Vườn Quốc gia Bến En, tỉnh Thanh Hóa

Vườn Quốc gia Bến En, tỉnh Thanh Hóa

THÔNG TIN CHUNG

Vị trí địa lý

  • 19°31’ – 19°43’ Vĩ độ Bắc
  • 105°25’ – 105°38’ Kinh độ Đông

Xem vị trí trên Google Maps

Diện tích

Tổng diện tích: 14.305,09 ha

  • Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: 5.458,82 ha
  • Phân khu phục hồi sinh thái: 6.352,47 ha
  • Phân khu hành chính, dịch vụ: 2.493,79 ha

LƯỢC SỬ HÌNH THÀNH

Ngày 09/08/1986 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 194/CT, phê duyệt quy hoạch 73 khu rừng cẩm, trong đó có Khu bảo tồn thiên nhiên Bến En; ngày 27/01/1992, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) đã ký quyết định số 33/CT về việc phê duyệt Luận chứng kinh tế – Kỹ thuật thành lập Vườn quốc gia Bến En – Thanh Hoá; ngày 08/11/1996, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 830/TTg về việc chuyến giao VQG Bến En thuộc UBND tỉnh Thanh Hoá cho Bộ Nông nghiệp và PTNT quản lý; ngày 25/7/2008, Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành Quyết định số 2244/QD-BNN-TCCB chuyển giao VQG Bến En về tỉnh Thanh Hoá quản lý.

HỆ SINH THÁI ĐẶC TRƯNG

Vườn quốc gia Bến En có 03 hệ sinh thái đặc trưng: Hệ sinh thái rừng núi đất nhiệt đới đai thấp; hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi; hệ sinh thái ngập nước và bán ngập nước.

Vườn quốc gia Bến En thuộc địa giới hành chính 2 huyện Như Xuân và Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa. Ban quản lý Vườn quốc gia Bến En trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Thanh Hóa.

HỆ THỰC VẬT

Đã ghi nhận 1.417 loài thuộc 712 chi, 191 họ, 76 bộ, 9 lớp và 6 ngành thực vật bậc cao có mạch; đã xác định được 98 loài quý, hiếm (58 loài có tên trong Danh lục IUCN năm 2013; 47 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam năm 2007; 07 loài có tên trong Nghị định số 06/2019/ NĐ-CP). Một số loài quý hiếm nổi bật như: Lim xanh (Erythrophleum fordiI), Vù Hương (Cinnamomum balansae), Trai Lý (Cyrtophyllum fragrans), Chò đãi (Annamocarya sinensis), Sao lá to, Đinh hương (Syzygium aromaticum)

  • 1.417 loài thực vật rừng
  • 98 loài quý hiếm
  • 07 loài có tên trong NĐ 06/2017/NĐ-CP

KHU HỆ ĐỘNG VẬT

Đã ghi nhận 1.536 loài thuộc 1.018 chi, 312 họ, 53 bộ, 5 ngành, bao gồm: 102 loài Thú, 283 loài Chim, 66 loài Bò sát, 47 loài Lưỡng cư, 97 loài Cá, 50 loài động vật nổi, 163 loài động vật đáy và 728 loài Côn trùng. Trong đó, 468 loài có tên trong các thang phân loại quý, hiểm (433 loài có tên trong Danh lục IUCN năm 2013; 56 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam năm 2007; 45 loài có tên trong Nghị định số 06/2019/NĐ-CP và 20 loài có tên trong danh lục của CITES], Một số loài quý hiếm nổi bật như: Cu li lớn (Nycticebus coucang), Cu li nhỏ (Nycticebus pygmaeus), Khỉ vàng (Macaca mulatta), Khỉ mặt đỏ (Cacajao calvus), Gấu ngựa (Ursus thibetanus), Gấu chó (Helarctos malayanus), rắn Hổ mang chúa (Ophiophagus hannah),…

  • 1.536 loài động vật
  • 468 loài có tên trong thang phân loại quý hiếm
  • 45 loài trong Nghị định 06/2019/NĐ-CP

THÔNG TIN DU LỊCH

Vườn quốc gia Bến En được công nhận là khu du lịch cấp tỉnh, là một quần thể sinh cảnh hết sức độc đáo, hấp dẫn du khách bởi hội tụ đầy đủ các yếu tố để phát triển du lịch sinh thái, được ví như “Hạ Long trên cạn của xứ Thanh” gồm 21 hòn đảo và bán đảo được che phủ bởi các đền chùa, miếu mạo, di tích lịch sử văn hóa HST rừng đặc trưng và hệ thống sông, suối dày đặc với trung tâm là hồ sông Mực có diện tích rộng gần 3.000 ha. Ở đây, có thể trải nghiệm các tuyển tham quan từ Trung tâm du khách du ngoạn lòng hồ, đi đảo Thực vật, đảo Thanh niên, hang Suối Tiên, rừng già Trạm Kiểm lâm Ngọc Điện,… 

Ngoài ra, Vườn quốc gia Bến En có 04 dân tộc (Kinh, Mường, Thái, Thổ] cùng nhau sinh sống tạo nên nét văn hóa đặc sắc, có thể trải nghiệm qua các điểm du lịch cộng đồng như: Làng Vơn, Làng Lúng, Làng Quảng, làng Đàm với hệ thống đền chùa, miếu mạo, di tích lịch sử văn hóa được nhiều người biết đến như Di tích lịch sử cấp quốc gia Hang Lò cao kháng chiến Hải Vân, chùa Phủ Sung, đền Đức ông, chùa Phủ Na. 

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Liên hệ: Ban quản lý Vườn quốc gia Bến En
  • Địa chỉ: Khu phố Xuân Lai, thị trấn Bến Sung, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa
  • Điện thoại: 02373.983.719
  • Website: benennp.com.vn Email: [email protected]

NGUỒN

  • Tên tài liệu: Các Khu rừng Đặc dụng Việt Nam
  • Nhà Xuất bản Nông nghiệp năm 2021
  • Đăng ký KHXB số 4385 – 2021/CXBIPH/1-187/NN ngày 01/12/2021 Quyết định xuất bản số: 43/QĐ-NXBNN ngày 02/12/2021
  • ISBN: 978-604-60-3413-1

Xem thêm thông tin về các VQG khác

Recommended For You

About the Author: Admin