Vườn Quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước

THÔNG TIN CHUNG

Vị trí địa lý

  • 12°08’30” – 12°17’30” Vĩ độ Bắc
  • 107°03’30” – 107°17’30” Kinh độ Đông

Xem vị trí trên Google Maps

Diện tích

Tổng diện tích: 25.651,18 ha

  • Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 15.030,59 ha
  • Phân khu phục hồi sinh thái: 10.431,45 ha
  • Phân khu hành chính, dịch vụ: 136,2ha

LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH

Vườn quốc gia Bù Gia Mập tiền thân là Khu rừng cấm Bù Gia Mập được thành lập theo Quyết định số 194/CT ngày 09/8/1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ]. Đển năm 2002, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 170/2002/QĐ-TTg ngày 27/11/2002 chuyển hạng Khu bảo tồn thiên nhiên Bù Gia Mập thành Vườn quốc gia.

Vườn quốc gia Bù Gia Mập nằm ở phía Tây – Bắc tỉnh Bình Phước trên địa bàn hành chính 02 xã: Đắk ơ và Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước. Ban quản lý Vườn quốc gia Bù Gia Mập trực thuộc ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước.

HỆ SINH THÁI ĐẶC TRƯNG

Vườn quốc gia Bù Gia Mập được đánh giá là khu vực rừng tự nhiên có mức độ đa dạng sinh học cao về sinh cảnh rừng như: sinh cảnh rừng thường xanh, sinh cảnh rừng nửa rụng lá, sinh cảnh rừng ven suối,… 

HỆ THỰC VẬT

Đã ghi nhận 1.117 loài thực vật thuộc 127 họ, 62 bộ; trong đó, có 22 loài quý, hiếm theo Danh lục đỏ thế giới (IUCN 2019); 20 loài quý, hiếm theo Sách đỏ Việt Nam năm 2007; 77 loài nguy cấp, quý hiếm theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP như: Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa), Gõ mật (Sindora siamensis], Cẩm lai Bà Rịa (Dalbergia bariaensis Pierre], Giáng hương quả to (Pterocarpus macrocarpus], Bình vôi (Stephania Glabra), Kiền kiền Phú Quốc (Hopea pierrei), Lan hoàng thảo (Dendrobium),…

  • 1.117 loài thực vật
  • 20 loài trong Sách đỏ Việt Nam
  • 22 loài trong Danh lục đỏ IUCN
  • 77 loài nguy cấp, quý hiếm

KHU HỆ ĐỘNG VẬT

Đã ghi nhận 106 loài Thú, 246 loài Chim, 31 loài Cá, 87 loài Lưỡng cư, 289 loài Côn trùng, trong đó có nhiều loài thuộc Danh lục đỏ thế giới IUCN, Sách đỏ Việt Nam và Nghị định 06/2019/NĐ-CP. Một số loài động vật quý hiếm có giá trị bảo tồn cao như: Voi (Elephas maximus), Bò Tót (Bos gaurus), Gà so cổ hung (Arborophila davidi), Gà tiền mặt đỏ (Polyplectron germaini), Gà lôi hông tía (Lophura diardi), Niệc mỏ vằn, Hồng Hoàng (Rhyticeros undulatus).

THÔNG TIN DU LỊCH

Vườn quốc gia Bù Gia Mập có nhiều cảnh quan hùng vĩ, thơ mộng với những bờ đá dựng đứng soi mình bên dòng suối tạo nên một khu vực sơn thủy hữu tình, đặc trưng cho địa hình của Bù Gia Mập.

Một số tuyển du lịch nổi bật: Đường tuần tra biên giới – Giếng Trời – Thác Đắk Bô; tuyển ngắm toàn cảnh Vườn quốc gia từ trên cao – Suối Đắk Ca – Thác Lưu Ly; khám phá rừng theo Đồi 702 – Ranh 13,14 – Suối Đắk Ca; khám phá rừng theo Đồi Bằng lăng – Đắk Manh; cầu Treo – Bãi Đá Voi – Thác Đắk Boy – Ngầm 79; tìm hiểu văn hóa bản địa của người S’tiêng, M’nông.

Một số điểm du lịch nổi bật: Thác Đắk Mai; Trung tâm cứu hộ động vật hoang dã – Vườn sưu tập các loài thực vật bản địa; Vườn Lan rừng; Nhà tưởng niệm điểm cuối đường ống dẫn xăng dầu 5.000km; Hang Dơi (Hang Trung đoàn); Hang Nai; điểm quan sát toàn cảnh rừng Vườn quốc gia.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Liên hệ: Ban quản lý Vườn quốc gia Bù Gia Mập
  • Địa chỉ: thôn Bù Lư, xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước
  • Điện thoại: 02713.724.237
  • Website: www.vuonquocgiabugiamap.vn Email: [email protected]

NGUỒN

  • Tên tài liệu: Các Khu rừng Đặc dụng Việt Nam
  • Nhà Xuất bản Nông nghiệp năm 2021
  • Đăng ký KHXB số 4385 – 2021/CXBIPH/1-187/NN ngày 01/12/2021 Quyết định xuất bản số: 43/QĐ-NXBNN ngày 02/12/2021
  • ISBN: 978-604-60-3413-1

Xem thêm thông tin về các VQG khác

Recommended For You

About the Author: Admin