Vườn Quốc gia Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang

VƯỜN QUỐC GIA PHÚ QUỐC

THÔNG TIN CHUNG

Vị trí địa lý

  • 10 12’07”-10°27’02” Vĩ độ Bắc
  • 103°50’04”-104°04’40” Kinh độ Đông

Xem vị trí trên Google Maps

Diện tích

Tổng diện tích: 77.717,47 ha

  • Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 8.129,8 ha, bảo tồn biển 7.087,37 ha
  • Phân khu phục hồi sinh thái: 20.897,8 ha, bảo tồn biển 11.537,51 ha
  • Phân khu hành chính, dịch vụ: 568,4 ha, bảo tồn biển 9.817,02 ha

LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH

Vườn quốc gia Phú Quốc được thành lập theo Quyết định sõ 91/2001/QĐ-TTg ngày 08/06/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc chuyển hạng từ Khu bảo tồn thiên nhiên Bắc Đảo Phú Quốc thành Vườn quốc gia Phú Quốc và Quyết định số 48/2002/QĐ-UB ngày 08/7/2002 của UBND tỉnh Kiên Giang về việc thành lập Vườn quốc gia Phú Quốc.

Vườn quốc gia Phú Quốc nằm trên địa giới hành chính 8 xã, phường của thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, gồm: Bãi Thơm, Giành Dầu, Của Cạn, Cửa Dương, Hàm Ninh, Dương Tơ và phường Dương Đông, An Thới. Ban quản lý Vườn quốc gia Phú Quốc trực thuộc ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang.

HỆ SINH THÁI ĐẶC TRƯNG

Vườn quốc gia Phú Quốc nằm trên hải đảo mang đặc điểm khí hậu lục địa và duyên hải nên tồn tại 03 hệ sinh thái như: 

  • Hệ sinh thái rừng lá rộng thường xanh;
  • Hệ sinh thái rừng Tràm;
  • Hệ sinh thái rừng ngập mặn. 

Có 9 sinh cảnh rừng: 

  • Rừng nguyên sinh cây họ Dầu; 
  • Rừng thưa cây họ Dầu; 
  • Rừng khô cạn; 
  • Rừng thứ sinh ven biển; 
  • Rừng núi đá; 
  • Rừng tràm; 
  • Rừng truông Nhum, 
  • Rừng ngập mặn
  • Thảm thực vật trảng Trang, Sim Mua. 

HỆ THỰC VẬT

Đã ghi nhận ở 1.397 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 531 chi, 137 họ; trong đó, có 6 loài nguy cấp, quý hiểm trong Nghị định số 06/2019/NĐ-CP và 07 loài đặc hữu, có giá trị rất cao, như: Kiền kiền Phú Quốc (Hopea pierrei), Cóc đỏ (Lumnitzera littorea), Lan vân hài (Paphiopedilum callosum), Trầm hương (Aquilaria crassna), Sơn huyết (Melanorrhoea laccifera), …

  • 1.397 loài thực vật bậc cao có mạch
  • 6 loài nguy cấp, quý hiếm
  • 7 loài đặc hữu có giá trị rất cao

KHU HỆ ĐỘNG VẬT

Đã ghi nhận tại đây 28 loài Thú, 119 loài Chim, 47 loài Bò sát và 14 loài Ếch nhái; trong đó, có 42 loài quý hiếm có tên trong Sách đỏ Việt Nam năm 2007, Danh lục đỏ quốc tể và Nghị định số 06/2019/NĐ-CP. Có một số loài đặc hữu như: Nhông cát sọc (Liopeltis guentherpetersi), Sóc đỏ Phú Quốc (Callosciurus finlaysoni harmandi) và nhiều loài quý hiếm khác.

ĐA DẠNG SINH HỌC BIỂN

Phú Quốc có nguồn tài nguyên biển vô cùng độc đáo, vùng thảm cỏ biển rộng lớn ở phía Bắc đảo, những rạn San hô lớn ở vùng quần đảo An Thới là nơi sinh sống của 152 loài Cá thuộc 71 giống và 31 họ. Vùng biển này còn có 132 loài động vật thân mềm, 32 loài da gai và đặc biệt ghi nhận sự xuất hiện của những loài nằm trong danh mục bi đe dọa tuyệt chủng như: Dugong (Dugong dugon), Rùa biển (Chelonioidea) và Cá heo (Delphinidae).

THÔNG TIN DU LỊCH

Đảo Phú Quốc là địa danh du lịch nổi tiếng cả nước. Rừng đặc dụng Phú Quốc có cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, thu hút khách du lịch tham quan, khám phá thiên nhiên qua các tuyến du lịch sông Rạch Tràm; Tuyển tham quan sườn Tây núi Hàm Rồng; Tuyển du lịch trải nghiệm cộng đồng bảo vệ rừng Ba Hòn Dung; Tuyển tham quan rừng giống; Tuyển tham quan các hòn khu vực Nam Đảo và khách tham quan có thể lặn ngắm san hô trong khu bảo tồn biển,… Một số bãi biển đẹp để tắm biển, chụp ảnh như: Bãi Sao, Bãi Rạch Vẹm, Bãi Dài, Bãi Vũng Bầu, Bãi Vũng Trâu Nằm. 

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Liên hệ: Ban quản lý Vườn quốc gia Phú Quốc
  • Địa chỉ: Ấp xóm Mới, xã Bãi Tham, TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang
  • Điện thoại: 0297868255
  • Email: [email protected] 

NGUỒN

  • Tên tài liệu: Các Khu rừng Đặc dụng Việt Nam
  • Nhà Xuất bản Nông nghiệp năm 2021
  • Đăng ký KHXB số 4385 – 2021/CXBIPH/1-187/NN ngày 01/12/2021 Quyết định xuất bản số: 43/QĐ-NXBNN ngày 02/12/2021
  • ISBN: 978-604-60-3413-1

Xem thêm thông tin về các VQG khác

Recommended For You

About the Author: Admin