Kinh nghiệm lựa chọn Flycam cho Lĩnh vực Lâm Nghiệp

A black device with a camera Description automatically generated with medium confidence

Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm về việc lựa chọn thiết bị bay không người lái phù hợp với khả năng tài chính, khả năng đáp ứng các yêu cầu của công việc và các thủ tục pháp lý liên quan. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại flycam và cách lựa chọn thiết bị phù hợp, mang lại hiệu quả cao trong công việc.

Xem thêm: Quy định về Hướng dẫn chi tiết thủ tục xin phép bay

1. Khái niệm máy bay không người lái dân dụng

Drone (Ở Việt Nam thường gọi là flycam) là một thiết bị bay không người lái, được điều khiển từ xa hoặc tự động thông qua phần mềm. Flycam thường được trang bị camera để chụp ảnh, quay phim từ trên cao, phục vụ nhiều mục đích khác nhau như khảo sát, giám sát, quay phim, chụp ảnh nghệ thuật, giải trí,…

2. Phân loại flycam

Flycam chuyên dụng: Thường được sử dụng trong các lĩnh vực chuyên nghiệp như khảo sát địa hình, giám sát công trình, nông nghiệp, kiểm tra cơ sở hạ tầng,… Các dòng flycam chuyên dụng thường có khả năng mang tải lớn, thời gian bay lâu, tích hợp các công nghệ như RTK (Real-Time Kinematic) để định vị chính xác, cảm biến LiDAR để quét địa hình 3D,… Trong lâm nghiệp dòng thiết bị này mới có khả năng đáp ứng được các yêu cầu trong công việc như giám sát rừng, hỗ trợ chỉ đạo chữa cháy, xác minh diện tích rừng, diện tích thiệt hại mất rừng sử dụng flycam ….

Flycam media: Chủ yếu phục vụ mục đích quay phim, chụp ảnh, ghi lại những khoảnh khắc đẹp từ trên cao. Các dòng flycam media thường chú trọng đến chất lượng camera, khả năng chống rung, các chế độ bay thông minh,… Trong Lâm nghiệp nếu mua dòng máy này chủ yếu bay chụp lấy tư liệu hình ảnh, video và bị hạn chế trong việc không tạo được hãng hỗ trợ tạo đường bay tự động nên bị hạn chế rất nhiều. Đổi lại thì hãng hỗ trợ các chức năng quay, chụp phim tư liệu khá tốt với nhiều chức năng tự động.

3. Kinh nghiệm lựa chọn flycam

3.1. Xác định nhu cầu sử dụng

3.1.1. Sử dụng flycam trong công tác quản lý, giám sát rừng và phòng cháy chữa cháy rừng, giám sát trồng rừng (chuyên nghiệp)

  • Sử dụng flycam để xác minh thông tin mất rừng, xác định thiệt hại mất rừng sử dụng máy bay không người lái (một trong 4 phương pháp được nhắc tới trong TCVN 13458)
  • Sử dụng flycam để theo dõi đám cháy, hỗ trợ chỉ đạo chữa cháy, sử dụng flycam trong công tác phòng cháy chữa cháy rừng.
  • Sử dụng flycam để bay chụp hiện trạng rừng. Đưa cả hiện trạng rừng vào tay cầm của flycam để phục vụ giám sát rừng.
  • Sử dụng flycam để giám sát trồng rừng
  • Sử dụng flycam để giám sát khu vực được chi trả dịch vụ môi trường rừng

3.1.2. Sử dụng flycam để quay chụp phim tư liệu, tuyên truyền, làm báo cáo (media)

  • Sử dụng flycam để chụp ảnh, quay video tư liệu về rừng
  • Sử dụng flycam để chụp ảnh hoạt động liên quan đến quản lý bảo vệ rừng, xây dựng báo cáo chuyên đề.

3.1.3. Nhu cầu sử dụng bao gồm cả 3 nội dung nêu trên

Trường hợp bạn có nhu cầu sử dụng cả 2 nội dung nêu trên thì bạn có thể mua dòng chuyên nghiệp và học các kỹ thuật bay chụp thì hoàn toàn đáp ứng được nhiệm vụ của dòng media. Nếu bạn mua thiết bị dòng media thì phải phụ thuộc vào phần mềm của bên thứ ba, hoặc phải làm thủ công rất nhiều hoặc thậm chí không thể sử dụng được chức năng mapping trên các dòng chuyên nghiệp.

3.2. Xác định khả năng tài chính

3.2.1. Tài chính cá nhân

Đối với cá nhân thì thường tài chính sẽ rơi vào khoảng dưới 30 triệu.

Khuyến nghị: Nên mua dòng thiết bị flycam đã qua sử dụng ở đời serial 2. Ví dụ: DJI Air 2s, DJI Mavic 2 pro, DJI Mavic Zoom.

Lý do: Đối với các dòng thiết bị này quý vị rất dễ tìm kiếm ở trên mạng, giá cả phải chăng, đặc biệt được các bên thứ 3 hỗ trợ lập đường bay như vậy quý vị có thể kết hợp giữa việc sử dụng như một thiết bị flycam media quay chụp đẹp, vừa có thể kết hợp cho công việc.

Lưu ý: Khi mua một thiết bị cần kiểm tra chính xác tên và kiểm tra xem có phần mềm nào hỗ trợ lập trình đường bay không. Các phần mềm lập trình đường bay phổ biến như:

  • Litchi: Giá khoảng 650.000đ cho 1 tài khoản gắn với gmail, iCloud. Xem chi tiết các thiết bị được Litchi hỗ trợ.
  • Dronelink: Giá khoảng 2,5 triệu đồng cho 1 tài khoản. Có thể sử dụng cho nhiều máy. Xem chi tiết các danh sách thiết bị được Dronelink hỗ trợ.

Khả năng tài chính:

  • Dưới 15 triệu: Mua DJI Air 2s, bản base
  • Từ 15 – 18 triệu: Mua DJI Air 2s, bản combo

Nhược điểm của Air 2s là sóng chưa thực sự tốt nhưng là tốt nhất trong phân khúc với nhiều ưu điểm cạnh tranh

  • Camera tốt 20Mp
  • Cảm biến tránh vật cản: Lên xuống, tiến lùi, thiếu cảm biến 2 bên như các bạn cùng phân khúc
  • Khả năng truyền tín hiệu tốt nhất trong tầm giá
  • Khả năng mapping bá đạo với sự hỗ trợ của Litchi và Dronelink

Nếu quý vị cần 1 thiết bị bay khắc phục được các nhược điểm của Air 2s và có thể đầu tư được 1 mức giá cao hơn thì có thể tham khảo. DJI Air 3 với mức giá hàng xách tay trốn thuế khoảng 30 triệu (phụ kiện cơ bản), và hàng nhập khẩu chính ngạch từ 60 – 70 triệu đầy đủ phụ kiện.

  • Camera 48 Mp
  • Cảm biến tránh vật cản tất cả các hướng
  • Khả năng truyền tiến hiệu hiện đại nhất tại thời điểm công bố, tương đương hoặc hơn cả dòng enterprise cùng thế hệ.
  • Khả năng Mapping: Mapping thủ công, yêu cầu người dùng phải có kỹ năng về GIS và phải được đào tạo kỹ lưỡng.
  • PIN rất khỏe, trâu bò với khả năng pin lên tới 46 phút

Tổng kết với cá nhân

  • DJI Air 2s: Mapping tự động, bay chụp hình đẹp; sóng và pin trung bình, giá dưới 20 triệu và chủ yếu còn hàng cũ.
  • DJI Air 3: Sóng khỏe, PIN trâu, camera đẹp, truyền sóng khỏe. Mapping thủ công và cần được đào tạo mới có thể mapping được. Giá cả khoảng 30 triệu cho bản combo 3 pin loại hàng xách tay trốn thuế. Nếu mua cho cá nhân, tổ chức thì phải mua hàng nhập khẩu chính ngạch giá khoảng 60 -70 triệu hoặc hơn tùy theo phụ kiện đi kèm.

A grey drone with a camera

Description automatically generated

Thiết bị DJI Air 3

Thiết bị DJI Air 2s

3.2.2. Tài chính cơ quan đơn vị

Là cơ quan đơn vị nên việc khảo giá phải thật thật trọng. Kinh nghiệm để hỏi giá thiết bị như sau:

  • Báo giá dấu đỏ để kiểm tra pháp nhân, mã số thuế, lĩnh vực kinh doanh
  • Hóa đơn tài chính: phải hỏi rõ là xuất hóa đơn thiết bị bay không người lái, flycam hay xuất hóa đơn camera (một hình thức lách thuế, mua 1 loại thiết bị và xuất hóa đơn 1 loại thiết bị khác mà hầu hết các đơn vị bán lẻ flycam đang áp dụng). Đều này sẽ dẫn tới xuất toán vì hóa đơn không đúng mặt hàng yêu cầu.
  • Phụ kiện đi kèm là gì. Vì mỗi một bản có giá khác nhau và chênh lệch giá rất nhiều. Thậm chí trong cùng 1 phiên bản nhưng mỗi nhà phân phối lại có quà tặng, hoặc phụ kiện hỗ trợ ngoài. Nếu không so sánh kỹ thì có thể dẫn tới việc sau khi mua sắm sẽ phải mua thêm nhiều hoặc không có tiền để mua thêm nữa. Người bán hàng cố tình giảm phụ kiện để giảm giá thành nhưng hậu quả người dùng rất thiết thời sau khi đã mua sắm.
  • Đơn vị mua sắm có công văn đồng ý cho phép nhập khẩu, chuyển nhượng thiết bị bay được cấp bởi Cục tác chiến
  • Có CO/CQ không
  • Có hỗ trợ xin phép bay cho chủ đầu tư không
  • Đào tạo, chuyển giao công nghệ sử dụng thiết bị

Khi thiếu, hoặc thêm bớt bất kỳ nội dung nào nêu trên thì giá cả của sản phẩm bị thay đổi rất lớn, thậm trí gấp đôi, gấp 3 lần.

Tài chính dưới 100 triệu cho 1 thiết bị: Vốn dưới 100 triệu hoặc đơn giản là không muốn làm nhiều thủ tục thầu bè, hoặc thẩm quyền chỉ cho phép mua dưới 100 triệu.

Trong khung giá dưới 100 triệu thì chỉ có thể mua DJI Air 3 là thiết bị thuộc dòng ngon bổ rẻ và có thể hỗ trợ mapping thủ công. Các dòng như Mavic 3 Classic, Mavic 3 Pro bị hãng bóp nên khả năng mapping thủ công bị hạn chế và phải lái thủ công theo lưới hoặc thậm trí không thể đưa được lưới bay vào.

Nhược điểm lớn nhất của DJI Air 3 trong các nhiệm vụ chuyên nghiệp là khả năng tạo lưới bay phụ thuộc vào mạng internet và máy tính. Do vậy, các đơn vị nên quan tâm đến dòng thiết bị tiếp theo.

Tài chính từ 150 – 300 triệu cho 1 thiết bị: Trong khoảng giá này đơn vị có thể quan tâm đến các dòng bay chuyên nghiệp và mới nhất hiện nay như DJI Mavic 3 Enterprise series (M3E, M3T, M3M).

  • Mavic 3 Enterprise (Mavic 3E hoặc M3E): Đây là thiết bị giá thấp nhất, và chức năng cơ bản nhất trong dòng này, là thiết bị chuyên phục vụ khảo sát với 2 camera. Thời lượng pin sử dụng lâu nhất trong 3 thiết bị cùng thế hệ. Phù hợp cho nhiệm vụ giám sát rừng, xác định thiệt hại mất rừng. Giá rẻ nhất phân khúc.
  • Mavic 3 Enterprise Thermal (Mavic 3E hoặc M3E): Đây là thiết bị thấp nhất trong dòng này, là thiết bị chuyên phục vụ khảo sát với 3 camera, nhiều hơn M3E camera tầm nhiệt. Phù hợp cho giám sát rừng như 3E, ngoài ra hỗ trợ thêm camera tầm nhiệt nên hỗ trợ công tác chỉ đạo chữa cháy, giám sát động vật hoang dã.
  • Mavic 3 Enterprise Multispectral (Mavic 3E hoặc M3E): Ngoài chức năng như 3E, 3T thì 3M còn cho phép phân tích chi tiết về tình trạng cây trồng, phát hiện sâu bệnh, đánh giá sức khỏe thực vật.

Bảng giá so sánh giá thiết bị Mavic 3 Enterprise Series

Tính Năng DJI Mavic 3E DJI Mavic 3T DJI Mavic 3M
Camera Chính

Cảm biến CMOS 4/3, 20MP, khẩu độ có thể điều chỉnh (f/2.8 – f/11)

Cảm biến CMOS 4/3, 20MP, khẩu độ có thể điều chỉnh (f/2.8 – f/11)

Cảm biến CMOS 4/3, 20MP/48MP, khẩu độ có thể điều chỉnh (f/2.8 – f/11)

Camera Zoom

Zoom quang 12x, zoom hybrid 56x

Zoom quang 12x, zoom hybrid 56x

Zoom quang 12x, zoom hybrid 56x

Camera Nhiệt

Không

Có, độ phân giải 640 x 512 pixel

Có, độ phân giải 640 x 512 pixel

Camera Đa Quang Phổ

Không

Không

Có, hỗ trợ phân tích thực vật

Trọng Lượng

915g

920g

951g

Thời Gian Bay Tối Đa

45 phút

45 phút

43 phút

Ứng Dụng Chính

Kiểm tra, giám sát, lập bản đồ

Kiểm tra, giám sát, tìm kiếm cứu nạn, chữa cháy

Kiểm tra, giám sát, nông nghiệp chính xác, môi trường

Giá Tham Khảo

Thấp nhất

Trung bình

Cao nhất

Quý vị nên quan tâm đến 1 số phụ kiện sau

  • Combo 3 PIN + 1 hub sạc để tăng thời gian triển khai ở hiện trường. Khi bay thật thì thời lượng bay chỉ khoảng 25 phút.
  • Loa: Giúp cho việc nói vào tay cầm và đầu bên kia flycam mang loa sẽ phát ra tiếng giúp ích cho việc chỉ đạo chữa cháy.
  • Module RTK: Nếu có Module RTK kết hợp với trạm cos sẽ giúp tăng độ chính xác lên đến cm. Module này cũng ít khi dùng nên cũng có thể bỏ qua. Nên mua thêm PIN và Loa.

Dòng Mavic 3 Enterprise series là phù hợp nhất cho Lâm nghiệp bởi khả năng đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật, nhỏ gọn dễ mang vác, di chuyển và giá thành khá hợp lý.

A black device with a camera

Description automatically generated with medium confidence

DJI Mavic 3E và 3T

3.2.3. Tài chính trên 300 triệu

Với tầm tài chính này quý vị có thể chọn các dòng thiết bị như

  • Matrice 30
  • Matrice 200
  • Matrice 300
  • Matrice 350

Ưu điểm của các thiết bị này là khả năng kháng gió và bay trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Tuy nhiên, trong lĩnh vực Lâm nghiệp cũng ít khi phải tác nghiệp sử dụng máy bay không người lái trong tình huống có mưa bão mà chủ yếu công tác cứu hộ, cứu nạn mới cần dùng tới. Do vậy không nên mua dùng này bởi lẽ giá cả đắt, thiết bị rất to và nặng không phù hợp với việc phải di chuyển, mang vác tuần tra trong lâm nghiệp.

Kết luận: Mavic 3 Enterprise series là thiết bị bay phù hợp nhất cho lâm nghiệp và nên mua DJI Mavic 3E, tùy một số đặc thù và điều kiện có thể mua 3T phục vụ cho một số yêu cầu đặc biệt và không nên mua Mavic 3M và các dòng Matrice.

4. Khuyến nghị cho một giải pháp sử dụng flycam trong quản lý giám sát rừng, phòng cháy chữa cháy rừng

4.1. Thiết bị chính bắt buộc

  • Thiết bay không người lái DJI Mavic 3E hoặc 3T
  • Thẻ nhớ 128 Gb cho thân máy và 64Gb cho tay cầm. Xin lưu ý xem tại phụ lục các loại thẻ nhớ được thiết bị hỗ trợ, nếu không mua đúng thì không dùng được.
  • Combo 3 PIN + 1 Hub sạc
  • Phần mềm ghép ảnh: Pix4d Mapper hoặc Agisoft metashape bản pro
  • Máy tính cấu hình cao để ghép ảnh. Tham khảo cấu hình khuyến nghị của Agisoft

4.2. Phụ kiện khác

  • DJI Power
  • Loa
  • RTK, Đèn
  • Phần mềm share màn hình RC lên thiết bị khác như Laptop, PC

4.3. Tập huấn chuyển giao công nghệ sử dụng thiết bị bay không người lái trong quản lý giám sát rừng

Các đơn vị cung cấp hàng hóa chủ yếu chỉ tập trung vào bán hàng, còn việc sử dụng của người dùng cần phải có những người có kinh nghiệm mới có thể triển khai tập huấn được. Đặc biệt trong lĩnh vực lâm nghiệp, việc triển khai tập huấn cần được phải thực hiện bởi những người có nhiều năm kinh nghiệm trong việc giảng dây thiết bị bay không người lại, hiểu biết nhu cầu của người sử dụng trong lâm nghiệp, các trường hợp thường gặp và cách xử lý.

Các thức tổ chức một lớp tập huấn như sau

Bước 1: Lập kế hoạch triển khai tập huấn

Bước 2: Thủ tục pháp lý về sử dụng thiết bị bay

– Xin giấy phép bay (nếu đơn vị chưa xin)

– Thông báo kế hoạch bay, hiệp đồng bay cho cơ quan chỉ huy quân sự địa phương

Bước 3: Tổ chức lớp tập huấn

– Số lượng học viên: 10 – 15 người/ lớp * 2 -3 ngày / lớp

– Nội dung:

+ Lý thuyết về thiết bị bay, an toàn bay, thông số thiết bị

+ Bay trên mô hình giả lập

+ Bay thủ công tại hiện trường

+ Tạo nhiệm vụ bay và thực hiện nhiệm vụ bay tại hiện trường: Mapping Area, Linear, POI.

+ Các trường hợp trên thực tế: Trường hợp áp dụng, cách xử lý.

+ Các lỗi thường gặp, cách xử lý.

+ Ghép ảnh

+ Sử dụng ảnh ghép trên phần mềm GIS

Bước 4: Xây dựng nhật ký bay và dự thảo quy chế quản lý sử dụng thiết bị

Bước 5: Ban hành quy chế và áp dụng

5. Thông tin hữu ích khác

5.1. Cấu hình laptop ghép ảnh tham khảo

Basic Configuration

  • RAM: up to 32 GB RAM (Laptop or Desktop)
  • CPU: 4 – 12 core Intel, AMD or Apple M1/M2 processor, 2.0+ GHz
  • RAM: 16 – 32 GB
  • GPU: NVIDIA or AMD GPU with 1024+ unified shaders.

(For example: GeForce RTX 2060 or Radeon RX 5600M)

5.2. Danh sách các loại thẻ nhớ được hỗ trợ

  • SanDisk Extreme PRO 32GB V30 U3 A1 microSDHC
  • Lexar 1066x 64GB V30 U3 A2 microSDXC
  • Lexar 1066x 128GB V30 U3 A2 microSDXC
  • Lexar 1066x 256GB V30 U3 A2 microSDXC
  • Lexar 1066x 512GB V30 U3 A2 microSDXC
  • Kingston Canvas GO! Plus 64GB V30 U3 A2 microSDXC
  • Kingston Canvas GO! Plus 128GB V30 U3 A2 microSDXC
  • Kingston Canvas React Plus 64GB V90 U3 A1 microSDXC
  • Kingston Canvas React Plus 128GB V90 U3 A1 microSDXC
  • Kingston Canvas React Plus 256GB V90 U3 A1 microSDXC
  • Samsung EVO Plus 512GB V30 U3 A2 microSDXC

5.3. Thông tin về DJI Power

DJI Power là dòng trạm sạc di động của DJI, được thiết kế để cung cấp năng lượng cho các thiết bị điện tử, đặc biệt là máy bay không người lái và các thiết bị nhiếp ảnh. Với công suất lớn và dung lượng pin cao, DJI Power cho phép người dùng sạc nhanh chóng và tiện lợi các thiết bị của mình ngay cả khi ở ngoài trời.

Các tính năng nổi bật của DJI Power:

  • Công suất lớn: DJI Power có công suất đầu ra lên đến 2200W, đủ để cung cấp năng lượng cho hầu hết các thiết bị gia dụng thông thường.
  • Dung lượng pin cao: Với dung lượng pin lên đến 1024Wh, DJI Power có thể sạc nhiều lần cho các thiết bị di động và máy bay không người lái.
  • Sạc nhanh: DJI Power hỗ trợ công nghệ sạc nhanh, giúp rút ngắn thời gian sạc cho các thiết bị.
  • Đa dạng cổng kết nối: DJI Power được trang bị nhiều loại cổng kết nối khác nhau, bao gồm USB-A, USB-C, AC, SDC và lỗ ren 1/4″, cho phép kết nối với nhiều loại thiết bị khác nhau.
  • Tính di động cao: Với thiết kế nhỏ gọn và trọng lượng nhẹ, DJI Power dễ dàng mang theo bên mình trong các chuyến đi.
  • An toàn và bền bỉ: DJI Power được trang bị các tính năng bảo vệ an toàn, giúp đảm bảo an toàn cho người dùng và thiết bị.

Các sản phẩm DJI Power hiện có trên thị trường:

  • DJI Power 1000: Đây là mẫu trạm sạc di động cao cấp nhất của DJI, với công suất lớn và dung lượng pin cao nhất.
  • DJI Power 500: Đây là mẫu trạm sạc di động nhỏ gọn hơn, phù hợp cho những người dùng có nhu cầu năng lượng thấp hơn.

Ứng dụng của DJI Power:

  • Sạc máy bay không người lái: DJI Power có thể sạc nhanh chóng cho các máy bay không người lái DJI, giúp kéo dài thời gian bay.
  • Cung cấp năng lượng cho các thiết bị điện tử: DJI Power có thể cung cấp năng lượng cho các thiết bị điện tử như máy ảnh, điện thoại, máy tính bảng, đèn chiếu sáng, quạt, v.v.
  • Sử dụng trong các hoạt động ngoài trời: DJI Power là nguồn điện di động lý tưởng cho các hoạt động ngoài trời như cắm trại, du lịch, quay phim, chụp ảnh, v.v.

Recommended For You

About the Author: Admin