Vườn Quốc gia Núi Chúa, tỉnh Ninh Thuận

Vườn Quốc gia Núi Chúa, tỉnh Ninh Thuận

THÔNG TIN CHUNG

Vị trí địa lý

  • 11°35’25” – 11°48’38” Vĩ độ Bắc
  • 109°04’05” – 109°14’15” Kinh độ Đông

Xem vị trí trên Google Maps

Diện tích

Tổng diện tích: 31.241,33 ha

  • Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 11.455,82 ha
  • Phân khu phục hồi sinh thái: 8.293,40 ha
  • Phân khu hành chính, dịch vụ: 2.338,58 ha

Phần bảo tồn biển: 7.352,00 ha, trong đó rừng đặc dụng 22.087,80 ha.

LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH

Năm 1986, Núi Chúa có tên là “Rừng khô hạn Phan Rang”, tháng 4/1998, chuyển hạng thành Khu bảo tồn thiên nhiên Rừng khô hạn Núi Chúa. Ngày 09/7/2003, Khu bảo tồn thiên nhiên Rừng khô hạn Núi Chúa được nâng hạng thành Vườn quốc gia Núi Chúa theo Quyết định số 134/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Vườn quốc gia Núi Chúa thuộc địa phận của 02 huyện Thuận Bắc và Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận. Phần diện tích trên đất liền. Ban quản lý Vườn quốc gia Núi Chúa trực thuộc ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận.

HỆ SINH THÁI ĐẶC TRƯNG

Vườn quốc gia Núi Chúa là mẫu chuẩn duy nhất về hệ sinh thái rừng khô hạn đặc trưng và độc đáo của Việt Nam, có cả dạng rừng khô hạn nhiệt đới và dạng rừng thường xanh cây lá kim đặc trưng của vùng khí hậu á nhiệt đới ẩm còn mang tính nguyên sinh. Để thích nghi với khí hậu khô nóng hầu hểt các tháng trong năm, thực vật ở đây đã có những biển đổi về hình thái để thích nghi hoàn hảo với điều kiện thời tiết khắc nghiệt Điều đó đã tạo nên kiểu rừng khô hạn đặc trưng chỉ có tại VQG Núi Chúa. 

HỆ THỰC VẬT

Đã ghi nhận 1.514 loài với 27 loài đặc hữu cho Vườn quốc gia Núi Chúa và khu vực Nam Trung Bộ; trong đó, có 10 loài đặc hữu của Vườn; 08 loài đặc hữu của vùng lân cận; 09 loài đặc hữu cho vùng Nam Trung Bộ; có 54 loài thuộc Danh lục đỏ thể giới IUCN, Sách đỏ Việt Nam năm 2007 và Nghị định số 06/2019/ NĐ-CP. 

KHU HỆ ĐỘNG VẬT

Đã ghi nhận 763 loài động vật thuộc 214 họ và 46 bộ; trong đó, có 353 loài động vật có xương sống, gồm: 79 loài Thú, 161 loài Chim, 62 loài Bò sát, 21 loài Lưỡng cư, 31 loài Cá nước ngọt và 410 loài Côn trùng. Thống kê có 60 loài động vật quý hiếm, trong đó có 48 loài động vật đang nằm trong nguy cơ tuyệt chủng theo Sách đỏ Việt Nam năm 2007 và 34 loài có nguy cơ tuyệt chủng toàn cầu.

ĐA DẠNG SINH HỌC BIỂN

Đã ghi nhận 350 loài San hô, trong đó có 307 loài San hô cứng tạo rạn thuộc 59 giống, 15 họ; đặc biệt có 46 loài San hô được ghi nhận là phân loại mới tại Việt Nam. Vườn quốc gia Núi Chúa còn được ghi nhận là nơi có quần thể Rùa biển đến sinh sản gồm 03 loài như: Đồi mồi (Eretmochelys imbricata), Rùa xanh (Chelonia mydas), Đồi mồi dứa (Lepidochelys Olivacea).

THÔNG TIN DU LỊCH

Vườn quốc gia Núi Chúa có rất nhiều địa điểm hấp dẫn để có thể khám phá. Mặc dù nằm trong vùng có khí hậu khô hạn bậc nhất Việt Nam nhưng Núi Chúa vẫn có hệ thống những con suối nước chảy quanh năm, những ngọn núi trập trùng nối nhau, những đồi cỏ tranh xanh mướt thu hút những du khách thích trải nghiệm, leo núi dã ngoại, tìm về nơi hoang dã.

Các tuyển, điểm du lịch nổi bật:

Tuyển Đá Hang – Thác 5 tầng: đi bộ xuyên qua cánh rừng già đặc trưng của kiểu khí hậu khô hạn, những cánh đồng lúa trên ruộng bậc thang tại làng Đá Hang sẽ đưa bước chân của du khách đến với Thác 5 tầng hùng vĩ.

Chinh phục đỉnh Núi Chúa cao 1.039m, du khách sẽ trải qua từ kiểu rừng khô hạn trên núi đá với cái nắng đến siêu người cho tới cảm giác khoan khoái khi dạo bước trong những cánh rừng thường xanh tươi mát sẽ là những trải nghiệm khó quên.

Đỉnh Đá Đỏ – Công viên đá – Hang Rái: du khách sẽ có cơ hội tìm hiểu văn hóa cũng như nếp sống của cộng đồng Raglai thôn cầu Gãy, nhìn toàn cảnh núi rừng Vĩnh Hy từ trên cao và một đêm đáng nhớ khi cắm trại tại Vách dốc ngắm sao. Ngoài ra, quý khách còn có dịp khám phá thiên nhiên kỳ thú tại Công viên đá hay hòa mình với sự hùng vĩ của mẹ tạo hóa tại Hang Rái.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Liên hệ: Ban quản lý Vườn quốc gia Núi Chúa
  • Địa chỉ: thôn Thái An, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận
  • Điện thoại: 02593873444
  • Website: www.vqgnuichua.vn Email: [email protected]

NGUỒN

  • Tên tài liệu: Các Khu rừng Đặc dụng Việt Nam
  • Nhà Xuất bản Nông nghiệp năm 2021
  • Đăng ký KHXB số 4385 – 2021/CXBIPH/1-187/NN ngày 01/12/2021 Quyết định xuất bản số: 43/QĐ-NXBNN ngày 02/12/2021
  • ISBN: 978-604-60-3413-1

Xem thêm thông tin về các VQG khác

Recommended For You

About the Author: Admin