Đề cương xây dựng phương án quản lý rừng bền vững

Xin gửi đến quý vị tham khảo đề cương xây dựng phương án quản lý rừng bền vững của công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Nam Tây Nguyên.

Tài liệu được chia sẻ bởi một thành viên trong groups Bản đồ lâm nghiệp. Xin được chia sẻ lại cho mọi người tham khảo. File word đầy đủ có ở cuối trang.

UBND TỈNH ĐẮK NÔNG

CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP NAM TÂY NGUYÊN

ĐỀ CƯƠNG XÂY DỰNG

PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG

CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP NAM TÂY NGUYÊN

GIAI ĐOẠN 2020 – 2030

Đắk Nông, 10/2019

 

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN

Hiện nay, quản lý rừng bền vững đã và đang thu hút được sự quan tâm đặc biệt trên thế giới và trong nước nhằm đảm bảo tính bền vững và phát huy những tác động tích cực của công tác này trong thực tiễn. Ở Việt Nam, điều này đã được thể hiện rõ trong Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 “Chủ rừng là tổ chức phải xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững” (Khoản 1 Điều 27) và hướng dẫn xây dựng phương án quản lý rừng bền vững theo Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên được phát triển bắt đầu từ Lâm trường Quảng Trực tiếp nhận từ Lâm Trường Thanh Niên Xung phong của Sở Lâm nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh theo Quyết định số 166/QĐ-UB, ngày 01 tháng 10 năm 1987 của UBND huyện Dak R’Lấp. Hiện nay Công ty thuộc sự quản lý trực tiếp của UBND tỉnh Đắk Nông, quản lý khoảng xấp xỉ 24000 ha rừng và đất lâm nghiệp với 100% diện tích rừng là rừng sản xuất gồm các hoạt động chủ yếu: trồng rừng, khai thác và quản lý bảo vệ rừng.

Vì vậy, việc xây dựng phương án quản lý rừng bền vững là hết sức cần thiết và cấp bách đáp ứng các yêu cầu của ngành nói chung và của Công ty nói riêng để sớm ổn định và định hướng sự phát triển Công ty một cách tối ưu nhất.

II. TÊN PHƯƠNG ÁN

Phương án quản lý rừng bền vững ở Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên, giai đoạn 2020 -2030.

III. PHẠM VI – QUY MÔ

Phạm vi: Toàn bộ diện tích rừng và đất do Công ty quản lý thuộc Xã Quảng Trực – Huyện Tuy Đức – Đăk Nông.

IV. CĂN CỨ PHÁP LÝ

– Luật Đất đai số 45/2013/QH13, ngày 29 tháng 11 năm 2013;

– Luật Doanh nghiệp năm 2014;

– Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 ngày 23 tháng 06 năm 2014;

– Luật Đa dạng sinh học 20/2008/QH12, ngày 13 tháng 11 năm 2008;

– Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14 ngày 15 tháng 11 năm 2017;

– Luật Thủy sản số 18/2017/QH14 ngày 21 tháng 11 năm 2017;

– Luật Du lịch số 09/2017/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2017;

– Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật da dạng sinh học;

– Nghị định 96/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Doanh nghiệp;

– Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;

– Nghị định số 01/2019/NĐ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2019 về Kiểm lâm và lực lương chuyên trách bảo vệ rừng;

– Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/1/2019 của Chính phủ về việc Quản về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp;

– Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 8/3/2019 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;

– Nghị định 35/NĐ-CP ngày 25/4/2019 có hiệu lực ngày 10/6/2019 của Chính phủ về Quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp;

– Nghị định 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 có hiệu lực ngày 01/07/2019 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật bảo vệ môi trường;

– Quyết định số 1157/QĐ-BNN-TCLN ngày 26/05/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về iệc Ban hành quy định nghiệm thu thành quả dự án “Tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2013 – 2016”;

– Quyết định số 1976/QĐ-TTg, ngày 30/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Quy hoạch hệ thống rừng đặc dụng cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

– Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc quy định về quản lý rừng bền vững;

– Thông tư số 29/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về các biện pháp lâm sinh;

– Thông tư số 30/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định Danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính; công nhận giống và nguồn giống; quản lý vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp chính;

– Thông tư số 31/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Quy định về Phân định ranh giới rừng;

– Thông tư số 32/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định phương pháp định giá rừng; khung giá rừng;

– Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Quy định về điều tra rừng và theo dõi diễn biến rừng;

– Quyết định số: 928/QĐ-UBND, ngày 01/10/2010 của UBND tỉnh Đăk Nông về việc đổi tên Công ty Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên thành Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên;

– Quyết định số: 583/QĐ-UBND, ngày 13 tháng 4 năm 2016 về Đề án sắp xếp đổi mới Doanh nghiệp.

V. MỤC TIÊU XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN

Xây dựng được phương án quản lý rừng bền vững tối ưu nhất, đảm bảo tính khoa học, tính thực tiễn, tính khả thi và tính tính khả dụng, phù hợp với các quy định hiện hành và đáp ứng được các mục tiêu chiến lược dài hạn của Công ty, góp phần tích cực cho cộng đồng người dân các vùng lân cận và sự phát triển bền vững về kinh tế – xã hội của địa phương.

(Phương án được trình bày theo đúng mẫu trong Phụ lục II của Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc quy định về quản lý rừng bền vững).

VI. NỘI DUNG CÔNG VIỆC:

Theo Thông tư 28, cần tập trung triển khai thực hiện các nội dung cơ bản sau đây:

1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội; thực trạng tài nguyên rừng; kết quả sản xuất, kinh doanh; đánh giá thị trường có ảnh hưởng, tác động đến hoạt động của chủ rừng:

a) Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội; thực trạng tài nguyên rừng, đa dạng sinh học;

b) Đánh giá kết quả sản xuất, kinh doanh của chủ rừng trong 03 năm liên tiếp liền kề đến trước năm xây dựng phương án quản lý rừng bền vững;

c) Đánh giá thị trường tiêu thụ gỗ, sản phẩm gỗ trong nước có ảnh hưởng, tác động đến hoạt động của chủ rừng; dự tính, dự báo các tác động của thị trường đến hoạt động sản xuất, kinh doanh rừng, chế biến, thương mại lâm sản; khả năng liên kết nâng cao hiệu quả sản xuất.

2. Xác định mục tiêu, phạm vi quản lý rừng bền vững trong giai đoạn thực hiện phương án:

a) Về kinh tế: trồng rừng thâm canh, nâng cao năng xuất, chất lượng rừng trồng; nâng cao chất lượng rừng tự nhiên; diện tích, sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng, sản lượng gỗ khai thác tận thu, tận dụng; giá trị thu từ các hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng, trữ lượng các-bon rừng và các dịch vụ khác;

b) Về môi trường: tổng diện tích rừng được bảo vệ, độ che phủ của rừng đạt được; bảo tồn tính đa dạng sinh học, bảo vệ các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; giảm số vụ cháy rừng, vi phạm pháp luật về lâm nghiệp; diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững;

c) Về xã hội: giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; đào tạo, tập huấn, nâng cao nhận thức về bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng và quản lý rừng bền vững; từng bước hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng.

3. Xác định kế hoạch quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng và thương mại lâm sản:

a) Tổng hợp kế hoạch sử dụng đất của chủ rừng; xây dựng kế hoạch bảo vệ rừng, bảo vệ hệ sinh thái rừng; bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ các loài thực vật rừng, động vật rừng; xây dựng phương án phòng cháy và chữa cháy rừng; xây dựng kế hoạch phòng trừ sinh vật gây hại rừng;

b) Phân chia chức năng rừng theo các khu rừng có giá trị bảo tồn cao;

c) Xây dựng kế hoạch phát triển rừng: xác định địa điểm, diện tích, loài cây trồng; xác định các biện pháp lâm sinh, phát triển rừng sản xuất theo quy định tại Điều 45 và Điều 48 của Luật Lâm nghiệp, Quy chế quản lý rừng và quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về các biện pháp lâm sinh; tổng hợp kế hoạch phát triển rừng;

d) Xây dựng kế hoạch khai thác lâm sản: xác định diện tích, chủng loại, sản lượng, địa điểm khai thác lâm sản theo quy định tại Điều 58 và Điều 59 của Luật Lâm nghiệp, Quy chế quản lý rừng và quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về khai thác lâm sản. Cách tính sản lượng gỗ khai thác rừng;

đ) Xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập; kế hoạch phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phù hợp với tiềm năng của khu rừng theo quy định tại các khoản 3, 4 và khoản 5 Điều 60 của Luật Lâm nghiệp và Quy chế quản lý rừng;

e) Xây dựng kế hoạch sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 60 của Luật Lâm nghiệp và Quy chế quản lý rừng;

g) Xây dựng và bảo trì kết cấu hạ tầng; xây dựng kế hoạch hoạt động dịch vụ cho cộng đồng dân cư; chi trả dịch vụ môi trường rừng, thuê môi trường rừng; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; theo dõi diễn biến rừng;

h) Xây dựng kế hoạch cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững phù hợp với mục đích sử dụng rừng;

i) Xây dựng kế hoạch chế biến, thương mại lâm sản: xác định vị trí, quy mô nhà xưởng, công nghệ, máy móc, thiết bị, nguồn nguyên liệu, loại hình sản phẩm, thị trường tiêu thụ, các nguồn lực đầu tư.

4. Giải pháp thực hiện phương án quản lý rừng bền vững:

a) Giải pháp về tổ chức, nguồn nhân lực;

b) Giải pháp về phối hợp với các bên liên quan;

c) Giải pháp về khoa học, công nghệ gắn với bảo tồn và phát triển;

d) Giải pháp về nguồn vốn, huy động, thu hút các nguồn vốn đầu tư;

đ) Các giải pháp khác.

5. Tổ chức thực hiện phương án quản lý rừng bền vững:

a) Phân công trách nhiệm, nhiệm vụ thực hiện phương án;

b) Kiểm tra, giám sát thực hiện phương án.

VII. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN, PHƯƠNG PHÁP VÀ KHỐI LƯỢNG CÔNG VIỆC TƯƠNG ỨNG

1. Công tác chuẩn bị

1.1. Thu thập, phân tích và đánh giá dữ liệu phục vụ lập phương án

Các tài liệu cần thu thập gồm có:

– Tài liệu pháp lý về Công ty;

– Hồ sơ ranh giới địa chính, ranh giới các loại đất và rừng của Công ty;

– Chủng loại và định lượng các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty;

– Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội đến năm 2020 cấp xã, huyện, tỉnh;

– Báo cáo, số liệu, bản đồ quy hoạch sử dụng đất giai đoạn đến năm 2020 cấp xã, huyện, tỉnh;

– Báo cáo quy hoạch các ngành có liên quan;

– Báo cáo, bản đồ, số liệu quy hoạch, kế hoạch bảo vệ phát triển rừng của huyện, tỉnh;

– Các dự án lâm sinh: giao khoán bảo vệ rừng và chi trả dịch vụ môi trường rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng…trên lâm phận quản lý;

– Toàn bộ các tài liệu khác có liên quan đến quản lý rừng bền vững: Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trong địa bàn quản lý của Công ty và vùng phụ cận…

1.2. Xây dựng đề cương kỹ thuật

– Xây dựng đề cương và dự toán kinh phí: Các nội dung cần thực hiện, biện pháp kỹ thuật, thời gian và tiến độ thực hiện công trình.

– Thẩm định đề cương và dự toán với sự tham gia của các sở ban ngành chuyên môn và trình UBND tỉnh Đắk Nông phê duyệt.

2. Phương pháp thực hiện và kết quả cần đạt được theo từng nội dung

Phương pháp chung cho tất cả các nội dung:

Phương án quản lý rừng bền vững của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên sẽ được thực hiện bởi sự kết hợp tổng hòa các phương pháp cơ bản như sau:

– Kế thừa toàn bộ các tài liệu có liên quan: Báo cáo, bản đồ, kế hoạch, quy hoạch/đề án … đã được phê duyệt, được công bố;

– Phỏng vấn người dân và các cán bộ liên quan về những thuận lợi, khó khăn đối với công tác quản lý rừng bền vững, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty dựa trên những đặc điểm cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, tài nguyên rừng, đa dạng sinh học, phương án quản lý rừng…;

– Thảo luận nhóm chuyên gia, phân tích SWOT;

– Tổ chức hội nghị, hội thảo để tranh thủ ý kiến của các bên liên quan;

– Đánh giá từng nội dung trên cơ sở có sự tham gia của các bên có liên quan bằng các công cụ cơ bản của PRA;

– Phân tích kịch bản và tổng hợp ý kiến chuyên gia về ảnh hưởng của các yếu tố cơ bản đến công tác bảo vệ và phát triển rừng của Công ty.

– Ngoài ra, cần thiết tiến hành điều tra, khảo sát hiện trường: Vì điều kiện thời gian, kinh phí và cơ sở dữ liệu đã có, không nhất thiết phải điều tra hiện trường một cách toàn diện, mà có thể tiến hành theo phương pháp rút mẫu điển hình và đại diện thông qua các điểm, tuyến điều tra và các ô tiêu chuẩn áp dụng trong điều tra rừng, đa dạng sinh học, đánh giá điều kiện lập địa, lâm sản ngoài gỗ, công tác phòng chống cháy rừng, phòng trừ sâu bệnh hại, tác động môi trường, thực trạng và tiềm năng phát triển nông lâm kết hợp, du lịch sinh thái, dịch vụ môi trường rừng… Các phương pháp cụ thể theo từng nội dung sẽ được trình bày dưới đây:

2.1. Nội dung 1: Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh; thực trạng hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học, di tích lịch sử – văn hóa, cảnh quan

2.1.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh:

Đánh giá kết quả sản xuất, kinh doanh của chủ rừng trong 03 năm liên tiếp liền kề đến trước năm xây dựng phương án quản lý rừng bền vững; Đánh giá thị trường tiêu thụ gỗ, sản phẩm gỗ trong nước có ảnh hưởng, tác động đến hoạt động của chủ rừng; dự tính, dự báo các tác động của thị trường đến hoạt động sản xuất, kinh doanh rừng, chế biến, thương mại lâm sản; khả năng liên kết nâng cao hiệu quả sản xuất; đánh giá đặc điểm di tích lịch sử – văn hóa, cảnh quan trong phạm vi của khu rừng, tổng hợp đặc điểm dân số, lao động, dân tộc, thu nhập bình quân đầu người/năm, tổng hợp, đánh giá hiện trạng cơ sở hạ tầng về giao thông:

– Đánh giá kết quả sản xuất, kinh doanh của chủ rừng trong 03 năm liên tiếp liền kề đến trước năm xây dựng phương án quản lý rừng bền vững.

– Đánh giá thị trường tiêu thụ gỗ, sản phẩm gỗ trong nước có ảnh hưởng, tác động đến hoạt động của chủ rừng; dự tính, dự báo các tác động của thị trường đến hoạt động sản xuất, kinh doanh rừng, chế biến, thương mại lâm sản; khả năng liên kết nâng cao hiệu quả sản xuất.

– Đánh giá đặc điểm di tích lịch sử – văn hóa, cảnh quan trong phạm vi của khu rừng.

– Tổng hợp đặc điểm dân số, lao động, dân tộc, thu nhập bình quân đầu người/năm.

– Tổng hợp, đánh giá hiện trạng cơ sở hạ tầng về giao thông trong địa bàn của Công ty và khu vực lân cận.

Phương pháp chính:

– Phỏng vấn người dân và các cán bộ liên quan về những thuận lợi, khó khăn đối với công tác quản lý rừng bền vững, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty dựa trên những đặc điểm cơ bản về điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã hội, tài nguyên rừng, đa dạng sinh học, công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng …

– Kế thừa toàn bộ các tài liệu có liên quan;

– Thảo luận nhóm chuyên gia, phân tích SWOT;

– Đánh giá có sự tham gia của các bên có liên quan bằng các công cụ cơ bản của PRA;

– Phân tích kịch bản và tổng hợp ý kiến chuyên gia về ảnh hưởng của các yếu tố cơ bản đến công tác bảo vệ và phát triển rừng của Công ty.

Kết quả: Toàn bộ các số liệu, bản đồ có liên quan và 01 Báo cáo đánh giá các đặc điểm di tích lịch sử – văn hóa, cảnh quan của Công ty.

2.1.2. Rà soát, điều tra, đánh giá bổ sung điều kiện về thực trạng tài nguyên rừng:

Phương pháp chính:

– Nghiên cứu các tài liệu thứ cấp, nhất là kết quả kiểm kê rừng năm 2014-2015;

– Khảo sát sơ bộ trên bản đồ, lựa chọn khu vực điều tra bổ sung dữ liệu;

– Chọn điểm, tuyến điều tra điển hình, đại diện nhất về các loại trạng thái rừng của Công ty (khoảng dưới 100 km) và lập các ô tiêu chuẩn có diện tích từ 1000-2000 m2 (dưới 100 OTC) để điều tra chi tiết về các đặc điểm cấu trúc rừng, các chỉ tiêu lâm học (tổ thành loài cây, đường kính, chiều cao, độ tàn che, độ che phủ, trữ lượng…), điều tra tái sinh. Ngoài ra, để tiết kiệm kinh phí, các điểm, tuyến và ô điều tra này sẽ được kết hợp để điều tra đa dạng sinh học, tình hình sâu bệnh hại, phòng chống cháy rừng, lâm sản ngoài gỗ, điều tra điều kiện địa hình, thổ nhưỡng/điều kiện lập địa, đánh giá tác động môi trường trong lâm nghiệp, … làm cơ sở xây dựng phương án quản lý rừng bền vững ở Công ty.

– Tổng hợp, đánh giá hiện trạng rừng, trữ lượng rừng từ kết quả điều tra, kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng.

– Rà soát, cập nhật bổ sung các khu vực có sự thay đổi sử dụng đất và rừng của Công ty trên cơ sở kế thừa bản đồ kiểm kê, hồ sơ quản lý rừng và các tài liệu có liên quan cũng như kết quả cập nhật diễn biễn rừng hàng năm của Công ty theo hệ thống phân loại của Thông tư 33 ngày 16/11/2018 về việc Quy định về điều tra rừng và theo dõi diễn biến rừng (dựa trên các mẫu biểu cần tổng hợp của Thông tư 28).

Kết quả: Báo cáo kết quả điều tra bổ sung, cập nhật điều kiện cơ bản về thực trạng tài nguyên rừng kèm theo các bản đồ và dữ liệu liên quan.

2.1.3. Điều tra, đánh giá điều kiện địa hình, khí tượng thủy văn, thổ nhưỡng, hiện trạng sử dụng đất và điều kiện lập địa cơ bản của Công ty

Phương pháp:

– Kế thừa bản đồ đất để từ đó kiểm chứng hiện trường và biên tập, hiệu chỉnh ranh giới của bản đồ đất.

– Kết hợp quá trình điều tra thực trạng tài nguyên rừng để điều tra điểm bổ sung về kiện địa hình, khí tượng thủy văn, thổ nhưỡng, hiện trạng sử dụng đất và điều kiện lập địa cơ bản của Công ty.

– Áp dụng phương pháp phân tích bản đồ và phân tích không gian, tiến hành lập bản đồ độ cao, độ dốc, hướng dốc, bản đồ lượng mưa, bản đồ nhiệt độ, độ ẩm trên cơ sở sử dụng mô hình số độ cao (độ phân giải không gian khoảng 10m), số liệu khí tượng và hệ thống thủy văn trong khu vực).

– Tổng hợp, đánh giá hiện trạng sử dụng đất của chủ rừng từ kết quả thống kê hoặc kiểm kê đất đai cấp xã năm gần nhất.

– Lập bản đồ lập địa cấp I làm cơ sở đề xuất các giải pháp kỹ thuật lâm sinh, trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng, phát triển nông lâm kết hợp.

Kết quả: Báo cáo kết quả xây dựng kèm theo bản đồ và số liệu liên quan về điều kiện địa hình, khí tượng thủy văn, thổ nhưỡng, hiện trạng sử dụng đất và điều kiện lập địa cơ bản của Công ty.

2.1.4. Điều tra, đánh giá về tài nguyên đa dạng sinh học và lâm sản ngoài gỗ

Phương pháp:

– Rà soát, điều tra bổ sung, đánh giá về đa dạng sinh học (đa dạng hệ sinh thái, đa dạng loài, đa dạng nguồn gen). Đặc biệt, cần điều tra, đánh giá, xây dựng danh lục các loài động thực vật rừng chủ yếu; Xác định các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, đặc hữu và sinh cảnh sống của chúng; Xác định các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, đặc hữu và sinh cảnh sống của chúng; Xác định hệ sinh thái rừng suy thoái cần phục hồi, khu vực cảnh quan cần bảo vệ; Bên cạnh đó cần tiến hành điều tra tình hình sâu bệnh hại, lâm sản ngoài gỗ…

– Áp dụng phương pháp kế thừa toàn bộ các tài liệu đã có, phỏng vấn các bên có liên quan, PRA.

– Điều tra hiện trường tại các điểm, tuyến điều tra và các ô tiêu chuẩn điều tra bổ sung dữ liệu về tài nguyên rừng để điều tra đa dạng sinh học về thực vật, động vật, côn trùng, sâu bệnh hại cây rừng…

Kết quả:

– Toàn bộ các số liệu về tài nguyên đa dạng sinh học và lâm sản ngoài gỗ của Công ty (loại rừng, thực vật, động vật, côn trùng).

– Báo cáo kết quả đánh giá tài nguyên đa dạng sinh học và lâm sản ngoài gỗ của Công ty.

2.1.5. Điều tra, đánh giá tác động môi trường lâm nghiệp:

Đây là nội dung hết sức quan trọng đảm bảo các yêu cầu của phát triển bền vững nói chung và của quản lý rừng bền vững nói riêng. Vì vậy, một trong những tiêu chuẩn quan trọng quản lý rừng bền vững đó là phải đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường.

Các vấn đề chính cần quan tâm điều tra, đánh giá bao gồm: tác động đa dạng sinh học, loài ngoại lai, xói mòn và ô nhiễm đất, khả năng cung cấp nguồn nước tự nhiên, ô nhiễm nguồn nước, đặc biệt nhất là khả năng giữ đất, cải thiện môi trường đất và nước của rừng để từ đó có các biện pháp tác động phù hợp.

– Phương pháp:

+ Nghiên cứu tài liệu thứ cấp;

+ Tham vấn các bên liên quan bằng các phương pháp cơ bản của PRA;

+ Điều tra hiện trường tại các điểm, tuyến điều tra và các ô tiêu chuẩn điều tra bổ sung dữ liệu về tài nguyên rừng để điều tra đánh giá về tác động môi trường theo phương pháp chuyên gia.

Kết quả: Báo cáo tổng hợp kết quả điều tra tác động môi trường kèm theo bản đồ và các dữ liệu liên quan.

2.2. Nội dung 2. Xác định mục tiêu, phạm vi quản lý rừng bền vững của Công ty, giai đoạn 2020 – 2030

Về kinh tế: trồng rừng thâm canh, nâng cao năng xuất, chất lượng rừng trồng; nâng cao chất lượng rừng tự nhiên; diện tích, sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng, sản lượng gỗ khai thác tận thu, tận dụng; giá trị thu từ các hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng, trữ lượng các-bon rừng và các dịch vụ khác;

Về môi trường: tổng diện tích rừng được bảo vệ, độ che phủ của rừng đạt được; bảo tồn tính đa dạng sinh học, bảo vệ các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; giảm số vụ cháy rừng, vi phạm pháp luật về lâm nghiệp; diện tích rừng được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững;

Về xã hội: giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; đào tạo, tập huấn, nâng cao nhận thức về bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng và quản lý rừng bền vững; từng bước hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng.

Phương pháp:

– Áp dụng phương pháp chuyên gia, phương pháp PRA, thảo luận nhóm, phân tích kịch bản, phân tích mô hình kế hoạch hóa, phân tích SWOT để tổng hợp, xác định các mục tiêu về môi trường, xã hội, kinh tế: 01 chuyên đề.

– Tổ chức cuộc họp tham vấn các bên có liên quan để lấy ý kiến về mục tiêu, phạm vi quản lý rừng bền vững của Công ty, giai đoạn 2020 – 2030: 01 cuộc họp.

Kết quả:

– Báo cáo chuyên đề xác định mục tiêu, phạm vi quản lý rừng bền vững Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên, giai đoạn 2020 – 2030 kèm theo các bảng biểu, số liệu, bản đồ cần thiết.

2.3. Nội dung 3. Xác định kế hoạch quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng và thương mại lâm sản:

Trên cơ sở các kết quả thực hiện từ những nội dung trước, bám sát theo hướng dẫn của Thông tư 28, đồng thời có thể tiến hành điều tra bổ sung hiện trường theo từng nội dung cụ thể dưới đây:

a) Tổng hợp kế hoạch sử dụng đất của chủ rừng; xây dựng kế hoạch bảo vệ rừng, bảo vệ hệ sinh thái rừng; bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ các loài thực vật rừng, động vật rừng:

– Hoàn thiện việc cập nhật và hiệu chỉnh các bản đồ sử dụng đất.

– Phân tích tính chất và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên và xã hội đến tài nguyên của Công ty.

– Dựa trên các mục tiêu đã được thiết lập, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, các nguồn lực có thể huy động để xây dựng các kế hoạch nêu trên theo phương pháp cơ bản của PRA và phương pháp chuyên gia.

– Kết quả: Báo cáo tổng hợp kế hoạch sử dụng đất của chủ rừng; xây dựng kế hoạch bảo vệ rừng, bảo vệ hệ sinh thái rừng; bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ các loài thực vật rừng, động vật rừng.

b) Xây dựng phương án phòng cháy và chữa cháy rừng; xây dựng kế hoạch phòng trừ sinh vật gây hại rừng:

– Điều tra, đánh giá hiện trạng công tác phòng cháy, chữa cháy rừng và phòng trừ sinh vật hại rừng.

– Phân tích tính chất và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tự nhiên và xã hội cháy rừng và sinh vật hại rừng.

– Dựa trên các mục tiêu đã được thiết lập, quy hoạch và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội ở địa phương, các nguồn lực có thể huy động để xây dựng các kế hoạch nêu trên theo phương pháp cơ bản của PRA và phương pháp chuyên gia.

– Kết quả: Báo cáo tổng hợp kết quả xây dựng phương án phòng cháy và chữa cháy rừng; xây dựng kế hoạch phòng trừ sinh vật gây hại rừng.

c) Phân chia chức năng rừng theo các khu rừng có giá trị bảo tồn cao:

– Dựa trên các kết quả điều tra, khảo sát và cập nhật diễn biến rừng, kết quả điều tra đa dạng sinh học, tiến hành xác định các khu rừng HCV theo phương pháp chuyên gia trên cơ sở hướng dẫn theo quy định tại Phụ lục IV của Thông tư 28.

– Lập bản đồ và các bảng số liệu đi kèm về các HCV.

– Kết quả: Báo cáo tổng hợp kèm theo bản đồ, dữ liệu về các khu HCV của Công ty.

d) Xây dựng kế hoạch phát triển rừng: xác định địa điểm, diện tích, loài cây trồng; xác định các biện pháp lâm sinh, phát triển rừng sản xuất:

– Dựa trên kết quả phân tích và đánh giá hiện trạng sử dụng đất, quỹ đất, dựa trên các mục tiêu đã được thiết lập, các nguồn lực có thể huy động để xây dựng các kế hoạch phát triển rừng theo phương pháp cơ bản của PRA và phương pháp chuyên gia.

– Lập bản đồ các khu vực phát triển rừng, bao gồm các thông tin cơ bản: diện tích, loài cây, mật độ, phương thức và pháp trồng, …

– Kết quả: Báo cáo tổng hợp kết quả xây dựng kế hoạch phát triển rừng kèm theo bản đồ và các số liệu liên quan.

e) Xây dựng kế hoạch khai thác lâm sản: xác định diện tích, chủng loại, sản lượng, địa điểm khai thác lâm sản:

– Dựa trên kết quả phân tích và đánh giá hiện trạng rừng, khả năng sinh trưởng và tốc độ tăng trưởng của rừng, dựa trên các mục tiêu đã được thiết lập, phân tích thị trường … để xây dựng các kế hoạch khai thác rừng theo phương pháp cơ bản của PRA và phương pháp chuyên gia.

– Lập bản đồ các khu vực khai thác rừng, bao gồm các thông tin cơ bản: diện tích, loài cây, trữ lượng khai thác, phương pháp khai thác và vận chuyển gỗ, …

– Kết quả: Báo cáo tổng hợp kết quả xây dựng kế hoạch khai thác rừng kèm theo bản đồ và các số liệu liên quan.

f) Xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập; Xây dựng kế hoạch phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phù hợp với tiềm năng của khu rừng:

– Phân tích, đánh giá và dự báo nhu cầu xã hội cả trước mắt và lâu dài.

– Áp dụng phương pháp điều tra, đánh giá nhu cầu xã hội, phân tích kịch bản, PRA và phương pháp chuyên gia.

– Áp dụng phương pháp phân tích không gian để lập bản đồ về các điểm, tuyến DLST

– Kết quả: Báo cáo kết quả xây dựng kế hoạch nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập; Xây dựng kế hoạch phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí phù hợp với tiềm năng của khu rừng kèm theo các bản đồ và dữ liệu liên quan.

g) Xây dựng kế hoạch sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp:

– Dựa trên phương pháp phân tích thực trạng tình hình sử dụng đất, hiện trạng rừng và quỹ đất hiện có, nguồn lực có thể huy động …. áp dụng phương pháp phân tích chuyên gia và PRA.

– Kết quả: Báo cáo tổng hợp kết quả xây dựng kế hoạch sản xuất nông lâm ngư nghiệp kèm theo bản đồ và các số liệu liên quan.

h) Xây dựng và bảo trì kết cấu hạ tầng; xây dựng kế hoạch hoạt động dịch vụ cho cộng đồng dân cư; chi trả dịch vụ môi trường rừng, thuê môi trường rừng; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; theo dõi diễn biến rừng:

– Điều tra, đánh giá hiện trạng về lĩnh vực này, đánh giá nhu cầu tuyên truyền, phương thức và phương pháp, tần số thực hiện các hoạt động tuyên truyền …

– Áp dụng phương pháp phân tích chuyên gia và PRA.

– Kết quả: Báo cáo tổng hợp kết quả xây dựng và bảo trì kết cấu hạ tầng; xây dựng kế hoạch hoạt động dịch vụ cho cộng đồng dân cư; chi trả dịch vụ môi trường rừng, thuê môi trường rừng; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; theo dõi diễn biến rừngp kèm theo bản đồ và các số liệu liên quan.

j) Xây dựng kế hoạch cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững phù hợp với mục đích sử dụng rừng:

– Phân tích tổng thể toàn bộ các điều kiện, tiêu chuẩn, tiêu chí về chứng chỉ quản lý rừng bền vững mà Công ty có thể đáp ứng;

– Xây dựng bản đồ và có sở dữ liệu về các khu rừng dự kiến đề nghị cấp chứng chỉ.

– Kết quả: Báo cáo tổng hợp kết quả xây dựng kế hoạch cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững phù hợp với mục đích sử dụng rừng kèm theo bản đồ và các số liệu liên quan.

j) Xây dựng kế hoạch chế biến, thương mại lâm sản: xác định vị trí, quy mô nhà xưởng, công nghệ, máy móc, thiết bị, nguồn nguyên liệu, loại hình sản phẩm, thị trường tiêu thụ, các nguồn lực đầu tư:

– Điều tra, phân tích và đánh giá khả năng cung ứng nguồn nguyên liệu của Công ty và ở khu vực lân cận.

– Điều tra, đánh giá và dự báo nhu cầu thị trường.

– Dựa trên mục tiêu đã được thiết lập, áp dụng phương pháp chuyên gia, PRA.

– Kết quả: Báo cáo tổng hợp kết quả xây dựng kế hoạch chế biến, thương mại lâm sản kèm theo bản đồ và các số liệu liên quan.

2.4. Nội dung 4: Tổng hợp, xây dựng phương án quản lý rừng bền vững Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên, giai đoạn 2020-2030

Xây dựng Phương án quản lý rừng bền vững Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên, giai đoạn 2020 – 2030 (Theo mẫu Phương án quản lý rừng bền vững, áp dụng đối với chủ rừng là tổ chức, Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT).

Tổ chức hội nghị cấp cơ sở và hội nghị cấp tỉnh để thảo luận, tạo sự đồng thuận, thống nhất về Phương án quản lý rừng bền vững của Công ty với các bên liên quan.

Soạn thảo các tờ trình: Trình UBND tỉnh Đắk Nông, các cơ quan chuyên môn xem xét và quyết định phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên, giai đoạn 2020 – 2030.

VII. CÁC SẢN PHẨM CỦA PHƯƠNG ÁN

1. Báo cáo và văn bản

Phương án quản lý rừng bền vững Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên, giai đoạn 2020 – 2030.

Dự thảo Quyết định của UBND tỉnh Đắk Nông phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên, giai đoạn 2020 – 2030.

2. Các loại bản đồ (tỷ lệ 1/10.000):

Toàn bộ các bản đồ theo từng nội dung cụ thể trên đây

3. Các bảng biểu kèm theo báo cáo

Các biểu theo quy định tại Phụ lục VII Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, gồm:

Mẫu số 01

Thống kê dân sinh, kinh tế – xã hội

Mẫu số 02

Hiện trạng các công trình hạ tầng về giao thông

Mẫu số 03

Thống kê hiện trạng sử dụng đất của chủ rừng theo đơn vị hành chính cấp xã

Mẫu số 04

Thống kê hiện trạng rừng năm 20…

Mẫu số 05

Thống kê trữ lượng các loại rừng năm 20…

Mẫu số 06

Danh mục các loài thực vật rừng chủ yếu

Mẫu số 07

Danh mục các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm

Mẫu số 08

Danh mục các loài động vật rừng chủ yếu

Mẫu số 09

Danh mục các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm

Mẫu số 10

Tổng hợp kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 20..- 20…

Mẫu số 11

Tổng hợp kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng bền vững giai đoạn 2020- 2030

Mẫu số 13

Tổng hợp kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng giai đoạn 20..- 20…

Mẫu số 14

Kết quả sản xuất, kinh doanh của chủ rừng

Đĩa CD: Chứa tất cả Phương án, bản đồ (tỷ lệ 1/10.000) và khổ A4, A0), bảng biểu nêu ở trên.

VIII. THẨM ĐỊNH VÀ PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN

Tiến trình thẩm định và phê duyệt phương án gồm:

+ Báo cáo kỹ thuật tại Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên.

+ Báo cáo thẩm định phương án tại Sở Nông nghiệp và PTNT.

+ Hoàn thiện văn kiện phương án theo các văn bản góp ý, thẩm định tại các cơ quan trên.

+ Trình UBND tỉnh phê duyệt phương án.

IX. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

Sau khi hợp đồng được ký kết với đơn vị tư vấn, thời gian thực hiện để hoàn thành Phương án, bảng biểu, bản đồ là 6 tháng (180 ngày), dự kiến tiến độ cụ thể như sau:

TT

Nội dung công việc

Thời gian

1.

Tiến hành công tác chuẩn bị, thu thập và nghiên cứu các tài liệu, số liệu thứ cấp, thống nhất đề cương, dự toán, ký kết hợp đồng

Tháng thứ 1

2.

Điều tra khảo sát thực địa, phỏng vấn thu thập thông tin

Tháng thứ 1-3

3.

Xử lý, tính toán nội nghiệp, xây dựng Phương án

Tháng thứ 4-5

4.

Hội nghị, trình duyệt phương án

Tháng thứ 6

 

X. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

– Chủ Đầu tư: Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên.

– Đơn vị tư vấn:

– Các cơ quan phối hợp:

+ Hạt kiểm lâm, Chi cục Kiểm lâm;

+ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

+ UBND xã, huyện sở tại, các Phòng chức năng trực thuộc huyện

+ Các cơ quan, Ban ngành có liên quan khác.

XI. KINH PHÍ ĐỂ LẬP PHƯƠNG ÁN

Tổng kinh phí: 2.020.200.000 đồng (Bằng chữ: Hai tỷ, không trăm, hai mươi triệu, hai trăm ngàn đồng).

TỔNG HỢP CÁC HẠNG MỤC LẬP KINH PHÍ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN

TT

Nội dung thực hiện

Thành tiền (đồng)

I

CHI PHI NHÂN CÔNG

1.636.759.288

1

Công tác chuẩn bị

26.018.786

2

Nội dung 1: Đánh giá điều kiện tự nhiên. kinh tế – xã hội. quốc phòng. an ninh; thực trạng hệ sinh thái rừng. đa dạng sinh học. di tích lịch sử – văn hóa. cảnh quan

1.206.888.690

3

Nội dung 2: Xác định mục tiêu, phạm vi quản lý rừng bền vững Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên, giai đoạn 2020 – 2030

17.080.367

5

Nội dung 3: Xác định kế hoạch quản lý. bảo vệ. bảo tồn. phát triển và sử dụng rừng

335.152.428

6

Nội dung 4: Tổng hợp, xây dựng phương án quản lý rừng bền vững Công ty giai đoạn 2020 – 2030

51.619.018

II

Chi phí quản lý chung của đơn vị xây dựng Phương án

(12%)

174.793.177

III

Chi phí vật liệu. văn phòng phẩm

25.000.000

IV

Tổng dự toán chưa tính thuế (I+II+III)

1.836.552.465

 

Thuế giá trị gia tăng (10%)

183.655.246

 

TỔNG GIÁ DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH

2.020.207.711

 

TỔNG GIÁ DỰ TOÁN CÔNG TRÌNH LÀM TRÒN

2.020.200.000

(Chi tiết các hạng mục xem dự toán chi tiết đính kèm)

Đắk Nông, ngày 09 tháng 09 năm 2019

CÔNG TY TNHH MTV LÂM NGHIỆP NAM TÂY NGUYÊN

GIÁM ĐỐC

KHUNG MẪU TRÌNH BÀY

PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG
(áp dụng đối với chủ rừng là tổ chức)
(Theo Thông tư số 28/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

MỞ ĐẦU

1. Khái quát chung về công tác quản lý bảo vệ. phát triển rừng đảm bảo mục đích sử dụng rừng

2. Sự cần thiết phải xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững (sau đây viết tắt là phương án)

Chương 1. CĂN CỨ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN

I. CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC

1. Văn bản quy phạm pháp luật của trung ương

2. Văn bản của địa phương

II. CAM KẾT QUỐC TẾ

III. TÀI LIỆU SỬ DỤNG

1. Tài liệu dự án. đề án. quyết định thành lập. giao nhiệm vụ cho chủ rừng

2. Các tài liệu điều tra chuyên đề của khu rừng

3. Bản đồ: bản đồ hiện trạng rừng và hiện trạng sử dụng đất. bản đồ giao đất. giao rừng. các loại bản đồ chuyên đề khác có liên quan

4. Quy hoạch. kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh

5. Số liệu hiện trạng tài nguyên rừng. kế hoạch sử dụng đất của đơn vị

Chương 2. ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG CỦA ĐƠN VỊ

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Tên đơn vị (chủ rừng)

2. Địa chỉ (trụ sở làm việc của chủ rừng): xã ……………; huyện …………….; tỉnh …………….;

3. Điện thoại: …………………………..; Email: ………………………; Website: ………………………..

4. Quyết định thành lập. chức năng. nhiệm vụ của đơn vị chủ rừng hoặc Giấy đăng ký kinh doanh. ngành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật

5. Cơ cấu tổ chức của đơn vị

Nhận xét: đặc điểm chung của đơn vị.

II. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ. ĐỊA HÌNH. KHÍ HẬU. THỦY VĂN VÀ THỔ NHƯỠNG

1. Vị trí địa lý. địa hình

2. Khí hậu

3. Thủy văn

4. Địa chất và thổ nhưỡng

Nhận xét: những thuận lợi. khó khăn; nội dung cần quan tâm. chú ý khi xây dựng và thực hiện phương án.

III. DÂN SINH. KINH TẾ. XÃ HỘI

1. Dân số. dân tộc. lao động

2. Kinh tế: những hoạt động kinh tế chính. thu nhập đời sống của dân cư

3. Xã hội: thực trạng giáo dục và đào tạo. y tế. văn hóa

Nhận xét: những thuận lợi. khó khăn; nội dung cần quan tâm. chú ý khi xây dựng và thực hiện phương án.

IV. GIAO THÔNG

1. Hệ thống giao thông đường bộ trong khu vực

2. Hệ thống giao thông đường thủy

Nhận xét: những thuận lợi. khó khăn; nội dung cần quan tâm. chú ý khi xây dựng và thực hiện phương án.

V. DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG

1. Những loại dịch vụ môi trường rừng mà đơn vị đang triển khai. thực hiện

2. Đánh giá tiềm năng cung cấp các loại dịch vụ môi trường

Nhận xét: những thuận lợi. khó khăn; nội dung cần quan tâm. chú ý khi xây dựng và thực hiện phương án.

VI. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT

1. Thống kê hiện trạng sử dụng đất của đơn vị chủ rừng

2. Phân tích. đánh giá hiện trạng sử dụng đất. tình hình quản lý. sử dụng đất

Nhận xét: những thuận lợi. khó khăn; nội dung cần quan tâm. chú ý khi xây dựng và thực hiện phương án.

VII. HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN RỪNG

1. Hiện trạng diện tích. trạng thái. chất lượng các loại rừng thuộc phạm vi quản lý của chủ rừng

2. Tổng trữ lượng. trữ lượng bình quân các loại rừng

3. Hiện trạng phân bố lâm sản ngoài gỗ

Nhận xét: tình hình tài nguyên có những ảnh hưởng thuận lợi. khó khăn đối với công tác quản lý. bảo vệ và phát triển rừng. bảo tồn đa dạng sinh học của đơn vị.

VIII. HIỆN TRẠNG VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT. CÁC CHƯƠNG TRÌNH. DỰ ÁN ĐÃ THỰC HIỆN

1. Thống kê số lượng. diện tích văn phòng. nhà. xưởng. trạm… hiện có của đơn vị theo các nguồn vốn đầu tư

2. Thống kê số lượng phương tiện. thiết bị…của chủ rừng

3. Kết quả các chương trình. dự án đã thực hiện

Nhận xét: thực trạng về cơ sở hạ tầng có những thuận lợi. khó khăn đối với công tác quản lý và các hoạt động của đơn vị

IX. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO VỆ. PHÁT TRIỂN RỪNG. BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC

1. Quản lý rừng tự nhiên

2. Quản lý rừng trồng

3. Công tác bảo vệ rừng và sâu bệnh gây hại rừng

4. Quản lý lâm sản ngoài gỗ

5. Quản lý. bảo tồn đa dạng sinh học

a) Đa dạng thực vật rừng

b) Đa dạng động vật rừng

c) Cứu hộ. phát triển sinh vật

d) Danh mục loài thực vật rừng. động vật rừng nguy cấp. quý. hiếm; những loài đặc hữu

6. Công tác quản lý. xử lý vi phạm pháp luật về công tác quản lý. bảo vệ và phát triển rừng. bảo tồn đa dạng sinh học

Nhận xét: những ưu điểm. tồn tại trong công tác quản lý. bảo vệ. phát triển rừng. bảo tồn đa dạng sinh học.

IX-C. KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CHỦ RỪNG TRONG BA (03) NĂM LIÊN TIẾP LIỀN KỀ (áp dụng đối với chủ rừng quản lý rừng sản xuất)

Nhận xét: những thuận lợi. khó khăn.

Chương 3. MỤC TIÊU. NỘI DUNG VÀ HIỆU QUẢ PHƯƠNG ÁN

I. MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG

1. Mục tiêu chung

2. Mục tiêu cụ thể

a) Mục tiêu về kinh tế

b) Mục tiêu về môi trường

c) Mục tiêu về xã hội

II. KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

Mô tả kế hoạch sử dụng đất của chủ rừng

III. XÁC ĐỊNH KHU VỰC LOẠI TRỪ VÀ KHU VỰC TỔ CHỨC SẢN XUẤT. KINH DOANH RỪNG (áp dụng đối với chủ quản lý rừng sản xuất)

1. Khu vực loại trừ (khu vực rừng cần đưa vào quản lý. bảo vệ. hạn chế hoặc không khai thác lâm sản)

2. Khu vực rừng đã được cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững (nếu có)

3. Khu vực rừng. đất lâm nghiệp tổ chức sản xuất kinh doanh rừng hướng đến cấp chứng chỉ quản lý rừng bền vững

IV. KẾ HOẠCH KHOÁN BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG CHO HỘ GIA ĐÌNH. CÁ NHÂN. CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ TẠI CHỖ (áp dụng cho rừng đặc dụng. phòng hộ)

1. Kế hoạch khoán bảo vệ và phát triển rừng

a) Khoán ổn định

b) Khoán công việc. dịch vụ

2. Kế hoạch. nội dung thực hiện đồng quản lý

V. KẾ HOẠCH QUẢN LÝ. BẢO VỆ. PHÁT TRIỂN. SỬ DỤNG RỪNG BỀN VỮNG. BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC

1. Kế hoạch bảo vệ rừng. bảo tồn đa dạng sinh học

a) Bảo vệ rừng: bảo vệ toàn bộ diện tích rừng hiện có: …. ha. trong đó:

– Rừng phòng hộ (nếu có): …ha (rừng tự nhiên …ha; rừng trồng …ha).

– Rừng sản xuất (nếu có): …ha (rừng tự nhiên …ha; rừng trồng …ha).

b) Kế hoạch xây dựng phương án bảo vệ

c) Kế hoạch phòng trừ sinh vật gây hại rừng

d) Kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học và khu rừng có giá trị bảo tồn cao

2. Kế hoạch phát triển rừng

a) Kế hoạch phát triển rừng phòng hộ

– Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên hoặc có trồng bổ sung

– Làm giàu rừng

– Trồng rừng mới. chăm sóc rừng

b) Kế hoạch phát triển rừng sản xuất

– Phát triển rừng tự nhiên

+ Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên hoặc có trồng bổ sung;

+ Nuôi dưỡng. làm giàu rừng;

– Phát triển rừng trồng

+ Lựa chọn loài cây trồng;

+ Sản xuất cây con;

+ Trồng rừng mới;

+ Trồng lại rừng sau khai thác;

+ Chăm sóc. nuôi dưỡng rừng trồng.

3. Khai thác lâm sản

a) Kế hoạch khai thác lâm sản rừng phòng hộ

– Khai thác tận dụng. tận thu gỗ

– Khai thác gỗ rừng trồng

– Khai thác lâm sản ngoài gỗ

b) Kế hoạch khai thác lâm sản rừng sản xuất

– Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên

+ Khai thác tận dụng. tận thu gỗ rừng tự nhiên

+ Khai thác lâm sản ngoài gỗ

– Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng trồng

+ Khai thác gỗ rừng trồng

+ Khai thác tận dụng. tận thu gỗ rừng trồng

+ Khai thác lâm sản ngoài gỗ

c) Những cơ sở và kỹ thuật xây dựng kế hoạch khai thác

– Xác định chu kỳ khai thác theo loài cây

– Chọn đối tượng rừng đưa vào khai thác

– Tỷ lệ lợi dụng gỗ. củi

– Loại sản phẩm. quy cách sản phẩm

– Kỹ thuật và công nghệ theo tiêu chuẩn khai thác tác động thấp.

– Xây dựng kế hoạch cho một chu kỳ: trình tự đưa các lô rừng vào khai thác bảo đảm ổn định trong chu kỳ. xác định cụ thể địa danh. diện tích. sản lượng khai thác.

d) Công nghệ khai thác: công nghệ sử dụng. kỹ thuật mở đường vận xuất. vận chuyển (chiều rộng đường. mật độ đường. cự ly giữa các tuyến). kỹ thuật khai thác. an toàn lao động theo kỹ thuật khai thác tác động thấp.

đ) Tổ chức khai thác. tiêu thụ sản phẩm

– Tự tổ chức khai thác hoặc bán cây đứng cho đơn vị khai thác

– Tiêu thụ gỗ (tiêu thụ trong tỉnh hoặc ngoài tỉnh). hoặc tự tổ chức chế biến

4. Nghiên cứu khoa học. giảng dạy. thực tập. đào tạo nguồn nhân lực

a) Danh mục. kế hoạch triển khai các chương trình. đề tài. dự án nghiên cứu khoa học

b) Nhu cầu và kế hoạch đào tạo. bồi dưỡng nguồn nhân lực

5. Du lịch sinh thái. nghỉ dưỡng. giải trí

a) Dự kiến các địa điểm. khu vực tổ chức du lịch sinh thái. nghỉ dưỡng. giải trí

b) Các phương thức tổ chức thực hiện bao gồm: tự tổ chức; liên kết với các tổ chức. cá nhân và cho tổ chức. cá nhân thuê môi trường rừng tổ chức du lịch sinh thái. nghỉ dưỡng. giải trí

c) Khu vực dự kiến xây dựng. bố trí các công trình phục vụ du lịch sinh thái. nghỉ dưỡng. giải trí

6. Sản xuất lâm. nông. ngư nghiệp kết hợp (áp dụng đối với rừng phòng hộ và rừng sản xuất)

a) Dự kiến khu vực tổ chức sản xuất lâm. nông. ngư nghiệp kết hợp. bao gồm: tên địa danh. diện tích. loài cây trồng. vật nuôi sản xuất nông lâm kết hợp

b) Dự kiến hình thức tổ chức sản xuất lâm. nông. ngư nghiệp kết hợp: chủ rừng tự tổ chức sản suất; tổ chức. cá nhân nhận khoán ổn định sản xuất

7. Xây dựng hạ tầng phục vụ quản lý. bảo vệ. phát triển. sử dụng rừng

– Duy tu bảo dưỡng đường. tên tuyến. thời gian thực hiện

– Mở đường mới. đường nhánh. tên tuyến. giá trị sử dụng. thời gian thực hiện

– Hệ thống bãi gỗ. số lượng. địa điểm. diện tích (chỉ áp dụng cho rừng trồng phòng hộ và rừng sản xuất)

– Xây dựng các công trình phúc lợi (nếu có) như nhà làm việc. câu lạc bộ. trạm quản lý bảo vệ. chòi canh. chỉ rõ mục đích. số lượng. thời gian thực hiện

– Xây dựng vườn ươm. mục đích. địa điểm. diện tích. công suất. thời gian thực hiện

8. Hoạt động dịch vụ cho cộng đồng

a) Dự kiến các dịch vụ cho cộng đồng

b) Hình thức tổ chức thực hiện

9. Hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng. thuê môi trường rừng

a) Các dịch vụ được tiến hành

b) Tổ chức triển khai. thực hiện

10. Tuyên truyền. phổ biến. giáo dục pháp luật về bảo vệ. phát triển rừng

11. Theo dõi diễn biến tài nguyên rừng. đa dạng sinh học; điều tra. kiểm kê rừng

a) Chương trình theo dõi diễn biến tài nguyên rừng. giám sát đa dạng sinh học

b) Điều tra. kiểm kê rừng

12. Chế biến. thương mại lâm sản: vị trí nhà xưởng. công nghệ. thiết bị. máy móc. sản phẩm. thị trường tiêu thụ… (áp dụng cho chủ quản lý rừng sản xuất hoặc phòng hộ (nếu có)).

VI. NHU CẦU VỐN VÀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ

1. Tổng hợp nhu cầu vốn cho kế hoạch quản lý rừng bền vững

a) Xây dựng phương án quản lý rừng bền vững

b) Bảo vệ rừng

c) Phát triển rừng

d) Nghiên cứu khoa học. cứu hộ động vật rừng. thực vật rừng. đào tạo. tập huấn

đ) Du lịch sinh thái. nghỉ dưỡng. giải trí

e) Ổn định dân cư

g) Xây dựng cơ sở hạ tầng

h) Tuyên truyền. phổ biến. giáo dục pháp luật

i) Chế biến. thương mại lâm sản (chỉ áp dụng cho chủ rừng có hoạt động này)

………………………………………..

2. Nguồn vốn đầu tư

a) Vốn tự có

b) Vốn liên doanh. liên kết. hợp tác đầu tư

c) Vốn vay các tổ chức tín dụng

d) Ngân sách nhà nước (nhiệm vụ công ích. khoa học công nghệ…)

đ) Dịch vụ môi trường rừng

e) Khai thác lâm sản

g) Hỗ trợ quốc tế

h) Các nguồn khác….

VII. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Giải pháp về công tác quản lý. nguồn nhân lực

2. Giải pháp về phối hợp với các bên liên quan

3. Giải pháp về khoa học. công nghệ

4. Giải pháp về nguồn vốn. huy động nguồn vốn đầu tư

5. Giải pháp về thị trường (chỉ áp dụng với chủ rừng có sản xuất kinh doanh)

6. Giải pháp khác

VIII. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG ÁN

1. Hiệu quả về kinh tế

a) Giá trị sản phẩm thu được.

b) Sản phẩm từ các hoạt động lâm sinh.

c) Tăng vốn rừng (tăng về diện tích. trữ lượng rừng trồng).

d) Giá trị kinh tế thu từ các dịch vụ: cây con. môi trường rừng. chế biến. thương mại lâm sản. du lịch sinh thái. nghỉ dưỡng. giải trí …vv

2. Hiệu quả về xã hội

Đối tượng bị tác động và mức độ ảnh hưởng. bao gồm cả tác động tích cực và tác động tiêu cực (giải quyết công ăn việc làm cho người lao động. tăng thu nhập của người dân. nâng cao năng lực. đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng)

3. Hiệu quả về môi trường

Tiên lượng các tác động tích cực. tiêu cực đối với môi trường. về bảo tồn đa dạng sinh học và các mẫu sinh thái có giá trị bảo tồn; tăng độ che phủ của rừng. phát triển các loài cây bản địa. tác dụng của việc bảo vệ các khu vực loại trừ và thực hiện khai thác tác động thấp.

Chương 4

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

Mô tả và phân nhiệm vụ cụ thể đối với từng vị trí. bộ phận chuyên môn. nghiệp vụ của đơn vị để thực hiện các nhiệm vụ đã xác định trong Phương án

II. KẾ HOẠCH KIỂM TRA. GIÁM SÁT

Mô tả được mục tiêu của công tác kiểm tra. giám sát phải đạt được. Xác định cụ thể các chỉ tiêu kiểm tra. giám sát đối với từng nhiệm vụ.

III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Những nội dung cơ bản có tính chất tổng hợp nhất đã được xác định trong phương án. Việc thực hiện phương án sẽ đạt được những kết quả nổi bật so với phương thức trước đó.

2. Để thực hiện phương án đạt mục tiêu đề ra. những vấn đề khó khăn phải kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền để tháo gỡ hoặc cần phải bổ sung cơ chế. chính sách./.

Phần 2

HỆ THỐNG PHỤ LỤC. BIỂU. BẢN ĐỒ KÈM THEO PHƯƠNG ÁN QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG

Mẫu số 01. THỐNG KÊ DÂN SINH. KINH TẾ – XÃ HỘI

(thống kê các xã liên quan đến lâm phận của chủ rừng đến 31/12/20…)

Tên chủ rừng: ……………………………………………………………………………………..

STT

Đơn vị hành chính

Tổng số hộ

Nhân khẩu

Lao động

Diện tích canh tác bình quân (ha/hộ)

 

Tổng

Kinh

DT khác

Tổng

Nam

Nữ

Tổng

Nông nghiệp

Lâm nghiệp

Tổng

Nông nghiệp

Lâm nghiệp

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

1

Xã A:

                         
                             
                             

2

Xã B:

                         
                             
                   

       
                             
 

….

                         
 

Tổng cộng

                         
 

Ngày… tháng… năm……
Chủ rừng
(Ký. ghi rõ họ và tên. đóng dấu)

Mẫu số 02. HIỆN TRẠNG CÁC CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG VỀ GIAO THÔNG

Tên chủ rừng: …………………………………

STT

Loại đường

Tên tuyến đường

Số hiệu tuyến (nếu có)

Cấp đường

Chiều dài (km)

Mô tả đánh giá

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

1

Liên xã

         

2

Liên huyện

         
 

         
 

Quốc lộ

         

Tổng

           
 

Ngày… tháng… năm…….
Chủ rừng
(Ký. ghi rõ họ và tên. đóng dấu)

Mẫu số 03: THỐNG KÊ HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT CỦA CHỦ RỪNG THEO ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH CẤP XÃ

(Đến ngày 31/12/20….)

Tên chủ rừng: ………………………………………..

Đơn vị tính: ha

Thứ tự

LOẠI ĐẤT

Tổng diện tích đất của chủ rừng

Hiện trạng sử dụng đất của chủ rừng theo đơn vị hành chính cấp xã

 

Xã A

Xã B

Xã C

Xã D

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)=(5)+….+(9)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

I

Tổng diện tích đất của chủ rừng quản lý

             

1

Đất nông nghiệp

NNP

           

1.1

Đất sản xuất nông nghiệp

SXN

           

1.1.1

Đất trồng cây hàng năm

CHN

           

1.1.1.1

Đất trồng lúa

LUA

           

1.1.1.2

Đất trồng cây hàng năm khác

HNK

           

1.1.2

Đất trồng cây lâu năm

CLN

           

1.2

Đất lâm nghiệp

LNP

           

1.2.1

Đất rừng sản xuất

RSX

           

1.2.2

Đất rừng phòng hộ

RPH

           

1.2.3

Đất rừng đặc dụng

RDD

           

1.3

Đất nuôi trồng thủy sản

NTS

           

1.4

Đất làm muối

LMU

           

1.5

Đất nông nghiệp khác

NKH

           

2

Đất phi nông nghiệp

PNN

           

2.1

Đất ở

OCT

           

2.1.1

Đất ở tại nông thôn

ONT

           

2.1.2

Đất ở tại đô thị

ODT

           

2.2

Đất chuyên dùng

CDG

           

2.2.1

Đất xây dựng trụ sở cơ quan

TSC

           

2.2.2

Đất quốc phòng

CQP

           

2.2.3

Đất an ninh

CAN

           

2.2.4

Đất xây dựng công trình sự nghiệp

DSN

           

2.2.5

Đất sản xuất. kinh doanh phi nông nghiệp

CSK

           

2.2.6

Đất có mục đích công cộng.

CCC

           

2.3

Đất cơ sở tôn giáo

TON

           

2.4

Đất cơ sở tín ngưỡng

TIN

           

2.5

Đất làm nghĩa trang. nghĩa địa. nhà tang lễ. nhà hỏa táng

NTD

           

2.6

Đất sông. ngòi. kênh. rạch. suối

SON

           

2.7

Đất có mặt nước chuyên dùng

MNC

           

2.8

Đất phi nông nghiệp khác

PNK

           

3

Đất chưa sử dụng

CSD

           

3.1

Đất bằng chưa sử dụng

BCS

           

3.2

Đất đồi núi chưa sử dụng

DCS

           

3.3

Núi đá không có rừng cây

NCS

           

II

Đất có mặt nước ven biển (quan sát)

MVB

           

1

Đất mặt nước ven biển nuôi trồng thủy sản

MVT

           

2

Đất mặt nước ven biển có rừng

MVR

           

3

Đất mặt nước ven biển có mục đích khác

MVK

           
 

…. ngày… tháng…. năm …….
Chủ rừng
(Ký. ghi rõ họ và tên. đóng dấu)

Mẫu số 04. THỐNG KÊ HIỆN TRẠNG RỪNG NĂM 20….

Tên chủ rừng: …………………………………

Đơn vị tính: ha

TT

Phân loại rừng

Diện tích

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(6)

I

RỪNG PHÂN THEO NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH

1100

   

1

Rừng tự nhiên

1110

   
 

– Rừng nguyên sinh

1111

   
 

– Rừng thứ sinh

1112

   

2

Rừng trồng

1120

   
 

– Trồng mới trên đất chưa có rừng

1121

   
 

– Trồng lại sau khi khai thác rừng trồng đã có

1122

   
 

– Tái sinh tự nhiên từ rừng trồng đã khai thác

1123

   

II

RỪNG PHÂN THEO ĐIỀU KIỆN LẬP ĐỊA

1200

   

1

Rừng trên núi đất

1210

   

2

Rừng trên núi đá

1220

   

3

Rừng trên đất ngập nước

1230

   
 

– Rừng ngập mặn

1231

   
 

– Rừng trên đất phèn

1232

   
 

– Rừng ngập nước ngọt

1233

   

4

Rừng trên cát

1240

   

III

RỪNG PHÂN THEO LOÀI CÂY

1300

   

1

Rừng gỗ tự nhiên

1310

   
 

– Rừng gỗ lá rộng TX hoặc nửa rụng lá

1311

   
 

– Rừng gỗ lá rộng rụng lá

1312

   
 

– Rừng gỗ lá kim

1313

   
 

– Rừng gỗ hỗn giao lá rộng và lá kim

1313

   

2

Rừng tre nứa

1320

   
 

– Nứa

1321

   
 

– Vầu

1322

   
 

– Tre/luồng

1323

   
 

– Lồ ô

1324

   
 

– Các loài khác

1325

   

3

Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa

1330

   
 

– Gỗ là chính

1331

   
 

– Tre nứa là chính

1332

   

4

Rừng cau dừa

1340

   

IV

RỪNG GỖ TỰ NHIÊN PHÂN THEO TRỮ LƯỢNG

1400

   

1

Rừng giàu

1410

   

2

Rừng trung bình

1420

   

3

Rừng nghèo

1430

   

4

Rừng nghèo kiệt

1440

   

5

Rừng chưa có trữ lượng

1450

   

V

DIỆN TÍCH CHƯA THÀNH RỪNG

2000

   

1

Diện tích trồng chưa thành rừng

2010

   

2

Diện tích khoanh nuôi tái sinh

2020

   

3

Diện tích khác

2030

   
         
 

….ngày… tháng…. năm …
Chủ rừng
(Ký. ghi rõ họ và tên. đóng dấu)

Mẫu số 05. THỐNG KÊ TRỮ LƯỢNG CÁC LOẠI RỪNG NĂM 20….

Tên chủ rừng: …………………………………….

Đơn vị tính: (gỗ: m3/ha; tre. nứa: 1000 cây/ha)

TT

Phân loại rừng

Tổng

Ghi chú

I

RỪNG PHÂN THEO NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH

1100

   

1

Rừng tự nhiên

1110

   
 

– Rừng nguyên sinh

1111

   
 

– Rừng thứ sinh

1112

   

2

Rừng trồng

1120

   
 

– Trồng mới trên đất chưa có rừng

1121

   
 

– Trồng lại sau khi khai thác rừng trồng đã có

1122

   
 

– Tái sinh tự nhiên từ rừng trồng đã khai thác

1123

   

II

RỪNG PHÂN THEO ĐIỀU KIỆN LẬP ĐỊA

1200

   

1

Rừng trên núi đất

1210

   

2

Rừng trên núi đá

1220

   

3

Rừng trên đất ngập nước

1230

   
 

– Rừng ngập mặn

1231

   
 

– Rừng trên đất phèn

1232

   
 

– Rừng ngập nước ngọt

1233

   

4

Rừng trên cát

1240

   

III

RỪNG PHÂN THEO LOÀI CÂY

1300

   

1

Rừng gỗ tự nhiên

1310

   
 

– Rừng gỗ lá rộng TX hoặc nửa rụng lá

1311

   
 

– Rừng gỗ lá rộng rụng lá

1312

   
 

– Rừng gỗ lá kim

1313

   
 

– Rừng gỗ hỗn giao lá rộng và lá kim

1313

   

2

Rừng tre nứa

1320

   
 

– Nứa

1321

   
 

– Vầu

1322

   
 

– Tre/luồng

1323

   
 

– Lồ ô

1324

   
 

– Các loài khác

1325

   

3

Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa

1330

   
 

– Gỗ là chính

1331

   
 

– Tre nứa là chính

1332

   

4

Rừng cau dừa

1340

   

IV

RỪNG GỖ TỰ NHIÊN PHÂN THEO TRỮ LƯỢNG

1400

   

1

Rừng giàu

1410

   

2

Rừng trung bình

1420

   

3

Rừng nghèo

1430

   

4

Rừng nghèo kiệt

1440

   

5

Rừng chưa có trữ lượng

1450

   
 

….ngày … tháng …. năm…
Chủ rừng
(Ký. ghi rõ họ và tên. đóng dấu)

Mẫu số 06. DANH MỤC CÁC LOÀI THỰC VẬT RỪNG CHỦ YẾU

Tên chủ rừng: ……………………………….

TT

Họ

Loài

Ghi chú

Tên Việt Nam

Tên Khoa học

Tên Việt Nam

Tên Khoa học

1

         

2

         

         
           
           
           
           
           
           
 

….ngày … tháng …. năm…
Chủ rừng
(Ký. ghi rõ họ và tên. đóng dấu)

Mẫu số 07. DANH MỤC CÁC LOÀI THỰC VẬT RỪNG NGUY CẤP. QUÝ. HIẾM

Tên chủ rừng: ……………………….

TT

Tên khoa học loài cây

Tên Việt Nam

Địa điểm phân bổ

Theo quy định của:

IUCN

SĐVN

NĐCP

CITES

1

             

2

             
               
               
               
               
               
 

….ngày … tháng …. năm…
Chủ rừng
(Ký. ghi rõ họ và tên. đóng dấu)

Mẫu số 08. DANH MỤC CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT RỪNG CHỦ YẾU

Tên chủ rừng: …………………………………….

TT

Họ

Loài

Ghi chú

Tên Việt Nam

Tên Khoa học

Tên Việt Nam

Tên Khoa học

1

       

Ví dụ: ít. trung bình. nhiều.

2

         

         
           
           
           
           
 

….ngày … tháng …. năm…
Chủ rừng
(Ký. ghi rõ họ và tên. đóng dấu)

Mẫu số 09. DANH MỤC CÁC LOÀI ĐỘNG VẬT RỪNG NGUY CẤP. QUÝ. HIẾM

Tên chủ rừng: ……………………………………….

TT

Tên khoa học loài động vật rừng

Tên Việt Nam

Địa điểm phân bố

Theo quy định của:

IUCN

SĐVN

NĐCP

CITES

1

             

2

             
               
               
               
               
               
 

….ngày … tháng …. năm…
Chủ rừng
(Ký. ghi rõ họ và tên. đóng dấu)

Ghi chú: SĐVN: Sách đỏ Việt Nam; NĐCP: Nghị định của Chính phủ

Mẫu số 10. TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 20..- 20…

Tên chủ rừng: ……………………………………….

Đơn vị tính: ha

Thứ tự

LOẠI ĐẤT

Hiện trạng

Tổng hợp Kế hoạch sử dụng đất 5 năm của chủ rừng giai đoạn 201..-202..

Giai đoạn 201…- 202..

Ghi chú

Năm ….

Năm ….

Năm ….

Năm ….

Năm ….

 

I

Tổng diện tích đất của chủ rừng quản lý

               

1

Đất nông nghiệp

NNP

             

1.1

Đất sản xuất nông nghiệp

SXN

             

1.1.1

Đất trồng cây hàng năm

CHN

             

1.1.1.1

Đất trồng lúa

LUA

             

1.1.1.2

Đất trồng cây hàng năm khác

HNK

             

1.1.2

Đất trồng cây lâu năm

CLN

             

1.2

Đất lâm nghiệp

LNP

             

1.2.1

Đất rừng sản xuất

RSX

             

1.2.2

Đất rừng phòng hộ

RPH

             

1.2.3

Đất rừng đặc dụng

RDD

             

1.3

Đất nuôi trồng thủy sản

NTS

             

1.4

Đất làm muối

LMU

             

1.5

Đất nông nghiệp khác

NKH

             

2

Đất phi nông nghiệp

PNN

             

2.1

Đất ở

OCT

             

2.1.1

Đất ở tại nông thôn

ONT

             

2.1.2

Đất ở tại đô thị

ODT

             

2.2

Đất chuyên dùng

CDG

             

2.2.1

Đất xây dựng trụ sở cơ quan

TSC

             

2.2.2

Đất quốc phòng

CQP

             

2.2.3

Đất an ninh

CAN

             

2.2.4

Đất xây dựng công trình sự nghiệp

DSN

             

2.2.5

Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp

CSK

             

2.2.6

Đất có mục đích công cộng

CCC

             

2.3

Đất cơ sở tôn giáo

TON

             

2.4

Đất cơ sở tín ngưỡng

TIN

             

2.5

Đất làm nghĩa trang. nghĩa địa. nhà tang lễ. nhà hỏa táng

NTD

             

2.6

Đất sông. ngòi. kênh. rạch. suối

SON

             

2.7

Đất có mặt nước chuyên dùng

MNC

             

2.8

Đất phi nông nghiệp khác

PNK

             

3

Đất chưa sử dụng

CSD

             

3.1

Đất bằng chưa sử dụng

BCS

             

3.2

Đất đồi núi chưa sử dụng

DCS

             

3.3

Núi đá không có rừng cây

NCS

             

II

Đất có mặt nước ven biển (quan sát)

MVB

             

1

Đất mặt nước ven biển nuôi trồng thủy sản

MVT

             

2

Đất mặt nước ven biển có rừng

MVR

             

3

Đất mặt nước ven biển có mục đích khác

MVK

             
 

….ngày … tháng …. năm…
Chủ rừng
(Ký. ghi rõ họ và tên. đóng dấu)

Mẫu số 11. TỔNG HỢP KẾ HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 20..- 20…

Tên chủ rừng: ……………………………………………………..

Đơn vị tính: ha

 

HẠNG MỤC

Tổng cộng

Diện tích

Ghi chú

Cộng

Năm…

….

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

I

BẢO VỆ RỪNG HIỆN CÓ

           
 

1. Bảo vệ rừng tự nhiên

           
 

2. Bảo vệ rừng trồng

           

II

PHÁT TRIỂN RỪNG

           
 

1. Khoanh nuôi rừng

           
 

2. Khoanh nuôi rừng có trồng bổ sung

           
 

3. Làm giàu rừng

           
 

4. Trồng rừng mới

           
 

5. Trồng lại rừng sau khai thác

           
 

6. Chăm sóc rừng trồng

           
 

a) Chăm sóc rừng trồng năm 1

           
 

b) Chăm sóc rừng trồng năm 2

           
 

c) Chăm sóc rừng trồng năm 3

           

III

CẤP CHỨNG CHỈ QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG

           
 

1. Rừng tự nhiên (ha)

           
 

2. Rừng trồng (ha)

           
 

….ngày … tháng …. năm…
Chủ rừng
(Ký. ghi rõ họ và tên. đóng dấu)

Mẫu số 12. TỔNG HỢP KẾ HOẠCH KHAI THÁC LÂM SẢN GIAI ĐOẠN 20..- 20…

Tên chủ rừng: …………………………………………..

Đơn vị tính: m3; 1000 cây. tấn

 

HẠNG MỤC

Tổng cộng

Rừng đặc dụng

Rừng phòng hộ

Ghi

chú

Cộng

Năm..

….

….

Cộng

Năm…

….

(1)

(2)

 

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(16)

I

KHAI THÁC RỪNG TRỒNG

                   
 

1. Khai thác rừng trồng

 

Chỉ áp dụng rừng trồng thực nghiệm. nghiên cứu khoa học

Theo quy chế quản lý rừng (% diện tích được khai thác)

 
 

– Diện tích (ha)

                   
 

– Sản lượng (m3)

                   
 

2. Khai tác tận thu

                   
 

3. Khai tác tận dụng

                   

II

KHAI THÁC LÂM SẢN NGOÀI GỖ

                   
 

1. Tre. nứa. vầu. lồ ô…

                   
 

– Diện tích (ha)

                   
 

– Sản lượng (1.000 cây)

                   
 

2. Song. mây (Tấn)

                   
 

3. Nhựa thông (Tấn)

                   
 

……………..

                   
 

…. ngày… tháng…. năm….
Chủ rừng

Mẫu số 13. TỔNG HỢP KẾ HOẠCH XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG GIAI ĐOẠN 20..- 20…

Tên chủ rừng: ……………………….

Đơn vị tính: m2; trạm. km. cái

 

HẠNG MỤC

Tổng cộng

Ghi chú

(1)

(2)

 

(16)

1

Chòi canh lửa rừng

   

a

Xây dựng mới

   
 

Số lượng (chòi)

   
 

Diện tích (m2)

   

b

Sửa chữa. cải tạo nâng cấp

   
 

Số lượng (chòi)

   
 

Diện tích (m2)

   

2

Trạm bảo vệ rừng

   

a

Xây dựng mới

   
 

Số lượng (Trạm)

   
 

Diện tích (m2)

   

b

Sửa chữa. cải tạo nâng cấp

   
 

Số lượng (Trạm)

   
 

Diện tích (m2)

   

3

Đường ranh cản lửa

   

a

Băng trắng (km)

   
 

Xây dựng mới

   

Tu bổ. nâng cấp

   

b

Băng xanh (km)

   

Xây dựng mới

   

Tu bổ. nâng cấp

   

4

Biển báo cấp độ nguy cơ cháy rừng

   

Xây dựng mới (cái)

   

Sửa chữa. cải tạo nâng cấp (cái)

   

5

Đường lâm nghiệp. vận xuất. vận chuyển

   
 

– Xây dựng mới (km)

   
 

– Sửa chữa. nâng cấp (km)

   

6

Nhà làm việc (m2)

   
 

– Xây dựng mới

   
 

– Sửa chữa. nâng cấp

   

7

Nhiệm vụ khác ……

   
 

….ngày … tháng …. năm…
Chủ rừng
(Ký. ghi rõ họ và tên. đóng dấu)

Mẫu số 14. KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CHỦ RỪNG

Tên chủ rừng: …………………………………………..

(Áp dụng đối với chủ rừng là tập đoàn. tổng công ty. công ty. hợp tác xã hoạt động theo Luật Doanh nghiệp)

Đơn vị tính: nghìn đồng

Chỉ tiêu

Năm 20..

Năm 20..

Năm 20…

Trung bình 3 năm

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

01

       

2. Các khoản giảm trừ doanh thu

02

       

3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01 – 02)

10

       

4. Giá vốn hàng bán

11

       

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10 – 11)

20

       

6. Doanh thu hoạt động tài chính

21

       

7. Chi phí tài chính

22

       

– Trong đó: Chi phí lãi vay

23

       

8. Chi phí bán hàng

24

       

9. Chi phí quản lý doanh nghiệp

25

       

10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

30

       

{30 = 20 + (21 – 22) – (24 + 25)}

11. Thu nhập khác

31

       

12. Chi phí khác

32

       

13. Lợi nhuận khác (40 = 31 – 32)

40

       

14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

50

       

(50 = 30 + 40)

15. Chi phí thuế TNDN hiện hành

51

       

16. Chi phí thuế TNDN hoàn lại

52

       

17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

60

       

(60 = 50 – 51 – 52)

18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*)

70

       
 

….ngày … tháng …. năm…
Chủ rừng
(Ký. họ tên. đóng dấu)

Ghi chú: (*) Chỉ tiêu này chỉ áp dụng đối với chủ rừng là công ty cổ phần

Link tải về bản word đề cương xây dựng phương án quản lý rừng bền vững

Xem thêm:

  1. Link tải về bản word đề cương xây dựng phương án quản lý rừng bền vững
  2. Dự toán xây dựng phương án quản lý rừng bền vững
  3. Nội dung Phương án quản lý rừng bền vững
  4. Báo cáo thẩm định phương án quản lý rừng bền vững
  5. Quyết định phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững

 

Recommended For You

About the Author: Admin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.