Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng

Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà

THÔNG TIN CHUNG

Vị trí địa lý

  • 12°00’04” – 12°52’00” Vĩ độ Bắc
  • 108°17’00” – 108°42’00” Kinh độ Đông

Xem vị trí trên Google Maps

Diện tích

Tổng diện tích: 69.663,2 ha

  • Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 33.694,7 ha
  • Phân khu phục hồi sinh thái: 22.780,9 ha
  • Phân khu hành chính, dịch vụ: 7.858,8 ha

LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH

Khu vực Bidoup – Núi Bà đã được đưa vào danh mục hệ thống rừng đặc dụng Việt Nam theo Quyết định 194/CT ngày 9/8/1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ]. Đển năm 1993, Ban quản lý khu Rừng đặc dụng Bidoup – Núi Bà được thành lập theo Quyết định số số 1496/QĐ-UBTC ngày 22/12/1993 của UBND tỉnh Lâm Đồng; đến ngày 19/11/2004 được chuyển hạng thành Vườn quốc gia theo Quyết định số 1240/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

HỆ SINH THÁI ĐẶC TRƯNG

Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà có các hệ sinh thái đặc trưng như: HST rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp; HST rừng kín hỗn giao cây lá rộng, lá kim mưa ẩm á nhiệt đới; HST rừng thưa cây lá kim khô á nhiệt đới núi thấp; HST rừng tre nứa hỗn giao cây lá rộng và rừng tre nứa thuần loài và HST rừng trồng.

Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Lâm Đồng nằm trên địa bàn huyện Lạc Dương và một phần huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng. Ban quản lý Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà trực thuộc ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng.

HỆ THỰC VẬT

Hiện nay, đã ghi nhận được 2.089 loài thực vật có mạch, trong đó có 91 loài đặc hữu hẹp như: Thông hai lá dẹt (Pinus krempfii), Tuế lá xẻ (Cycas micholitzii Dyer); có 74 loài quý hiếm trong Sách đỏ Việt Nam năm 2007, 35 loài trong Danh lục đỏ IUCN; đặc biệt, nơi đây có 325 loài Lan (Orchidaceae Juss) thuộc 86 chi, chiếm 1/4 tổng số loài thuộc họ Lan của Việt Nam.

 

KHU HỆ ĐỘNG VẬT

Tính riêng 4 lớp là Thú, Chim, Bò sát và Ếch nhái, Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà đã ghi nhận được 605 loài động vật, bao gồm: 132 loài Thú; 304 loài chim; 91 loài Bò sát; 78 loài Lưỡng cư. Trong đó, có 73 loài trong Sách đỏ Việt Nam; 67 loài trong Danh lục đỏ IUCN.

  • 605 loài động vật
  • 73 loài trong Sách đỏ Việt Nam
  • 67 loài trong Danh lục đỏ IUCN

THÔNG TIN DU LỊCH

Với vị trí nằm trên quốc lộ 27C, con đường nối hai trung tâm du lịch nổi tiếng thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng và Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa cùng với tiềm năng đa dạng sinh học phong phú và nền văn hóa bản địa đặc sắc của người K’ho, hoạt động du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà là địa điểm du lịch lý tưởng cho những ai yêu thiên nhiên, con người nơi đây.

Hiện tại, Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà đang khai thác các loại hình du lịch sinh thái như: leo núi, đi bộ, khám phá thiên nhiên, văn hóa bản địa cùng các hoạt động: xem chim, chèo thuyền, xe đạp và nghỉ dưỡng. Một số tuyển, điểm du lịch nổi bật như: Làng Cù Lần, Trung tâm du khách, Thác Thiên Thai, chinh phục Đỉnh Bidoup – nóc nhà của Lâm Đồng, chinh phục Đỉnh Langbiang cùng một số hoạt động khám phá lễ hội, phong tục cổ truyền của các buôn/ làng: Đưng Iar Giêng, Đakbla, Đạ Sa – Liêng Ka, K’long K’lanh, cổng Trời, Đưng K’nớ.

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Liên hệ: Ban quản lý Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà
  • Trụ sở chính: Tiểu khu 97, xã Đa Nhim, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng
  • Văn phòng đại diện: Số 5E, Trần Hưng Đạo, Phường 10, TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng
  • Điện Thoại: (0263)3502005 Fax: (0263)3813654
  • Email: [email protected] 

NGUỒN

  • Tên tài liệu: Các Khu rừng Đặc dụng Việt Nam
  • Nhà Xuất bản Nông nghiệp năm 2021
  • Đăng ký KHXB số 4385 – 2021/CXBIPH/1-187/NN ngày 01/12/2021 Quyết định xuất bản số: 43/QĐ-NXBNN ngày 02/12/2021
  • ISBN: 978-604-60-3413-1

Xem thêm thông tin về các VQG khác

Recommended For You

About the Author: Admin