu ý 1: Trường hợp, gây thiệt hại về rừng hoặc lâm sản thì xem xét tính chất, mức độ và hậu quả hành vi để xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 13 hoặc Điều 20 NĐ35.

Lưu ý 2: Cần phân biệt giữa hành vi lấn, chiếm rừng với hành vi lấn, chiếm đất rừng. Hậu quả của hành vi lấn, chiếm đất rừng là diện tích đất quy hoạch cho mục đích Lâm nghiệp (đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất) nhưng không phải là rừng theo tiêu chí quy định tại khoản 3 Điều 2 Luật Lâm nghiệp, thì lập biên bản vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai để xử lý vi phạm.

    1. Hình thức và mức xử phạt:

Phạt chính bằng tiền (mức áp dụng đối với cá nhân) từ 1.000.000 đồng tại khoản 1 đến mức cao nhất là 50.000.000 đồng tại khoản 7 Điều này.

Không có hình thức phạt bổ sung.

    1. Các biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6 và khoản 7 Điều này.

đ) Lưu ý: Hành vi chiếm rừng trồng cây gỗ lớn của chủ rừng khác, rừng thuộc sở hữu toàn dân chưa giao, chưa cho thuê để trồng các loại cây dưới tán rừng; tuy không chặt phá cây gỗ lớn nhưng cũng đầy đủ dấu hiệu của hành vi lấn chiếm rừng, xâm phạm quyền quản lý, sử dụng rừng của chủ rừng khác, làm ảnh hưởng đến cây rừng của chủ rừng khác… nên cũng bị xử phạt theo quy định tại Điều này.

    1. Điều 8. Khai thác trái phép môi trường rừng và thực hiện các dịch vụ, kinh doanh trái phép trong rừng

a) Dấu hiệu hành vi:

Đối tượng vi phạm là tổ chức hoặc cá nhân có các hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 8, gồm 5 hành vi vi phạm hành chính sau:

    1. Tổ chức du lịch, tham quan trong rừng mà không được phép của chủ rừng.
    2. Tổ chức các dịch vụ, kinh doanh trong rừng mà không được phép của chủ rừng.
    3. Tổ chức nghỉ dưỡng, giải trí trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng.
    4. Đầu tư hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ thuộc mà không lập dự án kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.
    5. Đầu tư hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí trong rừng đặc dụng, rừng phòng hộ thuộc có lập dự án kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí nhưng không phù hợp với đề án du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
    6. Hình thức và mức xử phạt:

Phạt chính bằng tiền (mức áp dụng đối với cá nhân) từ 1.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng tùy theo hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 hoặc khoản 3.

Không có hình thức phạt bổ sung.

    1. Các biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này. Buộc lập dự án kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí theo quy định của pháp luật hoặc buộc lập dự án kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phù hợp với đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.

    1. Lưu ý: Người có hành vi vi phạm quy định tại Điều này mà gây thiệt hại đến rừng hoặc lâm sản, thì không xử phạt theo quy định tại Điều này mà bị xử phạt theo Điều 13 hoặc Điều 20 của Nghị định này.
    2. Điều 9. Vi phạm quy định về chi trả dịch vụ môi trường rừng

a) Dấu hiệu hành vi:

Đối tượng vi phạm là tổ chức hoặc cá nhân có các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều này; bao gồm nhóm 7 hành vi sau:

    1. Hành vi sử dụng dịch vụ môi trường rừng không ký hợp đồng chi trả tiền sử dụng dịch vụ môi trường rừng sau 03 tháng, kể từ khi sử dụng dịch vụ môi trường rừng, bao gồm:
    2. Hành vi không ký hợp đồng đối với chủ rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng trong trường hợp chi trả trực tiếp.
    3. Hành vi không ký hợp đồng với Quỹ bảo vệ và phát triển rừng tỉnh trong trường hợp chi trả gián tiếp.
    4. Hành vi không ký hợp đồng với Quỹ bảo vệ và phát triển rừng Việt Nam trong trường hợp chi trả gián tiếp.
    5. Hành vi sử dụng dịch vụ môi trường rừng không kê khai tiền phải chi trả dịch vụ môi trường rừng trong trường hợp chi trả gián tiếp.
    6. Hành vi sử dụng dịch vụ môi trường rừng không chi trả hoặc chi trả không đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ.
    7. Hành vi không thực hiện chi trả hoặc chi trả không đầy đủ, đúng hạn tiền thu từ dịch vụ môi trường rừng cho người nhận khoán bảo vệ rừng theo hợp đồng ký kết giữa chủ rừng và người nhận khoán bảo vệ rừng.
    8. Hình thức và mức xử phạt:

Phạt chính bằng tiền (mức áp dụng đối với cá nhân) từ 1.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều này.

Không có hình thức phạt bổ sung.

    1. Các biện pháp khắc phục hậu quả:

Các biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 5 Điều này:

    1. Buộc chi trả đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ môi trường rừng và tiền lãi phát sinh từ việc chậm chi trả (nếu có) tương ứng với số tiền và thời gian chậm chi trả trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, đối với hành vi quy định tại khoản 3 Điều này.

Tiền lãi được tính trên cơ sở số tiền chậm chi trả, thời gian chậm chi trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm gần nhất với thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

    1. Buộc chi trả đầy đủ tiền dịch vụ môi trường rừng cho người nhận khoán bảo vệ rừng theo hợp đồng đã ký kết trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày nhận được quyết định xử phạt, đối với hành vi quy định tại khoản 4 Điều này.

Lưu ý: Việc xác định hành vi vi phạm phải căn cứ trách nhiệm, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng quy định tại Chương V Nghị định số 156/2018/NĐ-CP.

    1. Điều 10. Vi phạm quy định về quản lý rừng bền vững

a) Dấu hiệu hành vi:

Chủ rừng là tổ chức có các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, cụ thể:

    1. Hành vi không xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án quản lý rừng bền vững hoặc không thực hiện đúng phương án quản lý rừng bền vững đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
    2. Hành vi đánh giá, cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững không đúng quy định của pháp luật về tiêu chí quản lý rừng bền vững.

b) Đối tượng:

Chỉ có chủ rừng là tổ chức mới là đối tượng bị xử phạt theo quy định tại Điều này vì:

Tại điểm a khoản 1 Điều 27 Luật Lâm nghiệp, quy định:

“1. Trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững được quy định như sau:

a) Chủ rừng là tổ chức phải xây dựng và thực hiện phương

án quản lý rừng bền vững.”

    1. Hình thức và mức xử phạt:

Phạt chính bằng tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

Không có hình thức phạt bổ sung.

    1. Các biện pháp khắc phục hậu quả:
    2. Buộc xây dựng phương án quản lý rừng bền vững trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;
    3. Buộc thu hồi chứng chỉ quản lý rừng bền vững đã cấp đối với hành vi quy định tại khoản 2 Điều này.
    4. Điều 11. Vi phạm quy định về hồ sơ, thủ tục khai thác lâm sản có nguồn gốc hợp pháp

a) Dấu hiệu hành vi:

Đối tượng vi phạm là tổ chức hoặc cá nhân có các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này; bao gồm 2 hành vi sau:

    1. Hành vi khai thác, tận dụng, tận thu gỗ rừng trồng do Nhà nước đại diện chủ sở hữu có nguồn gốc hợp pháp nhưng không chấp hành đầy đủ về hồ sơ lâm sản hoặc trình tự, thủ tục khai thác lâm sản theo quy định của pháp luật.
    2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi khai thác, tận dụng, tận thu lâm sản từ rừng tự nhiên có nguồn gốc hợp pháp nhưng không chấp hành đầy đủ các quy định về hồ sơ lâm sản hoặc trình tự, thủ tục về khai thác lâm sản theo quy định của pháp luật.

b) Hình thức và mức xử phạt:

Phạt chính bằng tiền (mức áp dụng đối với cá nhân) từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng quy định tại khoản 1; từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Không có hình thức phạt bổ sung. c) Lưu ý:

    • Đây là hành vi chỉ xảy ra khi khai thác rừng do Nhà nước là đại diện chủ sở hữu (khai thác gỗ rừng trồng do Nhà nước đại diện chủ sở hữu có nguồn gốc hợp pháp hoặc khai thác lâm sản rừng từ tự nhiên có nguồn gốc hợp pháp) nhưng không chấp hành đầy đủ các quy định về hồ sơ lâm sản hoặc trình tự, thủ tục về khai thác lâm sản theo quy định của pháp luật. Các hành vi khai thác trái pháp luật khác được xử lý theo quy định tại Điều 13.
    • Hành vi này không áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
    1. Điều 12. Vi phạm quy định về chuyển mục đích sử dụng rừng

a) Dấu hiệu hành vi:

Đối tượng vi phạm là tổ chức hoặc cá nhân có các hành vi vi phạm chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác đã đảm bảo điều kiện nhưng chưa thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật:

    • Điều kiện chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác quy định tại Điều 19 Luật Lâm nghiệp.
    • Trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác quy định tại Điều 42 Nghị định 156/2018/NĐ-CP.
    1. Hình thức và mức xử phạt:

Hình thức xử phạt bằng tiền (mức áp dụng đối với cá nhân). Mức xử phạt bằng tiền được tích theo diện tích rừng bị chuyển mục đích sử dụng; mức phạt tiền thấp nhất là 1.000.000 đồng quy định tại khoản 1, cao nhất là 100.000.000 đồng quy định tại khoản 7 Điều này.

    1. Lưu ý:
    • Đây là hành vi phạm chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác khi đã đảm bảo điều kiện nhưng chưa thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật. Trường hợp không đảm bảo các điều kiện mà đã chuyển mục đích sử dụng rừng thì không áp dụng Điều này để xử lý vi phạm.

Điều kiện chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác quy định tại Điều 19 Luật Lâm nghiệp.

Trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác quy định tại Điều 41 NĐ156

    • Hành vi này không áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và không áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
    1. Điều 13. Khai thác rừng trái pháp luật

a) Dấu hiệu hành vi:

Đối tượng vi phạm là tổ chức hoặc cá nhân có hành vi khai thác lâm sản trong rừng không được phép của cơ quan có thẩm quyền.

– Lỗi của ngươi vi phạm là lỗi cố ý, mục đích để lấy lâm sản thuộc sở hữu toàn dân.

    1. Hình thức và mức xử phạt:

Hình thức xử phạt bằng tiền (mức áp dụng đối với cá nhân).

Mức phạt tiền từ 500.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp khai thác trái pháp luật gỗ rừng sản xuất quy định tại khoản 1 Điều này.

Mức phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng trong trường hợp khai thác trái pháp luật gỗ rừng phòng hộ, rừng đặc dụng quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này.

Mức phạt tiền từ 500.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp khai thác trái pháp luật thực vật rừng ngoài gỗ quy định tại khoản 4 Điều này.

    1. Hình thức xử phạt bổ sung:
    • Tịch thu tang vật đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều này;
    • Tịch thu công cụ, phương tiện thô sơ và các loại cưa xăng đối với các hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều này;
    • Tịch thu phương tiện cơ giới đối với hành vi quy định tại Điều này gây thiệt hại như sau:

Khai thác rừng trái pháp luật đối với gỗ quy định tại điểm a khoản 1 từ 05 m3 gỗ rừng trồng trở lên hoặc 2,5 m3 gỗ rừng tự nhiên trở lên; tại điểm a khoản 2 từ 04 m3 gỗ rừng trồng trở lên hoặc từ 02 m3 gỗ rừng tự nhiên trở lên; tại điểm a khoản 3 từ 02 m3 gỗ rừng trồng trở lên hoặc từ 01 m3 gỗ rừng tự nhiên trở lên.

Khai thác rừng trái pháp luật đối với gỗ quy định tại điểm b khoản 1 từ 02 m3 gỗ rừng trồng trở lên hoặc 1,5 m3 gỗ rừng tự nhiên trở lên; tại điểm b của các khoản 2, khoản 3 từ 1,5 m3 gỗ rừng trồng trở lên hoặc từ 0,7 m3 gỗ rừng tự nhiên trở lên.

Khai thác rừng trái pháp luật đối với gỗ quy định tại điểm c khoản 1 từ 0,5 m3 gỗ trở lên; tại điểm c của các khoản 2, khoản 3 từ 0,3 m3 gỗ trở lên.

Khai thác rừng trái pháp luật đối với thực vật rừng ngoài gỗ quy định tại điểm a khoản 4 trị giá 15.000.000 đồng trở lên; tại điểm b, điểm c khoản 4 trị giá 10.000.000 đồng trở lên;

– Đình chỉ hoạt động khai thác rừng có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng do không thực hiện đúng phương án khai thác, gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều này như sau: Khai thác rừng trái pháp luật đối với gỗ quy định tại điểm a khoản 1 từ 05 m3 trở lên hoặc tại điểm a khoản 2 từ 03 m3 trở lên hoặc tại điểm a khoản 3 từ 02 m3 trở lên; khai thác rừng trái pháp luật đối với gỗ quy định tại điểm b khoản 1 từ 03 m3 trở lên hoặc tại điểm b khoản 2 từ 1,5 m3 trở lên hoặc tại điểm b khoản 3 từ 01 m3 trở lên; khai thác rừng trái pháp luật đối với gỗ quy định tại điểm c của các khoản 1, khoản 2 và khoản 3 từ 0,3 m3 trở lên.

d) Các biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều này.

đ) Lưu ý:

  • Tại khoản 7 Điều này quy định: Trường hợp chủ rừng được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng để quản lý, bảo vệ và sử dụng vào mục đích kinh doanh theo quy định của pháp luật, nếu không thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng theo Quy chế quản lý rừng, không tổ chức kiểm tra phát hiện kịp thời vi phạm để khai thác rừng trái pháp luật thì xử phạt như quy định tại khoản 1 hoặc điểm a khoản 4 Điều này.

Như vậy chỉ có chủ rừng được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng để quản lý, bảo vệ và sử dụng vào mục đích kinh doanh theo quy định của pháp luật mới bị xem xét xử lý theo quy định tại khoản này. Trường hợp chủ rừng là tổ chức, là cơ quan Nhà nước được giao nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng thì không thuộc đối tượng xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại NĐ35 (điểm a khoản 2 Điều 2 NĐ35).

  • Trường hợp khai thác rừng do Nhà nước đại diện chủ sở hữu có nguồn gốc hợp pháp nhưng không chấp hành đầy đủ về hồ sơ lâm sản hoặc trình tự, thủ tục khai thác lâm sản thì không xử phạt theo quy định tại Điều này mà xử phạt theo quy định tại Điều 11 NĐ35.
  • Trường hợp để khai thác lâm sản như lấy phong lan, lấy dược liệu v.v… mà đối tượng vi phạm cưa, chặt, phá cây rừng (không lấy gỗ) gây thiệt hại về rừng thì ngoài việc bị xử phạt về hành vi khai thác rừng trái pháp luật còn phải bị xem xét, xử phạt về hành vi phá rừng trái pháp luật.

8. Điều 14. Vi phạm quy định về kinh doanh giống cây lâm nghiệp chính

a) Dấu hiệu hành vi:

Đối tượng vi phạm là tổ chức hoặc cá nhân có hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, cụ thể:

  • Hành vi kinh doanh hạt giống cây lâm nghiệp chính từ nguồn giống đã có quyết định hủy bỏ của cơ quan có thẩm quyền hoặc từ nguồn giống chưa được cơ quan có thẩm quyền công nhận.
  • Hành vi kinh doanh cây giống lâm nghiệp chính được nhân từ giống, nguồn giống đã có quyết định hủy bỏ của cơ quan có thẩm quyền hoặc giống, nguồn giống chưa được cơ quan có thẩm quyền công nhận.

b) Hình thức và mức xử phạt:

  • Phạt chính bằng tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng (mức áp dụng đối với cá nhân) đối với hành vi quy định tại khoản 1; phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
  • Không có hình thức phạt bổ sung.

c) Các biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc tiêu hủy lô hạt giống, lô cây giống lâm nghiệp đối với hành vi quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.

9. Điều 15. Vi phạm quy định về trồng rừng thay thế

  1. Dấu hiệu hành vi:

Đối tượng vi phạm là tổ chức hoặc cá nhân có hành vi vi phạm quy định về chậm trồng rừng thay thế theo phương án trồng rừng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

  1. Hình thức và mức xử phạt:

Phạt chính bằng tiền (mức áp dụng đối với cá nhân) từ 1.000.000 đồng theo quy định tại khoản 1 đến 500.000.000 đồng theo quy định tại khoản 22 Điều này.

Không có hình thức phạt bổ sung.

  1. Các biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng đến khi thành rừng theo suất đầu tư được áp dụng ở địa phương tại thời điểm vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11, khoản 12, khoản 13, khoản 14, khoản 15, khoản 16, khoản 17, khoản 18, khoản 19, khoản 20, khoản 21 và khoản 22 Điều này.

10. Điều 16. Vi phạm các quy định chung của Nhà nước về bảo vệ rừng

a) Dấu hiệu hành vi:

Đối tượng vi phạm là tổ chức hoặc cá nhân có các hành vi vi phạm quy định tại Điều này, cụ thể:

  1. Chủ rừng không báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền khi có biến động về diện tích rừng được giao theo quy định của pháp luật.
  2. Chủ rừng không thực hiện báo cáo định kỳ và đột xuất về công tác phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật.
  3. Chủ rừng không thông báo kịp thời cho cơ quan có thẩm quyền những thay đổi có liên quan đến bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy rừng. (Trách nhiệm này của chủ rừng được quy định tại NĐ156).
  4. Chủ rừng không chấp hành các quy định, nội quy, điều kiện an toàn, biện pháp về phòng cháy và chữa cháy rừng của cơ quan có thẩm quyền.
  5. Chủ rừng không xây dựng, ban hành các quy định, nội quy và biện pháp về phòng cháy và chữa cháy rừng trên phạm vi rừng mình quản lý.
  6. Chủ rừng không tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức phòng cháy và chữa cháy rừng.
  7. Chủ rừng không trang bị các phương tiện, dụng cụ phòng cháy và chữa cháy rừng.
  8. Chủ rừng không thực hiện trồng lại rừng ngay trong vụ trồng rừng kế tiếp sau khi khai thác trắng.
  9. Mang dụng cụ vào rừng để bẫy bắt động vật rừng tại khu vực rừng có quy định cấm săn bắt động vật rừng.
  10. Đưa súc vật kéo, mang dụng cụ, công cụ để khai thác gỗ và thực vật rừng ngoài gỗ vào rừng.
  11. Chăn thả gia súc, gia cầm, vật nuôi trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng.
  12. Lập lán, trại trong rừng đặc dụng mà không được phép của chủ rừng.
  13. Tổ chức đưa người vào nghiên cứu khoa học, giáo dục, đào tạo, thu thập mẫu vật, nguồn gen sinh vật mà không được phép của chủ rừng.
  14. Sử dụng công cụ săn bắt động vật rừng ở những khu rừng có quy định cấm săn bắt; mang các loài vật nuôi vào rừng phục vụ săn bắt động vật rừng khi chưa được chủ rừng cho phép.
  15. Đưa phương tiện, công cụ vào phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng khi chưa được chủ rừng cho phép.
  16. Quảng cáo để kinh doanh thực vật rừng, động vật rừng và sản phẩm của chúng trái quy định của pháp luật.
  17. Chăn thả gia súc, gia cầm, vật nuôi trong rừng mới trồng, đang trong thời kỳ chăm sóc.
  18. Sử dụng lửa không đúng quy định của pháp luật trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng.
  19. Đốt lửa, sử dụng lửa để săn bắt động vật rừng, lấy mật ong, lấy phế liệu chiến tranh.
  20. Không tổ chức huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy rừng.
  21. Không bảo đảm kinh phí đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định hiện hành của Nhà nước.
  22. Không bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng khi sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt ở những công trình, công trường và nhà ở được phép bố trí ở trong rừng.
  23. Không thực hiện đúng quy định pháp luật về sử dụng lửa khi đốt nương, rẫy, đồng ruộng, đốt thực bì để chuẩn bị đất trồng rừng và làm giảm vật liệu cháy trong rừng.
  24. Đưa chất thải, hóa chất độc, chất nổ, chất cháy, chất dễ cháy vào rừng trái quy định của pháp luật; làm hầm, lò để đốt than trái phép trong rừng.
  25. Không có phương án phòng cháy và chữa cháy.
  26. Không bảo đảm nước dự trữ phòng cháy và chữa cháy rừng tại các kênh, mương, bể chứa nước, đập, hồ chứa nước trong mùa khô hanh.
  27. Không tổ chức tuần tra, canh gác rừng khi cấp dự báo cháy rừng từ cấp III trở lên để ngăn chặn cháy rừng do mình quản lý.
  28. Nuôi, trồng, thả trái phép vào rừng đặc dụng các loài động vật, thực vật ngoại lai xâm hại.
  29. Chủ rừng không thành lập, quản lý và duy trì hoạt động của tổ, đội phòng cháy và chữa cháy rừng.
  30. Hình thức và mức xử phạt:

Phạt chính bằng tiền (mức áp dụng đối với cá nhân) từ 100.000 đồng theo quy định tại khoản 1 đến 10.000.000 đồng theo quy định tại khoản 7 Điều này.

  1. Hình thức phạt bổ sung:

Tịch thu dụng cụ, công cụ đối với hành vi quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này.

  1. Biện pháp khắc phục hậu quả:
  2. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 3 Điều này.
  3. Buộc đưa chất thải, hóa chất độc, chất nổ, chất cháy, chất dễ cháy ra khỏi rừng đối với hành vi quy định tại điểm g khoản 5 Điều này.
  4. Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh đối với hành vi quy định tại điểm d khoản 6 Điều này.
  5. Buộc trồng lại rừng ngay trong vụ trồng rừng kế tiếp đối với hành vi quy định tại điểm đ khoản 2, điểm đ khoản 3, điểm g khoản 4 và điểm h khoản 5 Điều này.

đ) Lưu ý:

  • Điều 16 quy định xử phạt đối với nhóm hành vi, bao gồm 29 hành vi cụ thể vi phạm các quy định chung của Nhà nước về bảo vệ rừng; vì vậy người có thẩm quyền cần lưu ý trong kiểm tra, lập hồ sơ xử lý để bảo đảm quy định của pháp luật được thực hiện đúng và đủ, nghiêm minh. Trong đó có những hành vi mới quy định mà chủ rừng có thể chưa quan tâm, chứ biết. Vì vậy, Kiểm lâm địa bàn cần chú trọng, tham mưu cho chính quyền cơ sở tổ chức tuyên truyền thực hiện, sau đó tăng cường kiểm tra, xử lý để tạo thành ý thức pháp luật trong việc bảo vệ rừng.
  • Hành vi vi phạm quy định tại Điều này mà gây thiệt hại đến rừng hoặc lâm sản thì bị xử phạt theo Điều 13 hoặc Điều 17 hoặc Điều 20 hoặc Điều 21 hoặc Điều 22 của Nghị định này.

11. Điều 17. Vi phạm các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy rừng gây cháy rừng

  1. Dấu hiệu hành vi:

Đối tượng vi phạm là tổ chức hoặc cá nhân có các hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy rừng gây cháy rừng.

  1. Hình thức và mức xử phạt:

Phạt chính bằng tiền (mức áp dụng đối với cá nhân) từ 1.000.000 đồng theo quy định tại khoản 1 đến 100.000.000 đồng theo quy định tại khoản 8 Điều này. Không áp dụng hình thức phạt bổ sung. c) Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh; buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng đến khi thành rừng theo suất đầu tư được áp dụng ở địa phương tại thời điểm vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều này.

d) Lưu ý:

  • Hành vi này là hành vi vô ý gây cháy rừng (mặt chủ quan: lỗi vô ý) và chỉ bị xử phạt khi đối tượng có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy rừng, đã có hậu quả cháy rừng xảy ra và đã có thiệt hại gây ra đến rừng được tính bằng diện tích cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng hoặc rừng sản xuất hoặc rừng phòng hộ hoặc rừng đặc dụng hoặc gây thiệt hại về lâm sản trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích.
  • Trường hợp thiệt hại gây ra trên mức quy định tại khoản 8 Điều này thì phải xem xét để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật; cụ thể về mức thiệt hại trên quy định tại khoản 8 Điều này là:
  1. Cây trồng chưa thành rừng hoặc rừng khoanh nuôi tái sinh chưa có trữ lượng thuộc các loại rừng sản xuất, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng có diện tích từ 30.000 m2 trở lên.
  2. Rừng sản xuất có diện tích từ 5.000 m2 trở lên.
  3. Rừng phòng hộ có diện tích từ 3.000 m2 trở lên.
  4. Rừng đặc dụng có diện tích từ 1.000 m2 trở lên.

(đ) Gây thiệt hại về lâm sản trị giá từ 100.000.000 đồng trở lên trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích.

– Hành vi cố ý gây cháy rừng, đốt rừng với bất kỳ mục đích gì thì xử phạt theo quy định tại Điều 20 của Nghị định này.

12. Điều 18. Vi phạm quy định về phòng trừ sinh vật hại rừng

1) Dấu hiệu hành vi:

Đối tượng vi phạm là “chủ rừng” có 01 hoặc 02 hành vi sau:

  1. Không thực hiện biện pháp phòng trừ sinh vật gây hại rừng theo quy định của pháp luật; hoặc khi phát hiện sinh vật gây hại rừng nguy hiểm mà không thực hiện các biện pháp phòng trừ để lây lan dịch bệnh rừng trên diện tích đến dưới 05 ha rừng được giao, được thuê.
  2. Chủ rừng khi phát hiện có sinh vật gây hại rừng trên diện tích rừng được giao, được thuê mà không báo cho cơ quan có thẩm quyền để được hướng dẫn và hỗ trợ các biện pháp phòng trừ khoanh vùng kịp thời để sinh vật gây hại rừng phát dịch trên diện tích từ 05 ha trở lên.
  3. Hình thức và mức xử phạt:

Phạt chính bằng tiền (mức áp dụng đối với cá nhân) từ 1.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng theo quy định tại khoản 1, khoản 2; phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng theo quy định tại khoản 3 Điều này. Không áp dụng hình thức phạt bổ sung.

  1. Các biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này.

  1. Lưu ý:

– Đối tượng vi phạm phải là chủ rừng (là tổ chức hoặc cá nhân) theo quy định của pháp luật.

13. Điều 19. Phá hủy các công trình bảo vệ và phát triển rừng

a) Dấu hiệu hành vi:

Đối tượng vi phạm là tổ chức hoặc cá nhân thực hiện một hoặc nhiều hành vi trong 6 hành vi quy định tại Điều này, cụ thể như sau:

  1. Viết, vẽ, xóa các thông tin, hình ảnh trên các biển báo, biển cảnh báo, bảng tuyên truyền bảo vệ rừng.
  2. Tháo dỡ biển báo, biển cấm, biển chỉ dẫn bảo vệ rừng.
  3. Đào phá đường lâm nghiệp, đường tuần tra bảo vệ rừng.
  4. Phá đường ranh cản lửa, kênh, mương, cống, đập ngăn nước, bể, hồ chứa nước phòng cháy và chữa cháy rừng.
  5. Phá hàng rào, cọc mốc ranh giới khu rừng, tiểu khu, khoảnh và lô rừng.
  6. Đập phá bảng tuyên truyền bảo vệ rừng, chòi canh lửa rừng, nhà làm việc, tài sản, phương tiện dùng trong việc tuần tra bảo vệ rừng; làm hư hỏng các công khác trình phục vụ công tác bảo vệ và phát triển rừng.

b) Hình thức và mức xử phạt:

Phạt chính bằng tiền (mức áp dụng đối với cá nhân) từ 500.000 đồng theo quy định tại khoản 1 đến 25.000.000 đồng theo quy định tại khoản 4 Điều này. Không áp dụng biện pháp phạt bổ sung. c) Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 4 Điều này.

d) Lưu ý:

– Điều 19 quy định xử phạt đối với nhóm hành vi, bao gồm 06 hành vi phá hủy các công trình bảo vệ và phát triển rừng; vì vậy người có thẩm quyền cần lưu ý trong kiểm tra, lập hồ sơ xử lý để bảo đảm quy định của pháp luật được thực hiện đúng và đủ, nghiêm minh. Kiểm lâm địa bàn cần chú trọng, tham mưu cho chính quyền cơ sở tổ chức tuyên truyền thực hiện, sau đó tăng cường kiểm tra, xử lý để tạo thành ý thức pháp luật trong việc bảo vệ rừng.

14. Điều 20. Phá rừng trái pháp luật

a) Dấu hiệu hành vi:

  • Đối tượng vi phạm là tổ chức hoặc cá nhân thực hiện hành vi chặt, đốt, phá cây rừng, đào, bới, san ủi, nổ mìn; đắp đập, ngăn dòng chảy tự nhiên, xả chất độc hoặc các hành vi khác gây thiệt hại đến rừng với bất kỳ mục đích gì (trừ hành vi quy định tại Điều 13 của Nghị định này) mà không được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
  • Lỗi của chủ thể là lỗi có ý; động cơ, mục đích gây thiệt hại đến rừng.
  1. Hình thức và mức xử phạt:

Phạt chính bằng tiền (mức áp dụng đối với cá nhân) từ 3.000.000 đồng theo quy định tại khoản 1 đến 200.000.000 đồng theo quy định tại khoản 10 Điều này.

  1. Hình thức phạt bổ sung:

Tịch thu tang vật, công cụ, phương tiện vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều này.

  1. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu; buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh; buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy trái quy định của pháp luật; buộc trồng lại rừng hoặc thanh toán chi phí trồng lại rừng đến khi thành rừng theo suất đầu tư được áp dụng ở địa phương tại thời điểm vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều này.

đ) Lưu ý:

  • Thiệt hại gây ra đối với rừng được tính bằng m2. Trong trường hợp rừng bị thiệt hại không tính được bằng diện tích thì tính giá trị của thực vật rừng bị xâm hại để làm căn cứ xử phạt.
  • Hành vi bóc vỏ, ken cây, khoan vào thân cây, băm gốc, đổ hóa chất hủy hoại gốc, rễ cây rừng làm ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng, phát triển cây rừng thì mỗi cây thân gỗ có đường kính tại vị trí 1,3 m trên 8 cm bị xâm hại xử phạt 100.000 đồng, nhưng không quá 200.000.000 đồng.
  • Chủ rừng được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng để quản lý, bảo vệ và sử dụng vào mục đích kinh doanh theo quy định của pháp luật, nếu không thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng theo Quy chế quản lý rừng, không tổ chức kiểm tra phát hiện kịp thời vi phạm để phá rừng trái pháp luật bị xử phạt như quy định tại điểm b khoản 1 hoặc điểm b khoản 2 hoặc điểm b khoản 3 hoặc điểm b khoản 4 hoặc điểm b khoản 5 hoặc điểm b khoản 6 hoặc điểm b khoản 7 hoặc điểm b khoản 8 hoặc điểm b khoản 9 hoặc điểm b khoản 10 Điều này.
  • Hành vi san gạt đất rừng, trên đó không có rừng để sử dụng vào mục đích khác như làm đường giao thông, làm nhà v.v… thì bị xem xét, xử phạt theo quy định tại Nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.

15. Điều 21. Vi phạm các quy định về bảo vệ động vật rừng

  1. Dấu hiệu hành vi:

Đối tượng vi phạm là tổ chức hoặc cá nhân thực hiện hành vi săn bắt, giết, nuôi, nhốt động vật rừng trái quy định của pháp luật.

  1. Hình thức và mức xử phạt:

Phạt chính bằng tiền (mức áp dụng đối với cá nhân) từ 5.000.000 đồng theo quy định tại khoản 1 đến 400.000.000 đồng theo quy định tại khoản 14 Điều này.

  1. Hình thức xử phạt bổ sung:
  2. Tịch thu tang vật, dụng cụ, công cụ vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11, khoản 12, khoản 13 và khoản 14 Điều này.
  3. Tịch thu phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11, khoản 12, khoản 13 và khoản 14 Điều này.

d) Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh; buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11, khoản 12, khoản 13 và khoản 14 Điều này.

đ) Lưu ý:

  • Căn cứ để xác định mức phạt từ khoản 1 đến khoản 11 được tính theo giá trị tang vật của hành vi vi phạm là động vật rừng thông thường hoặc động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB.
  • Căn cứ để xác định mức phạt từ khoản 12 đến khoản 14 được tính theo số lượng tang vật của hành vi vi phạm là động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB với số lượng từ 01 đến 02 cá thể lớp thú hoặc đến 06 cá thể lớp chim, bò sát hoặc đến 09 cá thể động vật lớp khác (để phù hợp với quy định tại Điều 244 Bộ Luật hình sự năm 2015).
  • Để lập hồ sơ xử lý hành vi này, cần lưu ý đến quy định giám định tư pháp. Vướng mắc về việc xác định giá trị tang vật thuộc loại không được sử dụng vào mục đích thương mại đã nêu ở phần hướng dẫn chung và quy định về xử lý động vật rừng thuộc danh mục loài quý hiếm được ưu tiên bảo vệ quy định tại Điều 6 của NĐ35.
  • Trường hợp tang vật thuộc loại bị tịch thu là động vật rừng có nguồn gốc nước ngoài thì phải thực hiện việc trả lại nước xuất xứ theo quy định tại Điều 32 Nghị định 06/2019/ NĐ-CP. Khi không trả lại được nước xuất xứ thì sẽ bị tịch thu và xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Áp dụng xử phạt khi tang vật là động vật rừng thuộc Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp quy định tại Điều 6 NĐ35.
  • Khái niệm động vật rừng thông thường quy định tại khoản 8 Điều 3 NĐ06, cụ thể: “Động vật rừng thông thường là các loài động vật rừng thuộc các lớp thú, chim, bò sát, lưỡng cư và không thuộc: Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm do Chính phủ ban hành hoặc Danh mục các loài thuộc Phụ lục CITES; Danh mục động vật được nuôi, thuần hoá thành vật nuôi theo quy định của pháp luật về chăn nuôi.”.
  • Danh mục loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm ban hành theo NĐ06.

16. Điều 22. Vận chuyển lâm sản trái pháp luật

  1. Dấu hiệu hành vi:

Đối tượng vi phạm là tổ chức hoặc cá nhân thực hiện hành vi vận chuyển lâm sản (từ thời điểm lâm sản đã xếp lên phương tiện vận chuyển) không có hồ sơ hợp pháp hoặc có hồ sơ hợp pháp nhưng lâm sản thực tế vận chuyển không phù hợp với hồ sơ đó.

  1. Hình thức và mức xử phạt:

Phạt chính bằng tiền (mức áp dụng đối với cá nhân) từ 5.000.000 đồng theo quy định tại khoản 1 đến 500.000.000 đồng theo quy định tại khoản 19 Điều này.

  1. Hình thức xử phạt bổ sung:

(a) Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11, khoản 12, khoản 13, khoản 14, khoản 15, khoản 16, khoản 17, khoản 18 và khoản 19 Điều này (trừ trường hợp gỗ có hồ sơ và nguồn gốc hợp pháp nhưng khối lượng gỗ thực tế vượt quá sai số cho phép theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

Tịch thu phương tiện đối với hành vi quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11, khoản 12, khoản 13, khoản 14, khoản 15, khoản 16, khoản 17, khoản 18 và khoản 19 Điều này thuộc một trong các trường hợp sau:

Vi phạm có tổ chức hoặc vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm.

Sử dụng xe tự ý cải tạo thành hai ngăn, hai đáy, hai mui trở lên; xe không có đăng ký do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp đối với loại xe theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu phương tiện; xe đeo biển số giả.

Vận chuyển gỗ thuộc loài thông thường từ 05 m3 trở lên; gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIA từ 2,5 m3 trở lên; gỗ thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IA từ 0,4 m3 trở lên; thực vật rừng ngoài gỗ trị giá 25.000.000 đồng trở lên; sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp trị giá từ 25.000.000 đồng trở lên.

Vận chuyển động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của chúng thuộc loài thông thường trị giá 25.000.000 trở lên; động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của chúng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá 15.000.000 đồng trở lên; sản phẩm của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB trị giá từ 1.000.000 đồng trở lên.

Vận chuyển động vật rừng hoặc bộ phận không thể tách rời sự sống của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB; ngà voi, sừng tê giác.

Vận chuyển lâm sản trái pháp luật có 02 loại gỗ trở lên (gỗ không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm và gỗ thuộc loài nguy cấp quý, hiếm) hoặc nhiều loại lâm sản khác nhau ngoài gỗ thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm, tuy khối lượng của một loại gỗ hoặc trị giá của mỗi loại lâm sản chưa đến mức bị tịch thu phương tiện nhưng tổng khối lượng các loại gỗ vận chuyển trái pháp luật từ 05 m3 trở lên hoặc tổng trị giá các loại lâm sản khác ngoài gỗ vận chuyển trái pháp luật trị giá 25.000.000 đồng trở lên.

d) Biện pháp khắc phục hậu quả:

  1. Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh; buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 1; điểm a, điểm b, điểm c của các khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11; điểm a, điểm b, điểm c, điểm đ khoản 12; điểm a, điểm c của khoản 13 và khoản 14 Điều này.
  2. Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy đối với hành vi quy định tại các khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11, khoản 12, khoản 13, khoản 14, khoản 15, khoản 16, khoản 17, khoản 18 và khoản 19 Điều này.

đ) Lưu ý:

  • Căn cứ để xác định mức phạt tính theo giá trị nếu tang vật là động vật rừng, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật rừng thuộc loài thông thường hoặc thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB, nhóm IIB hoặc là thực vật rừng ngoài gỗ hoặc là sản phẩm chế biến từ gỗ không có hồ sơ lâm sản hợp pháp; Gỗ tính theo khối lượng, đơn vị tính là mét khối (m3); Ngà voi và sừng Tê giác tính theo khối lượng, đơn vị tính là kilôgam (kg).
  • Tại khoản 12, khoản 13, khoản 14 Điều này còn quy định việc xác định mức phạt là số lượng cá thể đối với động vật rừng hoặc bộ phận không thể tách rời sự sống của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB. Theo đó mức phạt (áp dụng đối với cá nhân) sẽ từ 270.000.000 đồng theo quy định tại khoản 12 đến 360.000.000 đồng theo quy định tại khoản 14 khi tang vật vi phạm là động vật rừng hoặc bộ phận không thể tách rời sự sống của động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IB với số lượng từ 01 đến 02 cá thể lớp thú hoặc đến 06 cá thể lớp chim, bò sát hoặc đến 09 cá thể động vật lớp khác.
  • Vận chuyển lâm sản là việc dịch chuyển lâm sản từ vị trí này sang vị trí khác, biện pháp có thể bằng công cụ, phương tiện cơ giới hoặc thô sơ hoặc thủ công. Vì vậy, trường hợp vận chuyển lâm sản thủ công, bằng sức người cũng phải xem xét xử lý theo quy định tại Điều này.
  • Trường hợp vận chuyển lâm sản đã được xác định có nguồn gốc hợp pháp nhưng hồ sơ lâm sản không thực hiện đúng quy định của pháp luật; người điều khiển phượng tiện hoặc chủ lâm sản không xuất trình hồ sơ lâm sản trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm kiểm tra cho người có thẩm quyền khi kiểm tra phương tiện vận chuyển thì bị xử phạt theo quy định tại Điều 24 của Nghị định này.
  • Chủ lâm sản bị xử phạt về hành vi mua bán lâm sản theo quy định tại Điều 23 Nghị định này. Trường hợp chủ lâm sản đồng thời là chủ sở hữu hoặc người quản lý, người sử dụng hợp pháp phương tiện có hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật thì bị xử phạt hai hành vi: vận chuyển lâm sản trái pháp luật quy định tại Điều này và mua bán lâm sản trái pháp luật quy định tại Điều 23 Nghị định này.
  • Trường hợp phát hiện vận chuyển từ trong rừng ra các loại than hầm, than hoa được xác định là có nguồn gốc từ rừng tự nhiên thì chủ lâm sản bị xử phạt theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Nghị định này.
  • Chủ sở hữu phương tiện, người quản lý, người sử dụng hợp pháp nếu cố ý cho người điều khiển phương tiện sử dụng phương tiện vận chuyển lâm sản trái pháp luật thì bị xử phạt như quy định đối với người có hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật quy định tại Điều này.
  • Trường hợp phát hiện, bắt giữ mà chỉ có đối tượng vận chuyển, không có chủ lâm sản đi cùng, người có thẩm quyền xử lý không chứng minh được ai là chủ sở hữu tang vật (lâm sản) vi phạm thì chỉ xử phạt hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật đối với đối tượng vận chuyển theo quy định tại Điều này.

17. Điều 23. Tàng trữ, mua bán, chế biến lâm sản trái pháp luật

  1. Dấu hiệu hành vi:

Đối tượng vi phạm là tổ chức hoặc cá nhân thực hiện hành vi tàng trữ, mua, bán, chế biến lâm sản không có hồ sơ hợp pháp hoặc có hồ sơ hợp pháp nhưng lâm sản không đúng với nội dung hồ sơ đó.

  1. Hình thức và mức xử phạt:

Phạt chính bằng tiền (mức áp dụng đối với cá nhân) từ 5.000.000 đồng theo quy định tại khoản 1 đến 500.000.000 đồng theo quy định tại khoản 19 Điều này.

  1. Hình thức xử phạt bổ sung:
  2. Tịch thu tang vật vi phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11, khoản 12, khoản 13, khoản 14, khoản 15, khoản 16, khoản 17, khoản 18 và khoản 19 Điều này.
  3. Đình chỉ hoạt động của cơ sở chế biến lâm sản có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11, khoản 12, khoản 13, khoản 14, khoản 15, khoản 16, khoản 17, khoản 18 và khoản 19 Điều này.

d) Biện pháp khắc phục hậu quả:

  1. Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh; buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường đối với hành vi quy định tại điểm a, điểm b khoản 1; điểm a, điểm b, điểm c của các khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11; điểm a, điểm b, điểm c, điểm đ khoản 12; điểm a, điểm c của khoản 13 và khoản 14 Điều này.
  2. Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính hoặc buộc nộp lại số tiền bằng trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đã bị tiêu thụ, tẩu tán, tiêu hủy đối với hành vi quy định tại các khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5, khoản 6, khoản 7, khoản 8, khoản 9, khoản 10, khoản 11, khoản 12, khoản 13, khoản 14, khoản 15, khoản 16, khoản 17, khoản 18 và khoản 19 Điều này.

đ) Lưu ý:

  • Căn cứ để xác định mức phạt được tính như quy định tại Điều 22 đã nêu trên đây.
  • Trường hợp tàng trữ, mua, bán, chế biến lâm sản đã được xác định có nguồn gốc hợp pháp nhưng hồ sơ lâm sản không thực hiện đúng quy định của pháp luật, bị xử phạt theo quy định tại Điều 24 của Nghị định này.
  • Trường hợp kiểm tra phát hiện tàng trữ gỗ trái pháp luật mà không có cơ sở để xác định gỗ là của chủ nhà hoặc chủ cơ sở chế biến và không xác định được đối tượng vi phạm thì người có thẩm quyền xử phạt ra quyết định tịch thu theo quy định tại khoản 2 Điều 65 LXLVPHC.

18. Điều 24. Vi phạm quy định về quản lý hồ sơ lâm sản trong vận chuyển, mua bán, cất giữ, chế biến lâm sản

a) Dấu hiệu hành vi:

Đối tượng vi phạm là tổ chức hoặc cá nhân thực hiện 01 hoặc nhiều hành vi trong nhóm 9 hành vi sau:

  1. Chủ lâm sản vận chuyển, mua bán, cất giữ, chế biến thực vật rừng ngoài gỗ; động vật rừng hoặc bộ phận, sản phẩm của chúng có nguồn gốc hợp pháp nhưng không chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về hồ sơ lâm sản hợp pháp.
  2. Chủ lâm sản vận chuyển, mua bán, cất giữ, chế biến gỗ rừng trồng, gỗ vườn nhà, cây trồng phân tán có nguồn gốc hợp pháp nhưng không chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về hồ sơ lâm sản hợp pháp.
  3. Người điều khiển phương tiện, chủ lâm sản không xuất trình hồ sơ lâm sản trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm kiểm tra cho người có thẩm quyền khi kiểm tra phương tiện vận chuyển lâm sản.
  4. Chủ cơ sở chế biến, mua bán lâm sản, nuôi động vật không ghi chép vào sổ nhập, xuất lâm sản.
  5. Chủ cơ sở nuôi, trồng động vật rừng, thực vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm hoặc các loài thuộc Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp không thực hiện ghi chép sổ theo dõi nuôi, trồng theo quy định của pháp luật.
  6. Chủ cơ sở nuôi động vật rừng thông thường không thực hiện ghi chép sổ theo dõi hoặc không thông báo đúng thời hạn theo quy định của pháp luật cho cơ quan có thẩm quyền khi đưa động vật rừng thông thường về cơ sở nuôi.
  7. Chủ lâm sản vận chuyển, mua bán, cất giữ, chế biến lâm sản có nguồn gốc nhập khẩu, nguồn gốc sau xử lý tịch thu hợp pháp nhưng không chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật về hồ sơ lâm sản hợp pháp.
  8. Chủ cơ sở nuôi, trồng vì mục đích thương mại loài thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm hoặc các loài thuộc Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp có nguồn gốc hợp pháp nhưng không đăng ký mã số cơ sở nuôi, trồng theo quy định của pháp luật.
  9. Chủ lâm sản vận chuyển, mua bán, cất giữ, chế biến lâm sản có nguồn gốc từ rừng tự nhiên hợp pháp nhưng không chấp hành đầy đủ các quy định pháp luật về hồ sơ lâm sản hợp pháp.

b) Hình thức và mức xử phạt:

Phạt chính bằng tiền (mức áp dụng đối với cá nhân) từ 500.000 đồng theo quy định tại khoản 1 đến 10.000.000 đồng theo quy định tại khoản 4 Điều này.

Không áp dụng hình thức xử phạt bổ sung.

Không áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.

THỐNG KÊ CÁC HÀNH VI VI PHẠM HÀNH CHÍNH

QUY ĐỊNH TRONG NĐ 35

TT

Tên Điều

Số hành vi trong

Điều

Ghi chú

1

Điều 7. Lấn, chiếm rừng

1

2

Điều 8. Khai thác trái phép môi trường rừng và thực hiện các dịch vụ, kinh doanh trái phép trong rừng

5

3

Điều 9. Vi phạm quy định về chi trả dịch vụ môi trường rừng

7

4

Điều 10. Vi phạm quy định về quản lý rừng bền vững

2

5

Điều 11. Vi phạm quy định về hồ sơ, thủ tục khai thác lâm sản có nguồn gốc hợp pháp

2

6

Điều 12. Vi phạm quy định về chuyển mục đích sử dụng rừng

1

7

Điều 13. Khai thác rừng trái pháp luật

1

TT

Tên Điều

Số hành vi trong

Điều

Ghi chú

8

Điều 14. Vi phạm quy định về kinh doanh giống cây lâm nghiệp chính

2

9

Điều 15. Vi phạm quy định về trồng rừng thay thế

1

10

Điều 16. Vi phạm các quy định chung của Nhà nước về bảo vệ rừng

29

11

Điều 17. Vi phạm các quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy rừng gây cháy rừng

1

12

Điều 18. Vi phạm quy định về phòng trừ sinh vật hại rừng

2

13

Điều 19. Phá hủy các công trình bảo vệ và phát triển rừng

6

14

Điều 20. Phá rừng trái pháp luật

1

15

Điều 21. Vi phạm các quy định về bảo vệ động vật rừng

1

16

Điều 22. Vận chuyển lâm sản trái pháp luật

1

17

Điều 23. Tàng trữ, mua bán, chế biến lâm sản trái pháp luật

1

18

Điều 24. Điều 7 Vi phạm quy định về quản lý hồ sơ lâm sản trong vận chuyển, mua bán, cất giữ, chế biến lâm sản

9

Cộng tổng các hành vi vi phạm quy định tại Nghị định 35

73

Tham vấn xây dựng Sổ tay tại Vườn Quốc gia Bạch Mã Nguồn: Nguyễn Anh Thịnh/USAID

Tham vấn xây dựng Sổ tay tại Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Trị Nguồn: Nguyễn Anh Thịnh/USAID

Phần 3

XỬ LÝ HÌNH SỰ TRONG LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP

Mục 1 QUY ĐỊNH CHUNG

I. TỘI PHẠM TRONG LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP

1. Tội phạm

  • Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của BLHS phải bị xử lý hình sự.
  • Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể thì không phải là tội phạm và được xử lý bằng các biện pháp khác.

2. Các tội trong lĩnh vực Lâm nghiệp

Tội phạm liên quan đến lĩnh vực Lâm nghiệp được quy định tại Bộ Luật hình sự năm 2017, (sửa đổi bổ sung năm 2017), cụ thể gồm các tội sau:

  1. Điều 232. Tội vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản
  2. Điều 233. Tội vi phạm quy định về quản lý rừng
  3. Điều 234. Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã
  4. Điều 243. Tội hủy hoại rừng
  5. Điều 244. Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm
  1. Điều 245. Tội vi phạm quy định về quản lý khu bảo tồn thiên nhiên
  2. Điều 313. Tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy
  3. Điều 345. Tội vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử – văn hóa, danh lam, thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng

II. NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN ĐIỀU TRA HÌNH SỰ CỦA KIỂM LÂM THEO LUẬT TỔ CHỨC CƠ QUAN ĐIỀU TRA HÌNH SỰ

Điều tra là một giai đoạn của tố tụng hình sự, trong đó cơ quan Kiểm lâm áp dụng biện pháp do luật định để xác định tội phạm, người thực hiện hành vi phạm tội và các tình tiết khác làm cơ sở cho việc giải quyết vụ án.

Để Viện Kiểm sát có thể truy tố đúng người phạm tội trong lĩnh vực Lâm nghiệp, Tòa án có thể xét xử đúng người, đúng tội, đúng quy định pháp luật thì trước đó, giai đoạn điều tra phải thu thập đầy đủ chứng cứ buộc tội và chứng cứ gỡ tội, chứng cứ xác định tình tiết tăng nặng và tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can và chứng cứ xác định các tình tiết khác của vụ án. Nếu giai đoạn điều tra không thu thập được đầy đủ chứng cứ hoặc việc thu thập chứng cứ có những vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng thì Viện Kiểm sát hoặc Tòa án sẽ trả hồ sơ yêu cầu điều tra bổ sung. Cơ quan có thẩm quyền điều tra có trách nhiệm điều tra bổ sung đáp ứng yêu cầu của Viện Kiểm sát hoặc Tòa án.

Để thu thập chứng cứ, trong giai đoạn điều tra, cơ quan Kiểm lâm có thẩm quyền được tiến hành các hoạt động điều tra theo quy định của BLTTHS. Nhiệm vụ, quyền hạn điều tra của Kiểm lâm quy định tại Điều 34 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015.

Điều 34. Nhiệm vụ, quyền hạn điều tra của Kiểm lâm

1. Cơ quan Kiểm lâm khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình mà phát hiện tội phạm quy định tại các điều 232, 243, 244, 245, 313 và 345 của Bộ luật hình sự thì Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm vùng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

  1. Đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng thì quyết định khởi tố vụ án, khám nghiệm hiện trường, khám xét, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, trưng cầu giám định khi cần thiết, khởi tố bị can, tiến hành các biện pháp điều tra khác theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, kết thúc điều tra và chuyển hồ sơ vụ án cho Viện Kiểm sát có thẩm quyền trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án;
  2. Đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp thì quyết định khởi tố vụ án, khám nghiệm hiện trường, khám xét, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.

2. Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm vùng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm trực tiếp tổ chức và chỉ đạo các hoạt động điều tra, quyết định phân công hoặc thay đổi cấp phó trong việc điều tra vụ án hình sự, kiểm tra các hoạt động điều tra, quyết định thay đổi hoặc huỷ bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của cấp phó, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Khi Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Chi cục trưởng Chi cục

Kiểm lâm vùng, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm vắng mặt thì một cấp phó được uỷ nhiệm thực hiện các quyền hạn của cấp trưởng quy định tại khoản này và phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được giao.

  1. Khi được phân công điều tra vụ án hình sự, Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm vùng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm có quyền áp dụng các biện pháp điều tra quy định tại khoản 1 Điều này.
  2. Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm vùng; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; Hạt trưởng, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi và quyết định của mình.

Lưu ý:

  • Đối với tội vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy (Điều 313): Kiểm lâm chỉ có nhiệm vụ, quyền hạn điều tra đối với các hành vi vi phạm các quy định về phòng cháy, chữa cháy rừng.
  • Đối với tội vi phạm các quy định về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử – văn hóa, danh lam, thắng cảnh gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 345): Kiểm lâm chỉ có nhiệm vụ, quyền hạn điều tra đối với các hành vi vi phạm gây thiệt hại đến diện tích rừng trong khu vực di tích lịch sử – văn hóa, danh lam, thắng cảnh.

III. THẨM QUYỀN TIẾN HÀNH MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA CỦA KIỂM LÂM

  1. Cơ quan, người được giao tiến hành một số hoạt động điều tra của Kiểm lâm

Bộ LTTHS năm 2015 quy định về nhiệm vụ quyền hạn của Kiểm lâm trong điều tra hình sự, cụ thể:

Cơ quan Kiểm lâm được giao tiến hành một số hoạt động điều tra quy định tại điểm c khoản 1 Điều 35 BLTTHS. Người của Kiểm lâm được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quy định tại điểm d khoản 2 Điều 35

BLTTHS.

BLTTHS. Điều 35. Cơ quan và người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra

1. Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra gồm:

c) Các cơ quan của Kiểm lâm;

2. Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra gồm:

c) Người được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Kiểm lâm gồm Cục trưởng, Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm; Chi cục trưởng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; Hạt trưởng, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm;

  1. Nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra của Kiểm lâm

Nhiệm vụ của Kiểm lâm trong hoạt động tố tụng hình sự nhằm:

  • Xác định tội phạm, người thực hiện hành vi phạm tội trong lĩnh vực Lâm nghiệp cũng như các tình tiết khác có liên quan đến việc giải quyết vụ án.
  • Lập hồ sơ vụ án, đề nghị truy tố bị can đối với tội phạm ít nghiêm trọng trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 34 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự và chuyển cho Viện Kiểm sát để quyết định khởi tố vụ án.
  • Xác định nguyên nhân và điều kiện phạm tội, yêu cầu các cơ quan, tổ chức có liên quan áp dụng các biện pháp khắc phục và ngăn ngừa.

Thẩm quyền tiến hành tố tụng của Kiểm lâm quy định tại điểm c khoản 2 Điều 35 Bộ luật Tố tụng hình sự.

Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cấp trưởng, cấp phó, cán bộ điều tra của Kiểm lâm được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, quy định cụ thể tại Điều 39

BLTTHS.

BLTTHS. Điều 39. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cấp trưởng, cấp phó, cán bộ điều tra của các cơ quan của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra

1. Cấp trưởng các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 35 của Bộ luật này có những nhiệm vụ, quyền hạn:

  1. Trực tiếp chỉ đạo hoạt động thụ lý, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra vụ án hình sự theo thẩm quyền;
  2. Quyết định phân công hoặc thay đổi cấp phó, cán bộ điều tra trong việc thụ lý, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra vụ án hình sự;
  3. Kiểm tra hoạt động thụ lý, giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra vụ án hình sự của cấp phó và cán bộ điều tra;
  4. Quyết định thay đổi hoặc hủy bỏ quyết định không có

căn cứ và trái pháp luật của cấp phó, cán bộ điều tra;

đ) Quyết định giao người bị buộc tội là người dưới 18

tuổi cho người đại diện của họ giám sát.

Khi vắng mặt, cấp trưởng ủy quyền cho một cấp phó được thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của cấp trưởng. Cấp phó chịu trách nhiệm trước cấp trưởng về nhiệm vụ được ủy quyền. Cấp trưởng, cấp phó không được ủy quyền cho cán bộ điều tra thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

2. Khi tiến hành tố tụng hình sự đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lý lịch người phạm tội rõ ràng, những người quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 35 của Bộ luật này có những nhiệm vụ, quyền hạn:

  1. Thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật từ những người có

liên quan để kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm;

  1. Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; quyết định khởi tố, không khởi tố, thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án; quyết định khởi tố, thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố bị can;
  2. Trực tiếp tổ chức và chỉ đạo việc khám nghiệm hiện

trường;

  1. Quyết định trưng cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản; quyết định khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án;

đ) Triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai bị hại, đương sự; triệu tập và lấy lời khai người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị tố giác, kiến nghị khởi tố; triệu tập và lấy lời khai người làm chứng; lấy lời khai người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp;

  1. Quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn, biện pháp

cưỡng chế theo quy định của Bộ luật này;

g) Kết luận điều tra, đề nghị truy tố hoặc kết luận điều tra và quyết định đình chỉ điều tra; quyết định tạm đình chỉ điều tra; quyết định phục hồi điều tra.

3. Khi tiến hành tố tụng hình sự đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp, những người được quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 35 của Bộ luật này có những nhiệm vụ, quyền hạn:

  1. Thu thập chứng cứ, tài liệu, đồ vật từ những người có

liên quan để kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm;

  1. Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; quyết định khởi tố, không khởi tố, thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án;
  2. Quyết định khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật

chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án;

  1. Triệu tập và lấy lời khai người làm chứng, bị hại,

đương sự.

4. Cán bộ điều tra có những nhiệm vụ, quyền hạn:

  1. Lập hồ sơ giải quyết nguồn tin về tội phạm; lấy lời khai của những người có liên quan để kiểm tra, xác minh nguồn tin về tội phạm;
  2. Lập hồ sơ vụ án hình sự;
  3. Hỏi cung bị can; lấy lời khai người tố giác, báo tin về tội phạm, người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố, người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, người làm chứng, bị hại, đương sự;
  4. Tiến hành khám nghiệm hiện trường; thi hành lệnh khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án.

5. Trong phạm vi trách nhiệm của mình, cấp trưởng,

cấp phó, cán bộ điều tra của các cơ quan của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Kiểm ngư được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình. Cấp trưởng, cấp phó không được ủy quyền cho cán bộ điều tra thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

IV. TIẾP NHẬN, GIẢI QUYẾT TIN BÁO TỐ GIÁC VỀ TỘI PHẠM CỦA KIỂM LÂM

  1. Quy định về tiếp nhận, giải quyết tin báo tố giác về tội phạm

Thông tư liên tịch số 01/2017/TTLT-BCA-BQP-BTCBNN&PTNT-VKSNDTC, ngày 29/12/2017 quy định việc phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc thực hiện một số quy định của Bộ LTTHS năm 2015 về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

Nguyên tắc, trách nhiệm tiếp nhận, thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm; trách nhiệm tiếp nhận, thẩm quyền giải quyết kiến nghị khởi tố:

Điều 4. Nguyên tắc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

3. Chỉ những cơ quan và người có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố mới được tiến hành giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

5. Cơ quan tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có trách nhiệm thực hiện yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố về việc giữ bí mật việc tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của họ, người thân thích của họ khi bị đe dọa.

Điều 5. Trách nhiệm tiếp nhận, thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm

1. Các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm:

b) Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt

động điều tra;

  1. Thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm

a) Các cơ quan quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều này, trừ Đội An ninh ở Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết gọn là Đội An ninh Công an cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm theo thẩm quyền điều tra của mình.

Điều 6. Trách nhiệm tiếp nhận, thẩm quyền giải quyết kiến nghị khởi tố

  1. Cơ quan điều tra có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết kiến nghị khởi tố theo thẩm quyền điều tra của mình.
  2. Viện kiểm sát có trách nhiệm tiếp nhận mọi kiến nghị khởi tố và chuyển ngay đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền để giải quyết.

Nguyên tắc, trách nhiệm tiếp nhận, thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm; trách nhiệm tiếp nhận, thẩm quyền giải quyết kiến nghị khởi tố.

2. Tổ chức tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

Điều 7. Tổ chức tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

  1. …. Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an phải bố trí cán bộ trực để tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.

Các cơ quan, tổ chức khác khi có tố giác, tin báo về tội phạm thì phải phân công người tiếp nhận.

  1. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khi nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố qua dịch vụ bưu chính, điện thoại hoặc qua phương tiện thông tin khác thì ghi vào sổ tiếp nhận. Nếu cá nhân trực tiếp đến tố giác về tội phạm hoặc đại diện cơ quan, tổ chức trực tiếp đến báo tin về tội phạm thì lập biên bản tiếp nhận và ghi vào sổ tiếp nhận. Có thể ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh việc tiếp nhận.

Trường hợp người phạm tội đến tự thú, đầu thú thì thực hiện theo trình tự, thủ tục theo quy định tại Điều 152 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

  1. Giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

Điều 9. Giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

  1. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm thuộc thẩm quyền giải quyết, cấp trưởng Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quy định tại khoản 2 Điều 35 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 trực tiếp chỉ đạo việc thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, phân công Cán bộ điều tra thuộc quyền hoặc ra Quyết định phân công cấp phó trong việc thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền.

Đối với tố giác, tin báo về tội phạm sau khi tiếp nhận đã rõ về dấu hiệu của tội phạm, đủ căn cứ để khởi tố vụ án hình sự thì cấp trưởng ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự và thực hiện trình tự, thủ tục theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015, không phải ra Quyết định phân công giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm.

  1. Kết thúc quá trình giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan đã thụ lý, giải quyết phải ra một trong các quyết định quy định tại khoản 1 Điều 147 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

Việc tạm đình chỉ, phục hồi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố được thực hiện theo quy định tại Điều 148, Điều 149 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.

  1. Thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

Điều 11. Thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

1. Thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố không quá 20 ngày kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố. Đối với tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng (trong trường hợp được Thủ trưởng ủy quyền hoặc phân công), cấp trưởng, cấp phó (trong trường hợp được cấp trưởng ủy quyền hoặc phân công) cơ quan đang thụ lý, giải

quyết có thể kéo dài thời hạn giải quyết nhưng không quá 02 tháng kể từ ngày nhận được tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết.

  1. Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh, chậm nhất 05 ngày trước khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng (trong trường hợp được Thủ trưởng ủy quyền hoặc phân công), cấp trưởng, cấp phó (trong trường hợp được cấp trưởng ủy quyền hoặc phân công) cơ quan đang thụ lý, giải quyết phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh. Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị nêu trên, Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền phải xem xét, quyết định. Trường hợp đề nghị của cơ quan đang thụ lý, giải quyết là có căn cứ thì Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát (trong trường hợp được Viện trưởng ủy quyền hoặc phân công) ra Quyết định gia hạn thời hạn kiểm tra, xác minh; thời hạn gia hạn kiểm tra, xác minh là không quá 02 tháng kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này. Trường hợp xét thấy đề nghị của cơ quan đang thụ lý, giải quyết là không có căn cứ thì Viện trưởng hoặc Phó Viện trưởng Viện kiểm sát (trong trường hợp được Viện trưởng ủy quyền hoặc phân công) ra văn bản thông báo nêu rõ lý do cho cơ quan đang thụ lý, giải quyết và cơ quan đang thụ lý, giải quyết phải dừng việc kiểm tra, xác minh, ra một trong các quyết định quy định tại khoản 1 Điều 147 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015.
  2. Thời hạn giải quyết tiếp trong trường hợp Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác,

tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố của cơ quan đang thụ lý, giải quyết là không quá 01 tháng kể từ ngày cơ quan đang thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố nhận được quyết định hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ.

Thời hạn giải quyết tiếp trong trường hợp cơ quan đang thụ lý, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố ra quyết định phục hồi giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố là không quá 01 tháng kể từ ngày ra quyết định phục hồi.

5. Thông tư số 61/2017/ TT-BCA ngày 14/12/2017 của Bộ Công an quy định biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về điều tra hình sự

Biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm thực hiện theo quy định tại Thông tư số: 61/2017/ TT-BCA ngày 14/12/2017 quy định biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách về điều tra hình sự của Bộ trưởng Bộ Công an.

Vườn Quốc gia Ba Bể – Nguồn: Nguyễn Anh Thịnh

Khu Bảo tồn Thiên nhiên Pù Luông – Nguồn: Nguyễn Anh Thịnh

Mục 2 TRÌNH TỰ, THỦ TỤC TIẾN HÀNH CÁC HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA HÌNH SỰ CỦA KIỂM LÂM

1. Đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng

  1. Quyết định khởi tố vụ án hình sự (mẫu quyết định khởi tố vụ án hình sự, ký hiệu số 97 danh mục biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách ban hành kèm theo TT 61):

Lưu ý:

*Theo quy định tại Điều 143 BLTTHS thì chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ:

  • Tố giác của cá nhân;
  • Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
  • Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
  • Kiến nghị khởi tố của cơ quan Nhà nước;
  • Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;
  • Người phạm tội tự thú.

* Theo quy định tại Điều 157 BLTTHS thì cơ quan Kiểm lâm không được khởi tố vụ án hình sự khi có một trong các căn cứ sau:

  • Không có sự việc phạm tội;
  • Hành vi không cấu thành tội phạm;
  • Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;
  • Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;
  • Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;
  • Tội phạm đã được đại xá;
  • Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác;
  • Tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự mà bị hại hoặc người đại diện của bị hại không yêu cầu khởi tố.

Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, cơ quan Kiểm lâm phải gửi quyết định đó kèm theo tài liệu liên quan đến Viện kiểm sát có thẩm quyền để kiểm sát việc khởi tố (khoản 2 Điều 154 BLTTHS).

Lưu ý:

  • Cơ quan Kiểm lâm ra quyết định thay đổi quyết định khởi tố vụ án hình sự khi có căn xứ xác định tội phạm đã khởi tố không đúng với hành vi vi phạm xảy ra (mẫu quyết định thay đổi quyết định khởi tố vụ án, ký hiệu số 99 danh mục biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách ban hành kèm theo TT 61); ra quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự khi có căn cứ xác định còn tội phạm khác chưa bị khởi tố (mẫu quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án, ký hiệu số 100 danh mục biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách ban hành kèm theo TT 61).
  • Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định thay đổi

hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự cơ quan Kiểm lâm phải gửi quyết định kèm theo các tài liệu liên quan đến việc thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền để kiểm sát việc khởi tố.

  1. Quyết định khởi tố bị can (mẫu quyết định khởi tố bị can, ký hiệu số 106 danh mục biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách ban hành kèm theo TT 61).

Khởi tố bị can là hoạt động điều tra do cơ quan Kiểm lâm tiến hành khi có căn cứ xác định một người hoặc pháp nhân đã thực hiện hành vi phạm tội thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 34 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự.

Lưu ý:

  • Để ra quyết định khởi tố bị can, cơ quan có thẩm quyền khởi tố phải có đủ chứng cứ xác định một người đã thực hiện hành vi phạm tội, làm rõ đó là tội phạm gì, quy định ở điều, khoản nào của BLHS; xác định rõ lí lịch của người thực hiện hành vi phạm tội.
  • Quyết định khởi tố bị can phải ghi rõ thời gian, địa điểm ra quyết định; họ tên, chức vụ người ra quyết định; họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nghề nghiệp, hoàn cảnh gia đình của bị can; bị can bị khởi tố về tội gì, theo điều khoản nào của BLHS; thời gian, địa điểm phạm tội và những tình tiết khác của tội phạm.
  • Nếu bị can khởi tố về nhiều tội khác nhau thì quyết định khởi tố bị can phải ghi rõ từng tội danh và điều khoản của BLHS được áp dụng. Sau khai khởi tố bị can, cơ quan ra

quyết định khởi tố phải chụp ảnh, lập danh bản chỉ (mẫu danh bản, bản chỉ, ký hiệu số 186 và 187 danh mục biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách ban hành kèm theo TT 61) và đưa vào hồ sơ vụ án.

  • Quyết định khởi tố bị can là cơ sở pháp lý để cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát áp dụng những biện pháp cưỡng chế tố tụng với bị can. Nếu một người chưa bị khởi tố bị can thì không được áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với họ, trừ trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang. Khi một người bị khởi tố bị can thì người đó có quyền và nghĩa vụ của bị can do BLTTHS quy định. Để bị can sử dụng tốt quyền và nghĩa vụ của mình, cơ quan ra quyết định khởi tố bị can phải giao ngay quyết định và giải thích quyền và nghĩa vụ của bị can cho bị can, yêu cầu bị can ký vào biên bản giao nhận.
  • Người ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, đồng thời là người ra quyết định khởi tố bị can, trong thời hạn 24 giờ phải có văn bản báo cáo, chuyển quyết định khởi tố bị can với tài liệu có liên quan đến viện kiểm sát nhân dân cùng cấp để phê chuẩn quyết định khởi tố bị can theo quy định tại khoản 3 Điều 179 BLTTHS.
  1. Quyết định phân công cấp phó, cán bộ tiến hành một số hoạt động điều tra vụ án hình sự được khởi tố (mẫu quyết định phân công, ký hiệu số 91 danh mục biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách ban hành kèm theo TT 61).

Người ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, đồng thời ra quyết định phân công công chức Kiểm lâm thuộc quyền quản lý tiến hành các hoạt động điều tra vụ án hình sự.

  1. Khám nghiệm hiện trường (mẫu biên bản khám nghiệm hiện trường, ký hiệu số 138 danh mục biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách ban hành kèm theo TT 61).

Đối với tội phạm ít nghiêm trọng, phạm tội quả tang, chứng cứ lai lịch người phạm tội rõ ràng không nhất thiết phải khám nghiệm hiện trường. Tuy nhiên, trong từng vụ án cụ thể, xét thấy cần thiết để củng cố thêm chứng cứ, người được phân công tham gia một số hoạt động điều tra có thể tổ chức tiến hành khám nghiệm hiện trường theo quy định tại Điều 201 BLTTHS.

Lưu ý:

  • Khám nghiệm hiện trường là hoạt động điều tra trực tiếp tại nơi xảy ra, nơi phát hiện tội phạm để phát hiện dấu vết của tội phạm, thu giữ vật chứng, tài liệu, đồ vật, dữ liệu có liên quan và làm sáng tỏ các tình tiết có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án.
  • Hoạt động khám nghiệm hiện trường có thể được tiến hành trước khi khởi tố vụ án hình sự. Trước khi khám nghiệm, người được giao tiến hành một số hoạt động điều tra phải thông báo cho Viện Kiểm sát cùng cấp biết. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc khám nghiệm. Khi khám nghiệm phải có người chứng kiến và có thể cho bị can, người bào chữa, bị hại, người làm chứng tham dự việc khám nghiệm. Trong trường hợp cần thiết phải mời nhà chuyên môn tham dự việc khám nghiệm.
  • Trước khi bắt đầu khám nghiệm, cán bộ điều tra quan sát toàn cảnh hiện trường để quyết định phương pháp khám nghiệm thích hợp. Đầu tiên, khám nghiệm sơ bộ bằng mắt mà không động đến các đồ vật, tài liệu trên hiện trường, sau đó tiến hành khám nghiệm chi tiết. Cán bộ điều tra tiến hành chụp ảnh, vẽ sơ đồ, mô tả hiện trường, đo đạc, dựng mô hình, thu lượm và xem xét tại chỗ và thu lượm dấu vết tội phạm, đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án và ghi rõ kết quả khám nghiệm và biên bản khám nghiệm hiện trường. Trong trường hợp không thể xem xét ngay thì đồ vật và tài liệu thu giữ phải được bảo quản, giữ nguyên hiện trạng hoặc niêm phong đưa về nơi tiến hành điều tra.

b) Kết quả công tác khám nghiệm hiện trường phải được phản ánh trong hồ sơ khám nghiệm hiện trường trong các tài liệu gồm: Biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường, bản ảnh hiện trường…

  1. Khám xét, tạm giữ tài liệu, đồ vật liên quan trực tiếp đến vụ án:

Khám xét là hoạt động điều tra nhằm tìm kiếm dấu vết tội phạm, vật chứng hoặc những đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án. Căn cứ khám xét được quy định tại Điều 192 BLTTHS.

Khám xét người thực hiện theo quy định tại Điều 194 BLTTHS.

Khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện thực hiện theo quy định tại Điều 195 BLTTHS.

Lưu ý:

Để tránh việc khám xét tràn lan, xâm phạm đến quyền con người, quyền công dân đồng thời để đảm bảo phát hiện kịp thời, mọi tội phạm, BLTTHS quy định những người có thẩm quyền bắt bị can, bị cáo để tạm giam; theo quy định tại khoản 1 Điều 113 và khoản 1 Điều 193 thì lực lượng Kiểm lâm không có thẩm quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo, khám xét.

  1. Lấy lời khai (mẫu biên bản ghi lời khai, ký hiệu số 178 danh mục biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách ban hành kèm theo TT 61):
  • Lấy lời khai là hoạt động điều tra thu thập chứng cứ do những người có liên quan đến vụ án cung cấp nhằm giải quyết vụ án.
  • Hỏi cung bị can thực hiện theo quy định tại Điều 183

BLTTHS.

Lưu ý:

Sau khi có quyết định khởi tố bị can, cơ quan ra quyết định phải triệu tập bị can để hỏi cung. Giấy triệu tập bị can được sử dụng để yêu cầu bị can tại ngoại đến cơ quan điều tra để hỏi cung hoặc tham gia vào hoạt động điều tra khác (mẫu giấy triệu tập, ký hiệu số 194 danh mục biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách ban hành kèm theo TT 61).

Trước khi hỏi cung lần đầu, điều tra viên phải đọc quyết định khởi tố bị can và giải thích cho bị can biết rõ quyền và nghĩa vụ. Trong trường hợp hỏi cung có người phiên dịch thì điều tra viên phải giải thích quyền và nghĩa vụ của người phiện dịch và giải thích cho bị can biết họ được quyền yêu cầu người phiên dịch. Nếu hỏi cung có mặt người bào chữa, người đại diện hợp pháp của bị can thì điều tra viên phải giải thích cho họ biết quyền và nghĩa vụ rồi mới tiến hành hỏi cung. Bị can được trình bày những tình tiết của vụ án. Nếu vụ án có nhiều bị can thì hỏi riêng từng người và không để họ tiếp xúc với nhau. Có thể cho bị can tự viết lời khai của mình. Không được hỏi cung vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn được nhưng phải ghi rõ lí do vào biên bản (khoản 3 Điều 183 BLTTHS).

Mỗi lần hỏi cung đều phải lập biên bản. Biên bản phải

ghi đầy đủ lời trình bày của bị can, các câu hỏi và câu trả lời. Trong trường hợp người bào chữa được hỏi cung bị can thì biên bản cũng phải ghi đầy đủ câu hỏi của người bào chữa và trả lời của bị can. Pháp luật nghiêm cấm cán bộ điều tra tự sửa chữa, thêm bớt lời khai của bị can. Trong trường hợp có bổ sung và sửa chữa biên bản thì bị can và điều tra viên cùng ký xác nhận. Nếu biên bản có nhiều trang thì điều tra viên và bị can cùng ký xác nhận tờ khai đó. Nếu hỏi cung bị can có người phiên dịch, người bào chữa, người đại diện hợp pháp của bị can thì người phiên dịch và bị can ký vào từng trang biên bản hỏi dung, người bào chữa, người đại diện hợp pháp của bị can cùng kỳ vào biên bản khách quan.

Mọi hoạt động hỏi cung bị can tại trụ sở cơ quan được tiến hành một số hoạt động điều tra phải được ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh.

Lấy lời khai những người làm chứng là hoạt động điều tra, thu thập chứng cứ do người làm chứng đưa ra nhằm giải quyết vụ án, việc lấy lời khai thực hiện theo quy định tại Điều

186 BLTTHS.

Lưu ý:

Trước khi lấy lời khai, điều tra viên phải làm giấy triệu tập và gửi cho người làm chứng. Giấy triệu tập người làm chứng ghi rõ họ tên, chỗ ở hoặc nơi làm việc, học tập của người làm chứng; giờ, ngày, tháng, năm và địa điểm có mặt; mục đích và nội dung làm việc, thời gian làm việc; gặp ai và trách nhiệm về việc vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.

Giấy triệu tập được giao trực tiếp cho người làm chứng hoặc thông qua chính quyền xã, phường, thị trấn nơi

người làm chứng cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người làm chứng làm việc, học tập. Trong mọi trường hợp, việc giao giấy triệu tập phải được ký nhận. Chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người làm chứng cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người làm chứng làm việc, học tập có trách nhiệm tạo điều kiện cho người làm chứng thực hiện nghĩa vụ;

Trường hợp người làm chứng chưa đủ 18 tuổi thì giấy triệu tập được giao cho cha, mẹ hoặc người đại diện khác của họ. Trong mọi trường hợp việc giao giấy triệu tập phải được ký nhận. Mẫu giấy triệu tập, ký hiệu số 194 danh mục biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách ban hành kèm theo TT61.

(7) Trưng cầu giám định (mẫu quyết định trưng cầu giám định, ký hiệu số 152 danh mục biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách ban hành kèm theo TT 61).

Trong quá trình giải quyết vụ án, khi xác định có các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định theo quy định tại Điều 206 BLTTHS cũng như khi xét thấy cần thiết phải thực hiện giám định để xác định loài động vật, thực vật, xác định diện tích rừng bị thiệt hại, giá trị thiệt hại, loại rừng… (Luật Giám định tư pháp; các điều 205-214 BLTTHS).

Lưu ý:

Quyết định trưng cầu giám định ghi rõ tên cơ quan trưng cầu, họ tên, người có thẩm quyền trưng cầu giám định; tên tổ chức, họ tên người được trưng cầu giám định, tên và đặc điểm của đối tượng cần giám định, tên tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có), nội dung yêu cầu giám định, ngày, tháng, năm trưng cầu và thời hạn trả kết

luận giám định.

Sau khi nhận quyết định trưng cầu giám định, cá nhân hoặc hội đồng giám định phải hoàn thành việc giám định trong thời hạn luật định (Điều 208 BLTTHS). Việc giám định có thể tiến hành tại cơ quan giám định hoặc tại nơi tiến hành điều tra vụ án. Khi tiến hành giám định, điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán, người yêu cầu giám định có quyền tham dự nhưng phải báo trước cho người giám định biết.

Trong trường hợp việc giám định không thể tiến hành theo thời hạn mà cơ quan trưng cầu giám định yêu cầu thì cơ quan giám định hoặc người giám định phải thông báo ngay bằng văn bản và nêu rõ lý do cho cơ quan đã trưng cầu giám định biết. Sau khi tiến hành giám định, người giám định hoặc hội đồng giám định ra kết luận về những vấn đề được yêu cầu giám định (mẫu bản kết luận, ký hiệu số 194 danh mục biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách ban hành kèm theo TT61).

– Định giá tài sản.

Trong quá trình tố tụng, nếu xét thấy cần xác định trị giá của tài sản (trị giá thiệt hại, trị giá động vật rừng…) để xác định tội phạm, định tội, định khung hình phạt… thì cơ quan có thẩm quyền yêu cầu giám định (mẫu văn bản yêu cầu định giá, ký hiệu số 166 danh mục biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách ban hành kèm theo TT 61), Nghị định số 30/2018/ NĐ-CP ngày 07/3/2018 quy định chi tiết việc thành lập và hoạt động của hội đồng định giá tài sản; trình tự, thủ tục định giá tài sản trong tố tụng hình sự; các Điều 215-222

BLTTHS.

Lưu ý:

Văn bản yêu cầu định giá tài sản phải ghi rõ tên cơ quan yêu cầu định giá; họ tên người có thẩm quyền yêu cầu định giá; tên Hội đồng định giá tài sản được yêu cầu; thông tin và đặc điểm của tài sản cần định giá; tài liệu có liên quan (nếu có); nội dung yêu cầu định giá tài sản; ngày, tháng, năm yêu cầu định giá tài sản, thời hạn trả kết luận định giá tài sản. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra văn bản yêu cầu định giá tài sản, cơ quan yêu cầu định giá phải giao hoặc gửi văn bản yêu cầu định giá tài sản, hồ sơ, đối tượng yêu cầu định giá tài sản cho Hội đồng định giá tài sản được yêu cầu; gửi văn bản yêu cầu định giá tài sản cho Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra.

(8) Kết thúc điều tra (Điều 232, 233 BLTTHS):

Việc điều tra kết thúc khi cơ quan điều tra làm bản kết luận điều tra đề nghị truy tố (mẫu văn bản kết luận điều tra đề nghị truy tố, ký hiệu số 216 danh mục biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách ban hành kèm theo TT 61) hoặc làm bản kết luận điều tra và quyết định đình chỉ điều tra (mẫu bản kết luận điều tra vụ án hình sự trong trường hợp đình chỉ điều tra, ký hiệu số 217 danh mục biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách ban hành kèm theo TT 61).

Lưu ý:

– Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra bản kết luận điều tra, cơ quan Kiểm lâm phải giao bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc bản kết luận điều tra kèm theo quyết định đình chỉ điều tra cùng hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp; giao bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc quyết định đình chỉ điều tra cho bị can hoặc người đại diện của

bị can; gửi bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc quyết định đình chỉ điều tra cho người bào chữa; thông báo cho bị hại, đương sự và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ (khoản 4 Điều 232 BLTTHS).

– Bản kết luật điều tra là văn bản tố tụng tổng kết việc điều tra và đề xuất giải quyết vụ cán của cơ quan Kiểm lâm khi tiến hành một số hoạt động điều tra, truy tố tội phạm. Khi có đầy đủ chứng cứ để xác định có tội phạm và bị can thì cơ quan Kiểm lâm làm bản kết quận điều tra đề nghị truy tố. Bản kết luận điều tra ghi rõ diễn biến hành vi phạm tội; chứng cứ xác định hành vi phạm tội của bị can, thủ đoạn, động cơ, mục đích phạm tội, tính chất, mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra; việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, đặc điểm nhân thân của bị can; việc thu giữ, tạm giữ tài liệu, đồ vật và việc xử lý vật chứng; nguyên nhân và điều kiện dẫn đến hành vi phạm tội và tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án; lý do và căn cứ đề nghị truy tố; tội danh, điều, khoản, điểm của Bộ luật hình sự được áp dụng; những ý kiến đề xuất giải quyết vụ án. Bản kết luận điều tra phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra kết luận; họ tên, chức vụ và chữ ký của người ra kết luận điều tra.

2. Đối với tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng hoặc tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp

  1. Quyết định khởi tố vụ án hình sự (mẫu quyết định khởi tố vụ án hình sự, ký hiệu số 97 danh mục biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách ban hành kèm theo TT 61).
  2. Quyết định phân công cấp phó, cán bộ tiến hành một số hoạt động điều tra vụ án hình sự đó được khởi tố (mẫu quyết định phân công, ký hiệu số 91 danh mục biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách ban hành kèm theo TT 61).
  3. Tiến hành một số hoạt động điều tra vụ án: khám nghiệm hiện trường, khám xét, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án. Quá trình tiến hành một số hoạt động điều tra đối với tội phạm ít nghiêm trọng nhưng phức tạp, tội phạm nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng thực hiện như hướng dẫn điều tra đối với tội phạm ít nghiêm trọng trong trường hợp phạm tội quả tang, chứng cứ và lai lịch người phạm tội rõ ràng.
  4. Sau khi kết thúc một số hoạt động điều tra, cơ quan Kiểm lâm chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan Điều tra cùng cấp trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án (mẫu biên bản giao nhận hồ sơ vụ án, ký hiệu số 219 danh mục biểu mẫu, giấy tờ, sổ sách ban hành kèm theo TT 61).

Lưu ý thời hạn điều tra:

  • Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra.
  • Trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện

kiểm sát gia hạn điều tra. Việc gia hạn điều tra được quy định như sau:

+ Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá 02 tháng;

+ Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, lần thứ nhất không quá 03 tháng và lần thứ hai không quá 02 tháng;

+ Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, mỗi lần không quá 04 tháng;

+ Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra ba lần, mỗi lần không quá 04 tháng.

+ Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà thời hạn gia hạn điều tra đã hết nhưng do tính chất rất phức tạp của vụ án mà chưa thể kết thúc việc điều tra thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể gia hạn thêm một lần không quá 04 tháng.

– Đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần không quá 04 tháng.

4. Trường hợp thay đổi hoặc bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự, nhập vụ án thì tổng thời hạn điều tra không vượt quá thời hạn quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 172 BLTTHS.

Voi Châu Phi – Nguồn: Shankar S

Tê tê Java được tái thả về tự nhiên – Nguồn: Save Vietnam’s Wildlife

Phần 4 MỘT SỐ VỤ VI PHẠM ĐIỂN HÌNH

I. HÀNH VI VẬN CHUYỂN VÀ TÀNG TRỮ, MUA

BÁN LÂM SẢN TRÁI PHÁP LUẬT

  1. Tóm tắt vụ việc

Ngày 08/6/2019, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đ nhận được đơn tố giác tội phạm với nội dung ông T cất giữ nhiều gỗ Nghiến dạng thớt không có giấy tờ tại kho của gia đình ở Đội 10 xã M, huyện Q, tỉnh Đ. Nhà được che chắn để bốc lên xe vận chuyển đi tiêu thụ.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đ chủ trì, phối hợp với Chi cục Kiểm lâm tỉnh (Đội cơ động) tiến hành kiểm tra tại kho hàng của ông T tại Đội 10 xã M, huyện Q, tỉnh Đ phát hiện có 1.126 lóng gỗ Nghiến tròn dạng thớt, nhóm IIA, khối lượng 7,789 m3. Mở rộng kiểm tra còn phát hiện trong thùng xe ô tô bán tải mang biển kiểm soát 29C721.XX có 30 lóng gỗ Nghiến tròn dạng thớt, nhóm IIA, khối lượng 0,216 m3. Như vậy tổng số lượng gỗ có trên thùng xe ô tô và trong kho là 1.156 lóng, khối lượng 8,005 m3 (Tám phẩy không không năm mét khối).

  1. Kết quả xác minh

Tại Cơ quan Điều tra ông T khai nhận toàn bộ số gỗ trên là của mình; nguồn gốc số gỗ trên là do ông T tự đứng ra mua trôi nổi không có thủ tục giấy tờ của một số người dân tộc Mông ở xã bên; thời gian thu mua 1.126 lóng gỗ Nghiến tròn dạng thớt, khối lượng 7,789 m3 là từ tháng 4 đến tháng 5 năm 2018, ông T không nhớ tên tuổi, địa chỉ người bán chỉ biết ở khu vực xã X, huyện Q, tỉnh Đ rồi chở về kho của gia đình tại Đội 10 xã M, huyện Q, tỉnh Đ để cất giữ; mục đích để chờ xem có ai mua thì bán lấy lời. Riêng 30 lóng gỗ Nghiến tròn dạng thớt, khối lượng 0,216 m3 trong thùng xe ô tô bán tải mang biển kiểm soát 29C-721.XX do ông T mới mua trước đó 01 ngày, vừa vận chuyển về thì bị kiểm tra, phát hiện.

Kiểm tra ngoài ranh giới kho hàng của ông T phát hiện thấy có 300 lóng gỗ Nghiến tròn dạng thớt, khối lượng 1,826 m3. Quá trình điều tra xác minh Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đ không xác định được ai là chủ của số gỗ này.

  1. Xác định hành vi vi phạm

Xét hành vi mua bán, vận chuyển thấy với số lượng gỗ mà ông T mua, vận chuyển, cất giữ ở kho hàng của gia đình tại Đội 10 xã M, huyện Q là 1.156 lóng, khối lượng 8,005 m3 (Tám phẩy không không năm mét khối) không đủ yếu tố cấu thành tội vi phạm các quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản quy định tại Điều 232 BLHS được sửa đổi, bổ sung năm 2017. Cơ quan Cảnh sát điều tra tỉnh Đ đã ra Quyết định không khởi tố vụ án hình sự và chuyển hồ sơ, tang vật, phương tiện vi phạm sang cơ quan Kiểm lâm xử lý hành chính theo quy định tại Điều 63 LXLVPHC.

Xác minh về chủ sở hữu hợp pháp của chiếc xe ô tô biển kiểm soát 29C-721.XX, ông T cho biết chiếc xe ô tô biển kiểm soát 29C-721.XX là của Công ty V, tỉnh Đ do ông S làm giám đốc, ông T chỉ là lái xe và có hợp đồng lao động kèm theo. Làm việc với ông S giám đốc Công ty V cũng cho biết chiếc xe ô tô trên là của Công ty và Công ty chỉ thuê ông T lái cho Công ty, Công ty không liên quan đến việc mua và vận chuyển gỗ Nghiến của ông T.

Từ các chứng cứ trên Chi cục Kiểm lâm đã lập Biên bản

vi phạm hành chính số 01/BB-VPHC ngày 21/8/2019 đối với ông T về hành vi mua bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật với số lượng 30 lóng, khối lượng 0,216 m3 gỗ Nghiến tròn dạng thớt nhóm IIA và hành vi cất giữ lâm sản gỗ Nghiến tròn dạng thớt nhóm IIA trái với các quy định của Nhà nước với khối lượng 1.126 lóng khối lượng 7,789 m3.

Đối với 300 lóng gỗ Nghiến tròn dạng thớt, khối lượng 1,826 m3 thu giữ ngoài ranh giới kho hàng của ông T. Sau khi điều tra xác minh, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đ không xác định được ai là chủ của số gỗ này, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đ đã chuyển hồ sơ và tang vật sang Chi cục Kiểm lâm để xử lý vi phạm theo thẩm quyền.

4. Xác định thẩm quyền xử phạt

    1. Hành vi mua bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật gỗ Nghiến tròn dạng thớt nhóm IIA số lượng 30 lóng, khối lượng 0,216 m3 của ông T quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 22, điểm đ khoản 1 Điều 23 NĐ35 Chính phủ, mức phạt tối đa đối với hành vi này là 15.000.000 đồng.
    2. Hành vi cất giữ lâm sản gỗ Nghiến tròn dạng thớt nhóm IIA trái với các quy định của Nhà nước với khối lượng 1.126 lóng khối lượng 7,789 m3 của ông T quy định tại điểm đ khoản 6 Điều 23 NĐ35, mức phạt tối đa đối với hành vi này là 120.000.000 đồng.
    3. 300 lóng gỗ Nghiến tròn dạng thớt, khối lượng 1,826 m3 thu giữ ngoài ranh giới kho hàng của ông T xác định là gỗ tang vật vi phạm không xác định được đối tượng vi phạm. Hành vi này quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 23 NĐ35, mức phạt tối đa đối với hành vi này là 25.000.000 đồng. Tuy không xác định được đối tượng vi phạm, việc xác định mức phạt vẫn được tiến hành để làm căn cứ xác định thẩm quyền xử lý tang vật VPHC sau này.

Căn cứ quy định tại Điều 52 LXLVPHC (nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả); căn cứ Điều 26, Điều 27 NĐ35: Hành vi vi phạm nêu tại điểm a, điểm b mục này thuộc thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh hành vi vi phạm nêu tại điểm c mục này thuộc thẩm quyền xử phạt của Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm.

5. Xử lý vi phạm

1. Đối với hành vi vi phạm nêu tại điểm a và điểm b mục 4 của ví dụ này.

Căn cứ quy định tại LXLVPHC, NĐ 35 căn cứ tính chất, mức độ vi phạm Chi cục Kiểm lâm tỉnh trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đ quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông T như sau:

a) Đối với hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật trên xe ô tô BKS 29C-721.XX với số lượng 30 lóng, khối lượng 0,216 m3 gỗ Nghiến tròn dạng thớt nhóm IIA:

    • Xét tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ: không.
    • Hình thức xử phạt chính (phạt tiền):

+ Phạt tiền: 10.000.000 đồng (Mười triệu đồng) về hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 22 NĐ 35.

b) Đối với hành vi mua, bán lâm sản trái pháp luật với số lượng 30 lóng, khối lượng 0,216 m3 gỗ Nghiến tròn dạng thớt nhóm IIA trên xe ô tô BKS 29C -721.XX: – Xét tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ: không – Hình thức xử phạt chính (phạt tiền):

+ Phạt tiền 10.000.000 đồng (Mười triệu đồng) về hành vi mua, bán lâm sản trái pháp luật theo quy định tại khoản 23 Điều 22 và tại điểm đ khoản 1 Điều 23 NĐ35.

    • Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu 30 lóng, khối lượng 0,216 m3 gỗ Nghiến tròn dạng thớt nhóm IIA sung công quỹ Nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 20 Điều 22 NĐ35.
    • Trả lại 01 (một) xe ô tô biển kiểm soát 29C-721.XX cho Công ty V (do phương tiện bị sử dụng trái phép theo quy định tại khoản 1 Điều 126 LXLVPHC).

c) Đối với hành vi cất giữ lâm sản trái pháp luật với số lượng 1.126 lóng, khối lượng 7,789 m3 gỗ Nghiến tròn dạng thớt nhóm IIA:

    • Xét tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ: không.
    • Hình thức xử phạt chính (phạt tiền): 105.000.000 đồng (một trăm không năm triệu đồng) theo quy định tại điểm đ khoản 6 Điều 23 NĐ35.
    • Hình thức phạt bổ sung: Tịch thu 1.126 lóng, khối lượng 7.789 m3 gỗ Nghiến nhóm IIA tròn dạng thớt sung công quỹ Nhà nước, theo quy định tại điểm a khoản 20 Điều 23 NĐ35.

Tổng mức phạt vi phạm hành chính bằng tiền đối với ông T là 125 triệu đồng.

5.2. Đối với hành vi vi phạm nêu tại điểm c mục 4 của ví dụ này:

Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Đ ban hành quyết định tịch thu 300 lóng gỗ Nghiến tròn dạng thớt, khối lượng 1,826 m3 thu giữ ngoài ranh giới kho hàng của ông T theo quy định tại điểm a khoản 20 Điều 23 NĐ 35.

6. Nhận xét:

Vụ việc có sự phối hợp của cơ quan Công an và cơ quan Kiểm lâm. Cơ quan cảnh sát điều tra tỉnh Đ có Quyết định không khởi tố vụ án hình sự, chuyển hồ sơ, tang vật, phương tiện vi phạm sang cơ quan Kiểm lâm xử lý hành chính theo đúng quy định tại Điều 63 LXLVPHC.

Do ông T là người đang sử dụng hợp pháp xe ô tô biển kiểm soát 29C-721.XX để vận chuyển 30 lóng gỗ nghiến do tự mình mua trái pháp luật nên ông T bị xử phạt cùng lúc hai hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật và mua bán lâm sản trái pháp luật theo quy định tại khoản 23 Điều 22 NĐ35.

II. HÀNH VI VẬN CHUYỂN LÂM SẢN TRÁI PHÁP

LUẬT

    1. Tóm tắt vụ việc

Vào lúc 17 giờ 10 phút ngày 05/8/2019 tại Km 786, Quốc lộ 1A thuộc địa tỉnh Q, tổ tuần tra Trạm Cảnh sát giao thông huyện H đang làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát theo kế hoạch thì phát hiện xe ô tô bán tải mang biển số 29C-012.XX có dấu hiệu vi phạm gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp, tổ tuần tra đã dừng phương tiện để kiểm tra, quá trình kiểm tra phát hiện trên xe có vận chuyển một số gỗ. Tại thời điểm kiểm tra lái xe T, sinh ngày 15/10/1983 trú tại xã X, huyện Y, tỉnh N không xuất trình được hồ sơ hợp pháp của số gỗ trên xe. Sau khi lập biên ban đầu, Cảnh sát Giao thông huyện H chuyển giao vụ việc về Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an tỉnh Q để xử lý.

    1. Kết quả xác minh

Sau khi tiếp nhận vụ việc Phòng Cảnh sát Kinh tế đã phối hợp với Đội Kiểm lâm cơ động và PCCCR tỉnh Q để kiểm tra xác định chủng loại số gỗ. Quá trình kiểm tra phát hiện trên xe có vận chuyển 526 thanh, khúc, lóng gỗ Trắc Nam Bộ (gỗ tận dụng không xác định được quy cách), thuộc loài quý hiếm nhóm IIA; có trọng lượng: 1.226 kg (quy đổi thành 1,266 m3 gỗ tròn). Phòng Cảnh sát kinh tế đã lập biên bản VPHC đối với ông T và tạm giữ toàn bộ tang vật, phương tiện để làm căn cứ cho việc điều tra, xử lý.

Quá trình điều tra xác minh, cơ quan Công an xác định: ông T có hành vi sử dụng xe ô tô biển kiểm soát do cơ quan có thẩm quyền cấp là 37C-077.XX, đeo biển số giả 29C-012. XX để vận chuyển gỗ trái pháp luật, đối tượng T vận chuyển số gỗ trên cho một người đàn ông không quen biết với mục đích lấy tiền cước. Việc vận chuyển số gỗ trên đối tượng T không bàn bạc, thỏa thuận hay cho người khác biết. Quá trình điều tra không xác định được lý lịch của người đàn ông đã thuê T vận chuyển gỗ.

Kết quả xác minh tại Phòng Cảnh sát giao thông và Chi cục Kiểm lâm tỉnh Q từ ngày 06/8/2018 đến 06/8/2019 đối tượng T chưa bị bắt giữ, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực quản lý rừng, phát triển rừng và quản lý lâm sản.

Qua điều tra xác định xe ô tô mang biển số 37C-077.XX trên do ông A, sinh năm 1976, trú tại huyện D, tỉnh N làm chủ sở hữu. Ngày 02/01/2018 giữa ông A và ông T có ký hợp đồng thuê người điều khiển phương tiện có chứng thực của UBND xã X, huyện Y; ông A là chủ xe hoàn toàn không biết việc vận chuyển lâm sản trái pháp luật của ông T.

Ngày 12/9/2019, Hội đồng định giá do cơ quan Công an chủ trì đã họp và xác định giá trị tối thiểu của xe mang biển số 37C-077.XX tại thời điểm bắt giữ là 183.750.000 đồng.

Ngày 18/9/2019, Phòng Cảnh sát Kinh tế đã có Quyết định trả lại phương tiện VPHC tạm giữ là xe ô tô 37C-077.XX cho chủ sở hữu hợp pháp theo quy định tại khoản 1 Điều 126

LXLVPHC.

Ngày 22/9/2019, Phòng Cảnh sát Kinh tế, Công an tỉnh Q chuyển toàn bộ hồ sơ, tang vật vụ vi phạm cho Đội Kiểm lâm cơ động và PCCCR tỉnh Q để tham mưu xử lý theo quy định.

  1. Xác định hành vi vi phạm

Căn cứ vào hồ sơ vi phạm do Phòng Cảnh sát Kinh tế chuyển giao; căn cứ các quy định của pháp luật hiện hành về thẩm quyền xử phạt VPHC, Đội Kiểm lâm cơ động và PCCCR đã lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật đối với ông T; chuyển hồ sơ đến Chi cục Kiểm lâm tỉnh.

  1. Xác định thẩm quyền xử phạt

Hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật 1,266 m3 gỗ Trắc Nam Bộ (gỗ tận dụng không xác định được quy cách), thuộc loài quý hiếm nhóm IIA của ông T vi phạm điểm đ khoản 2 Điều 22, mức phạt tối đa đối với hành vi này là 25.000.000 đồng.

Căn cứ quy định tại Điều 52 LXLVPHC (nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả); Điều 26, Điều 27 NĐ35 thì hành vi này thuộc thẩm quyền xử phạt của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Q.

  1. Xử lý vi phạm

a) Đối với hành vi vận chuyển lâm sản trái pháp luật:

Căn cứ hành vi, tính chất, mức độ, đối tượng vi phạm, xét tình tiết ông T đã đeo biển số giả 29C-012.XX cho xe 37C-077. XX để vận chuyển lâm sản trái pháp luật, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Q đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông T, cụ thể:

+ Phạt chính bằng tiền với mức phạt cao nhất trong khung: 25.000.000 đồng (hai mươi lăm triệu đồng) về hành vi vận chuyển chuyển lâm sản trái pháp luật theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 22 NĐ35.

+ Phạt bổ sung: Tịch thu tang vật vi phạm gồm: 526 thanh, khúc, lóng gỗ Trắc Nam Bộ (gỗ tận dụng không xác định được quy cách), quý, hiếm nhóm IIA; có trọng lượng: 1.226 kg (tương đương 1,266 m3 gỗ tròn) theo quy định tại điểm a khoản 20 Điều 20 NĐ35.

Theo quy định tại điểm b khoản 20 Điều 22 NĐ 35 và khoản 1 Điều 126 LXLVPHC, buộc ông T nộp một khoản tiền là 183.750.000 đồng tương đương với giá trị xe ô tô biển kiểm soát 37C-077.01 do sử dụng trái phép, đeo biển số giả để vi phạm.

b) Đối với hành vi điều khiển xe gắn biển số không do cơ

quan có thẩm quyền cấp:

Ngày 06/10/2019, Phòng Cảnh sát giao thông – Công an tỉnh Q ra quyết định xử phạt VPHC số 10179/QĐ-XPVPHC đối với ông T về hành vi “Điều khiển xe gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp”, số tiền phạt VPHC là 5.000.000 đồng.

6. Nhận xét

Đây là vụ việc vận chuyển lâm sản trái pháp luật tương đối phổ biến.

Qua đấu tranh, xác minh thấy người điều khiển phương tiện không phải là chủ phương tiện và tự chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình. Chủ phương tiện không biết, không tham gia, không đồng ý cho người điều khiển phương tiện vi phạm nên không phải chịu trách nhiệm hành chính cùng với người điều khiển phương tiện. Vụ việc có biện pháp xử lý nộp một khoản tiền là 183.750.000 đồng tương đương với trị giá xe ô tô biển kiểm soát 37C-077.XX do sử dụng trái phép phương tiện để vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tịch thu quy định tại điểm b khoản 20 Điều 22 NĐ 35. Khoản tiền này do Hội đồng định giá xác định giá trị tối thiểu của xe mang biển số 37C-077.XX tại thời điểm bắt giữ để làm căn cứ buộc người điều khiển phương tiện vi phạm phải nộp theo quy định tại khoản 1 Điều 126 LXLVPHC.

III. VI PHẠM QUY ĐỊNH VỀ CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ

DỤNG RỪNG

  1. Tóm tắt vụ việc

Ngày 22 và 27/7/2019, Chi cục Kiểm lâm tỉnh B chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan kiểm tra thực địa tuyến đường A do Ban Quản lý dự án các công trình (BQLDA) huyện Đ là Đại diện chủ đầu tư; Đơn vị thi công là Công ty Q, tuyến đường A, xã M, huyện Đ đã san ủi hoàn thành phần nền đường và làm mất hiện trạng rừng, tổng diện tích đã thi công vào rừng phòng hộ là 1,64 ha (16.400 m2).

  1. Kết quả xác minh

Trên cơ sở đối chiếu với bản đồ giao đất, giao rừng theo Quyết định số 2292/QĐ-UBND ngày 29/9/2014 của UBND huyện Đ (trạng thái tại thời điểm giao rừng là rừng hỗn giao); bản đồ quy hoạch ba loại rừng theo Quyết định 1208/QĐ-UBND ngày 21/12/2018 của UBND tỉnh B (trạng thái tại thời điểm quy hoạch là rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh phục hồi và rừng hỗn giao tre nứa gỗ tự nhiên núi đất). Diện tích rừng phòng hộ trên đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác nhưng BQLDA huyện Đ chưa thực hiện đầy đủ trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật về chuyển mục đích sử dụng.

  1. Xác định hành vi vi phạm

Sau khi lập biên bản kiểm tra, Chi cục Kiểm lâm tỉnh B đã lập các biên bản làm việc với BQLDA huyện Đ và Đơn vị thi công, thu thập toàn bộ hồ sơ, tài liệu liên quan đến quá trình xây dựng, phê duyệt và triển khai thực hiện dự án.

Đối chiếu kết quả kiểm tra, thu thập tài liệu, làm việc với Ban quản lý dự án và đơn vị thi công thấy:

  • Về hồ sơ dự án: Đầy đủ điều kiện theo quy định tại Điều 19 Luật Lâm nghiệp, cụ thể:

+ Phù hợp với quy hoạch lâm nghiệp cấp quốc gia; quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

+ Đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.

+ Đã có dự án được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định.

+ Có phương án trồng rừng thay thế được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

  • Tuy nhiên, chưa có quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Luật Lâm nghiệp.
  • Thời điểm thực hiện và thời điểm phát hiện hành vi vi phạm:

+ Thời điểm thực hiện: Sau ngày 14/5/2018 đến trước ngày 18/6/2019 (thời gian Nghị định số 157/2013/NĐ-CP ngày 11/11/2013 của Chính phủ đang có hiệu lực thi hành).

  • Thời điểm phát hiện: Ngày 18/6/2019 (Thời gian NĐ35 có hiệu lực thi hành).
  • Chi cục Kiểm lâm tỉnh B đã lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi vi phạm quy định về chuyển mục đích sử dụng đối với BQLDA huyện Đ.
  1. Xác định thẩm quyền

Căn cứ quy định tại Điều 37 NĐ35, vụ việc trên xử lý theo quy định tại điểm b khoản 7 Điều 12 NĐ35. Mức phạt tối đa đối với hành vi này là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức (khoản 1 Điều 6 NĐ35).

Căn cứ quy định tại Điều 52 LXLVPHC (nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả); Điều 26, Điều 27 NĐ35 thì hành vi này thuộc thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh B. Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã trình Chủ tịch UBND tỉnh ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với BQLDA huyện Đ.

  1. Xử phạt vi phạm
  • Xét tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ: không.
  • Hình thức xử phạt chính: Phạt tiền: 180.000.000 đồng (Một trăm tám mươi triệu đồng chẵn) theo quy định tại điểm b khoản 7 Điều 12 NĐ35 (Tổ chức vi phạm áp dụng phạt tiền bằng 2 lần mức phạt tiền đối với cá nhân quy định tại khoản 1, Điều 6 NĐ35).
  • Hình thức xử phạt bổ sung: không.
  • Các biện pháp khắc phục hậu quả: không.

6. Nhận xét

Hành vi vi phạm quy định về chuyển mục đích sử dụng đang chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong các hành vi vi phạm trong lĩnh vực Lâm nghiệp.

Đối tượng vi phạm là tổ chức do Nhà nước quản lý, doanh nghiệp thi công san gạt rừng không phải chịu trách nhiệm hành chính về hành vi san gạt rừng.

Để phát hiện, lập hồ sơ xử lý vi phạm cần nắm chắc các quy định của pháp luật về điều kiện, trình tự, thủ tục chuyển mục đích sử dụng rừng. Có sự phối hợp tốt giữa các cơ quan có liên quan như cơ quan tài nguyên môi trường, chính quyền cơ sở…

IV. VI PHẠM QUY ĐỊNH BẢO VỆ ĐỘNG VẬT

HOANG DÃ

  1. Tóm tắt vụ việc

Khoảng 18 giờ ngày 30/7/2019, Tổ công tác Phòng Cảnh sát môi trường – Công an tỉnh H phối hợp cùng Công an xã N (huyện T, tỉnh H) nhận nguồn tin, tiến hành kiểm tra phát hiện tại kiốt phía trước cửa gia đình đối tượng T có một bao tải dứa bên trong có các mảnh vụn và hạt hình tròn màu trắng kích thước khác nhau, nghi là ngà voi.

Qua đấu tranh, T khai nhận số hàng trên là ngà voi. Ngoài ra, T khai còn cất giấu 1 thùng carton ngà voi tại nhà bố đẻ T (ở cùng thôn). Tại địa chỉ này, Cơ quan điều tra đã thu giữ được 1 thùng giấy carton bên trong đựng các mẫu vật dạng hạt hình tròn có kích thước khác nhau màu trắng ngà và một số mẫu vật hạt hình tròn xâu thành dây vòng nghi là ngà voi.

  1. Kết quả xác minh

Cơ quan Công an đã trưng cầu giám định tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật – Viện Khoa học Hàn lâm Việt Nam. Kết luận giám định cho biết toàn bộ 17,72kg mẫu vật thu giữ của T đều được chế tác từ ngà của loài voi châu Phi, thuộc Phụ lục I, Danh mục các loài động vật, thực vật hoang đã quy định trong các Phụ lục của Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES), ban hành kèm theo Thông tư số 04/2017 ngày 24/02/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Qua điều tra, xác minh và qua các biên bản làm việc, biên bản lấy lời khai của T cho biết:

+ T làm nghề buôn bán, chế tác đồ trang sức mỹ nghệ từ gỗ, xương trâu, bò và mở kiốt bán hàng mỹ nghệ tại nhà T được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hộ gia đình.

+ Tháng 02/2019, có một người đàn ông không quen biết đến gặp và bán cho T khoảng 18kg ngà voi với giá 1 triệu đồng/kg. Sau đó, T đã chế tác số ngà voi trên thành các hạt hình tròn và xâu lại với nhau thành vòng tay, vòng cổ, với mục đích để bán cho khách du lịch người Trung Quốc kiếm lời.

+ Việc T mua bán số ngà voi trên rồi đem chế tác, cất giấu để tại nhà T và tại nhà bố đẻ T, những người trong gia đình đều không biết, không tham gia. T mua bán số ngà voi trên là lần đầu, chưa kịp mang đi tiêu thụ thì bị cơ quan công an phát hiện, bắt quả tang như trên.

3. Xử lý vi phạm

Ngày 30/9/2019, Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) tỉnh H ban hành bản Cáo trạng số 324/CT-VKS-P3 truy tố bị cáo T về tội “Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm” theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 244 BLHS.

Trong các ngày 06 và 07/11/2019, Tòa án Nhân dân (TAND) tỉnh H đã mở phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử bị cáo T về tội danh như trên.

Tại phiên tòa, đại diện VKSND tỉnh H đã đề nghị Hội đồng xét xử áp dụng điểm b khoản 1 Điều 244 khoản 1 và khoản 2 Điều 51 BLHS đề nghị xử phạt bị cáo T mức án từ 36-40 tháng tù về tội “Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm”.

Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 355 ngày 07/11/2019 của TAND tỉnh H đã áp dụng điểm b khoản 1 Điều 244 và tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm i, s khoản 1 và khoản 2 Điều 51 BLHS; Điều 65 (án treo) BLHS xử phạt bị cáo T 36 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách 60 tháng, về tội “Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm”.

4. Nhận xét

Vụ án tuy không phải do cơ quan Kiểm lâm phát hiện, thụ lý nhưng là một trường hợp điển hình về xử lý vi phạm quy định bảo vệ động vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm hiện nay.

Vật chứng là sản phẩm được chế tác từ ngà voi thuộc Phụ lục I, Danh mục các loài động vật, thực vật hoang dã quy định trong các Phụ lục của CITES. Đối tượng vi phạm bị khởi tố về tội “Vi phạm quy định về bảo vệ động vật nguy cấp, quý, hiếm” Theo Điều 244 BLHS. Kiểm lâm có thẩm quyền khởi tố đối với tội danh này.

Quá trình thụ lý hồ sơ vụ án phải trưng cầu giám định về vật chứng tại Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật -Viện Hàn lâm Khoa học và Công Nghệ Việt Nam.

Tê giác Châu Phi – Nguồn: Veronica L. Almy Wright

Vườn Quốc gia Ba Bể – Nguồn: Nguyễn Anh Thịnh

BAN BIÊN SOẠN

Đỗ Trọng Kim – Cục Kiểm lâm

Tăng Xuân Phương – Cục Kiểm lâm

Nguyễn Văn Thái – Cục Kiểm lâm

Nguyễn Thị Kim Thoa – Chuyên gia tư vấn

Đỗ Như Khoa – Chuyên gia tư vấn

NHÓM BIÊN TẬP

Tăng Xuân Phương – Cục Kiểm lâm

Nguyễn Văn Thái – Cục Kiểm lâm

Nguyễn Anh Thịnh – Dự án USS

NHÀ XUẤT BẢN THANH NIÊN

Liên kết và in tại Công ty Cổ phần MCMS Quốc tế

Địa chỉ: Lô C3, số 152 khu ĐTM Đại Kim, Q. Hoàng Mai Hà Nội

Theo QDDXB số: 947-2020/CXBIPH/67/18/TN cấp ngày 30/03/2020 ISBN: 978-604-9941-20-7

In 2.000 cuốn khổ 14,5×20,5. In xong và nộp lưu chiểu năm 2020

Recommended For You

About the Author: Admin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.