Phương án quản lý rừng bền vững đã được phê duyệt

Xin gửi đến quý vị tham khảo Phương án quản lý rừng bền vững đã được phê duyệt của công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Nam Tây Nguyên.

Tài liệu được chia sẻ bởi một thành viên trong groups Bản đồ lâm nghiệp. Xin được chia sẻ lại cho mọi người tham khảo. File word đầy đủ có ở cuối trang.

Phần I: MỞ ĐẦU

I. Khái quát chung về công tác quản lý bảo vệ, phát triển rừng đảm bảo mục đích sử dụng rừng

Đắk Nông là một trong năm tỉnh Tây Nguyên, thuộc biên giới Tây Nam của Tổ quốc, nằm ở phía Tây Nam của vùng Tây Nguyên, đoạn cuối dãy Trường Sơn với tổng diện tích đất lâm nghiệp là 293.513,4ha chiếm 45,09% diện tích đất tự nhiên của tỉnh. Trong đó rừng sản xuất là 188.559ha, chiếm 28,97% diện tích tự nhiên của toàn tỉnh và phân bố đều khắp ở các huyện. Diện tích rừng phòng hộ là 63.940,7 ha, chiếm 9,82% diện tích tự nhiên của tỉnh. Rừng đặc dụng là 41.013,2 ha, chiếm 6,3% diện tích tự nhiên, chủ yếu tập trung ở huyện Đắk G’long và K’rông Nô, đây là rừng trong hai khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung, vườn quốc gia Tà Đùng với những khu rừng nguyên sinh có nhiều cảnh quan, thác nước đẹp tạo nên quần thể du lịch hấp dẫn (Quyết định số 2195/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 của UBND tỉnh Đắk Nông).

Rừng tự nhiên ở Đắk Nông nằm trong vùng hội tụ của hai luồng thực vật với hai loại hình rừng: Rừng lá rộng thường xanh và rừng khộp. Rừng lá rộng thường xanh phân bố chủ yếu ở các vùng đất có lượng mưa lớn, độ ẩm cao, tầng đất sâu như Krông Nô, Đăk Song, Đăk Glong, Tuy Đức. Rừng khộp phân bố chủ yếu ở các vùng đất có lượng mưa thấp, điều kiện khắc nghiệt, các vùng lập địa xấu như bắc Đắk Mil, Cư Jut. Hệ Động thực vật ở Đắk Nông phong phú và đa dạng. Những khu rừng nguyên sinh ở Đắk Nông có nhiều loại gỗ quí và cây đặc sản vừa có giá trị kinh tế, vừa có giá trị khoa học. Đắk Nông hiện còn nhiều động vật quí hiếm như voi, gấu,… được ghi trong sách đỏ của nước ta và sách đỏ thế giới. Bên cạnh đó Đắk Nông còn có nhiều loại dược liệu quí là nguồn nguyên liệu dồi dào trong các vị thuốc chữa bệnh trong y học dân tộc.

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (TNHH MTV) Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên được chuyển tiếp từ Lâm trường Quảng Trực (theo Quyết định số 656/QĐ-UB ngày 27 tháng 10 năm 1992 của UBND tỉnh Đắk Lắk). Hệ thống cơ sở vật chất lúc bấy giờ còn nhiều khó khăn, hoạt động chủ yếu là trồng, khai thác và quản lý bảo vệ rừng. Năm 2007, từ Lâm trường Quảng Trực được chuyển đổi thành Công ty Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên theo Quyết định số 805/QĐ-UBND, ngày 22/6/2007 của UBND tỉnh Đắk Nông. Tiếp đến năm 2010, từ Công ty Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên được chuyển đổi thành Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên theo Quyết định số 928/QĐ-UBND, ngày 01/10/2010 của UBND tỉnh Đắk Nông.

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên nằm trên địa bàn chủ yếu của xã Quảng Trực, với tổng diện tích tự nhiên do Công ty quản lý tính đến ngày 06/05/2020 là 24.744,76ha, trong đó có 20.784,47 ha rừng tự nhiên, 965,04ha rừng trồng, và 167,46ha đất phi nông nghiệp. Huyện Tuy Đức là huyện biên giới do vậy đời sống của bà con, đặc biệt là của các đồng bào dân tộc ít người còn rất nhiều khó khăn, trình độ dân trí thấp. Bên cạnh đó phần lớn người dân trên địa bàn đều sống phụ thuộc chủ yếu vào rừng và đất rừng, nên áp lực đến rừng là rất lớn. Ngoài ra di dân tự do trên địa bàn huyện Tuy Đức nói chung và xã Quảng Trực nói riêng ngày càng tăng nên nhu cầu về đất sản xuất ngày càng nhiều, dẫn đến tình trạng phá rừng làm nương rẫy ngày càng tăng và diễn biến phức tạp.

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên là doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước, trực thuộc UBND tỉnh Đắk Nông. Công ty là đơn vị sản xuất kinh doanh tổng hợp trên các lĩnh vực: trồng rừng, quản lý và bảo vệ rừng; khai thác và chế biến lâm sản; kinh doanh các mặt hàng lâm sản và các dịch vụ khác. Do đó, Công ty có các chức năng và nhiệm vụ sau đây:

+ Quản lý bảo vệ rừng, trồng rừng, chăm sóc rừng trồng;

+ Trồng cây lâu năm, cây công nghiệp;

+ Chăn nuôi đại gia súc;

+ Khai thác, chế biến, lâm sản;

+ Xây dựng công trình dân dụng và kinh doanh khác theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó Công ty còn phối hợp với chính quyền địa phương giải quyết các vấn đề xã hội cho tỉnh Đắk Nông nói chung và huyện Tuy Đức nói riêng như vấn đề giải quyết công ăn việc làm cho người dân địa phương thông qua nhiều hình thức khác nhau như hợp đồng lao động, và các hình thức thuê lao động thời vụ Quản lý bảo vệ rừng; Chuyển giao kỹ thuật đến người dân; Cung cấp giống cây trồng vật nuôi; Xây dựng các mô hình sản xuất nông lâm kết hợp; Phát triển cơ sở hạ tầng góp phần ổn định cuộc sống và bảo vệ môi trường, giữ đất, giữa nước, bảo tồn đa dạng sinh học cho vùng đất miền biên cương của tổ quốc.

II. Sự cần thiết phải xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững

Xây dựng và thực hiện phương án QLRBV là yêu cầu bắt buộc đối các chủ rừng theo quy định tại quy định tại khoản 1 Điều 27 của Luật Lâm nghiệp ngày 15/11/2017 và Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp năm 2017. Mặt khác, do sự thay đổi về cơ chế chính sách, đặc biệt là chủ trương của Chính phủ quy định dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên theo Quyết định số 2242/QĐ-TTg ngày 11/12/2014 của Chính phủ đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty. Hiệu quả sản xuất của Công ty chưa xứng tầm với nguồn tài nguyên được giao, hiệu quả sản xuất kinh doanh đạt được còn thấp; nhiều tiềm năng rừng và đất lâm nghiệp chưa được khai thác hiệu quả; nguồn vốn đầu tư rất hạn chế; đời sống, thu nhập cán bộ công nhân viên và người lao động còn thấp; tình trạng khai thác, vận chuyển lâm sản và lấn chiếm đất rừng trái phép vẫn chưa được ngăn chặn triệt để; sản xuất kinh doanh của Công ty chưa bền vững. Để khắc phục những hạn chế nói trên và thực hiện công tác quản lý, sử dụng và phát triển rừng theo hướng bền vững thì cần có một phương án chỉ ra kế hoạch và giải pháp để quản lý rừng toàn diện, lâu dài trên tất cả các mặt như kinh tế, xã hội và môi trường.

Về khách quan, xây dựng Phương án QLRBV là thực hiện chỉ đạo của Nhà nước trong lĩnh vực bảo vệ, sử dụng và phát triển rừng trong giai đoạn hiện nay. Về chủ quan, Công ty xây dựng phương án QLRBV nhằm xác định các biện pháp cơ bản trong quản lý phát triển tài nguyên rừng bền vững, nâng cao hiệu quả sử dụng rừng, thu hút nguồn lực, đầu tư để tái tạo lại rừng, tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, xoá đói giảm nghèo, thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, ổn định, từng bước nâng cao đời sống cho nhân dân trong vùng.

Lâm phần của Công ty quản lý là rất lớn, trải dài trên địa bàn của xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông, phương án QLRBV sẽ được xây dựng cho toàn bộ diện tích của Công ty, thời gian của phương án xây dựng là 10 năm từ năm 2020 đến 2030, nguồn kinh phí huy động sẽ rất lớn từ nhiều nguồn khác nhau như vốn công ty, vốn liên doanh liên kết, vốn huy động từ dân. Do vậy để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng và tổ chức sản xuất, trước mắt Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên sẽ tập trung xây dựng Phương án theo hướng quản lý bảo vệ các diện tích rừng hiện có, phát triển rừng sao cho diện tích rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng là lớn nhất. Bên cạnh đó Công ty sẽ tạo các nguồn thu khác từ các hoạt động như: Khai thác lâm sản ngoài gỗ chủ yếu là cây thuốc, lồ ô và tre nứa, phát triển du lịch sinh thái, kinh doanh tổng hợp, phát triển xưởng sản xuất chế biến nông, lâm sản. Bên cạnh những nhiệm vụ kinh tế quan trọng, Công ty sẽ cân bằng các mục tiêu bảo vệ môi trường sinh thái và phát triển xã hội.

Chương 1: CĂN CỨ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN

I. CHÍNH SÁCH VÀ PHÁP LUẬT CỦA NHÀ NƯỚC

1. Văn bản quy phạm pháp luật của trung ương

* Luật

– Luật Đa dạng sinh học ngày 13 tháng 11 năm 2008;

– Luật Lao động 18 tháng 6 năm 2012;

– Luật Đất đai ngày 29 tháng 11 năm 2013;

– Luật Bảo vệ môi trường ngày 23 tháng 06 năm 2014;

– Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;

– Luật Doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;

– Luật Ngân sách nhà nước ngày 25 tháng 06 năm 2015;

– Luật An toàn vệ sinh lao động ngày 25 tháng 06 năm 2015;

– Luật Dân sự ngày 24 tháng 11 năm 2015;

– Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;

* Nghị Định

– Nghị định số 82/2006/NĐ-CP ngày 10/08/2006 của Chính Phủ về Quản lý hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, nhập nội từ biển gây nuôi và trồng cấy nhân tạo các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp;

– Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14/05/2013 của Chính phủ về thi hành một số điều của luật lao động tiền lương;

– Nghị định số 03/2014/NĐ-CP, ngày 16/01/2014 của Chính phủ về thi hành một số điều của Bộ luật lao động về việc làm;

– Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai;

– Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17/12/2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty nông, lâm nghiệp;

– Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động;

– Nghị định số 46/2015/NĐ-CP ngày 12/05/2015 của Chính phủ hướng dẫn Luật Xây dựng về quản lý chất lượng công trình xây dựng trong công tác khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng; về bảo trì công trình xây dựng và giải quyết sự cố công trình xây dựng;

– Nghị định số 75/2015/NĐ-CP ngày 09/9/2015 của Chính phủ về cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng, gắn với chính sách giảm nghèo nhanh, bền vững và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2015 – 2020;

– Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 của Chính phủ về Đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp;

– Nghị định số 96/2015/NĐ-CP ngày 19/10/2015 của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều của Luật Doanh nghiệp;

– Nghị định số 51/2016/NĐ-CP ngày 13 tháng 06 năm 2016 của Chính phủ về Quy định quản lý lao động, tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động làm việc trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn Điều lệ;

– Nghị định số 52/2016/NĐ-CP ngày 13 tháng 06 năm 2016 của Chính phủ về Quy định tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với người quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;

– Nghị định số 168/2016/NĐ-CP ngày 27/12/2016 của Chính phủ về việc Quy định về khoán rừng, vườn cây và diện tích mặt nước trong các Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và Công ty TNHH một thành viên nông, lâm nghiệp Nhà nước;

– Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 2017 của Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung một Nghị định, quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;

– Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;

– Nghị định số 01/2019/NĐ-CP ngày 01/01/2019 của Chính phủ về Kiểm lâm và Lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng;

– Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, qúy, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế động vật, thực vật hoang dã, nguy cấp;

– Nghị định số 35/2019/NĐ-CP ngày 25/4/2019 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp;

– Nghị định số 91/2019/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về Xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai;

* Quyết định, Chỉ thị, Nghị quyết của Thủ tướng Chính phủ

– Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về Ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng;

– Quyết định số 2242/QĐ-TTg ngày 11/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án Tăng cường công tác quản lý khai thác gỗ rừng tự nhiên giai đoạn 2014 – 2020;

– Quyết định số 38/2016/QĐ-TTg ngày 14/9/2016 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành một số chính sách về bảo vệ, phát triển rừng và đầu tư hỗ trợ kết cấu hạ tầng, giao nhiệm vụ công ích đối với các Công ty nông, lâm nghiệp;

– Quyết định số 886/QĐ-TTg ngày 16/06/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020;

– Quyết định số 1288/QĐ-TTg ngày 01/10/2018 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án QLRBV và chứng chỉ rừng;

– Quyết định số 297/QĐ-TTg ngày 18/03/2019 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án bảo vệ, khôi phục và phát triển rừng bền vững vùng Tây Nguyên giai đoạn 2016 – 2030;

* Quyết định/Thông tư của các Bộ, Ngành trung ương

– Quyết định số 38/2005/QĐ-BNN ngày 6/7/2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về ban hành định mức kinh tế kỹ thuật trồng rừng, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng và bảo vệ rừng;

– Quyết định 2008/QĐ-BNN-KHCN ngày 17/07/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về Phân công trách nhiệm quản lý cây trồng đa mục đích trong nông nghiệp;

– Quyết định số 3938/QĐ-BNN-TCLN ngày 09/10/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về công bố diện tích rừng thuộc các lưu vực làm cơ sở cho việc thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng;

– Quyết định 2962/QĐ-BNN-TCLN ngày 30/7/2019 của Bộ Nông và PTNT về Ban hành hướng dẫn kỹ thuật trồng rừng thâm canh gỗ lớn và chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang rừng trồng gỗ lớn đối với loài cây keo lai và keo tai tượng;

– Thông tư số 27/2018/TT-BNN ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về quản lý, truy suất nguồn gốc lâm sản;

– Thông tư số 28/2018/TT-BNN ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về QLRBV;

– Thông tư số 29/2018/TT-BNN ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về các biện pháp lâm sinh;

– Thông tư số 30/2018/TT-BNN ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định danh mục loài cây trồng lâm nghiệp chính; công nhận giống và nguồn giống; quản lý vật liệu giống cây trồng lâm nghiệp chính;

– Thông tư số 31/2018/TT-BNN ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về phân định ranh giới rừng;

– Thông tư số 32/2018/TT-BNN ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định phương pháp định giá rừng; khung giá rừng;

– Thông tư số 33/2018/TT-BNN ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và PTNT Quy định về điều tra, kiểm kê, theo dõi diễn biến rừng;

– Thông tư số 27/2018/TT-BTNMT ngày 14/12/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất;

– Thông tư 15/2019/TT-BNNPTNT ngày 30/10/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn một số nội dung quản lý đầu tư công trình lâm sinh;

– Công văn số 17/TCLN-PTR ngày 07/01/2015 của Tổng cục Lâm nghiệp về Quy định mật độ trồng rừng và trồng cây điều trong rừng phòng hộ.

2. Văn bản của địa phương

– Quyết định số 1189/QĐ-UBND, ngày 31/7/2013 của UBND tỉnh Đắk Nông về việc phê duyệt hệ số K – Hệ số điều chỉnh mức chi trả dịch vụ môi trường rừng áp dụng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông;

– Quyết định số 1682/QĐ-UBND, ngày 25/10/2013 của UBND tỉnh Đắk Nông V/v: Phê duyệt danh sách các đơn vị theo hai hệ thống lưu vực chính là lưu vực sông Sêrêpốk và lưu vực sông Đồng Nai để chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng;

– Quyết định số 583/QĐ- UBND Ngày 13 tháng 4 năm 2016 của UBND tỉnh Đắk Nông V/v: Phê duyệt Đề án sắp xếp, đổi mới Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên;

– Quyết định số 1474/QĐ-UBND ngày 08/09/2017 của UBND tỉnh Đắk Nông, V/v: Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch lại ba loại rừng tỉnh Đắk Nông;

– Quyết định số 74/QĐ-SNN ngày 18 tháng 02 năm 2019 của Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Đắk Nông V/v: Phê duyệt số liệu diễn biến rừng và đất quy hoạch phát triển rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông có đến ngày 31/12/2018;

– Quyết định số 2159/QĐ-UBND, ngày 26 tháng 12 năm 2018 của UBND tỉnh Đắk Nông V/v: Phê duyệt phương án giải quyết các tồn tại trong công tác quản lý bảo vệ rừng và diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh;

– Quyết định số 2195/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 của UBND tỉnh Đắk Nông, V/v: Điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 1474/QĐ-UBND ngày 08/9/2017 của UBND tỉnh Đắk Nông về việc duyệt điều chỉnh quy hoạch ba loại rừng tỉnh Đắk Nông;

– Quyết định số 500/QĐ-UBND, ngày 11 tháng 4 năm 2019 của UBND tỉnh Đắk Nông V/v: Ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 2159/QĐ-UBND ngày 26/12/2018 của UBND tỉnh Đắk Nông;

– Quyết định số 102/QĐ-SNN ngày 23/03/2018 của của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Nông V/v: Phê duyệt số liệu diễn biến rừng và đất lâm nghiệp quy hoạch phát trển rừng trên địa bản tỉnh Đắk Nông có đến ngày 31/12/2017;

– Quyết định số 06/QĐ-UBND Ngày 10/04/2020 của UBND tỉnh Đắk Nông V/v: Ban hành quy chế về trách nhiệm và xử lý trách nhiệm chủ rừng, các cơ quan Nhà nước, tổ chức cá nhân có trách nhiệm quản lý rừng, bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông.

II. CAM KẾT QUỐC TẾ

– Công ước số 100 năm 1951 của Tổ chức Lao động Quốc tế ban hành ngày 29/6/1951 về trả công bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ cho một công việc có giá trị ngang nhau.

– Công ước số 105 năm 1957 của Tổ chức Lao động Quốc tế ban hành ngày 25/6/1957 về xóa bỏ lao động cưỡng bức.

– Công ước số 111 năm 1958 của Tổ chức Lao động Quốc tế ban hành ngày 25/6/1958 về phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp.

– Công ước số 131 năm 1970 của Tổ chức Lao động Quốc tế ban hành ngày 22/6/1970 về ấn định lương tối thiểu, đặc biệt đối với các nước đang phát triển.

– Công ước số 138 năm 1973 của Tổ chức Lao động Quốc tế ban hành ngày 26/7/1973 về Tuổi tối thiểu được đi làm việc.

– Công ước CITES (Convention on International Trade in Endangered Species of Wild Fauna and Flora – Công ước về thương mại quốc tế các loài động, thực vật hoang dã nguy cấp). Việt Nam tham gia vào Công ước CITES năm 1994;

– Công ước về đa dạng sinh học (Convention on Biological Diversity; CBD), 1992. Việt Nam chính thức gia nhập vào ngày 16 tháng 11 năm 1994;

– Công ước về loại bỏ hoặc hạn chế sản xuất và sử dụng các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy POP 2001 (Stockholm Convention on Persistent Organic Pollutants – hay còn được gọi là Công ước Stockholm) là hiệp ước quốc tế về môi trường, được ký vào năm 2001 và có hiệu lực kể từ tháng 5 năm 2004.

– Hiệp định Đối tác Tự nguyện về Thực thi Luật lâm nghiệp, quản trị Rừng và thương mại Lâm sản (viết tắt là VPA/FLEGT) giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu có hiệu lực vào ngày 01/6/2019.

III. TÀI LIỆU SỬ DỤNG

1. Tài liệu dự án, đề án, quyết định thành lập, giao nhiệm vụ cho chủ rừng

– Quyết định số 166/QĐ-UB, ngày 01 tháng 10 năm 1987 của UBND huyện Đắk R’Lấp, tỉnh Đắk Lắk V/v: Lâm trường Quảng Trực tiếp nhận từ Lâm Trường Thanh Niên Xung phong của Sở Lâm nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh;

– Quyết định số 656/QĐ-UB ngày 27 tháng 10 năm 1992 của UBND tỉnh Đắk Lắk V/v: Lâm trường Quảng Trực được thành lập;

– Quyết định số 4133/QĐ-UB ngày 31/12/2001 của UBND tỉnh Đắk Lắk V/v: Phê duyệt phương án đổi mới tổ chức sản xuất kinh doanh của Lâm trường Quảng Trực theo Quyết định số 187/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ;

– Quyết định số 805/QĐ-UBND ngày 22/6/2007 của UBND tỉnh Đắk Nông V/v: Công ty Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên được chuyển đổi từ Lâm trường Quảng Trực;

– Quyết định số 31/QĐ-UBND ngày 08/01/2008 của UBND tỉnh Đắk Nông V/v: Phê duyệt phương án sắp xếp đổi mới và phát triển Công ty Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên;

– Quyết định số 928/QĐ-UBND ngày 01/7/2010 của UBND tỉnh Đắk Nông V/v: Công ty Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên xây dựng Đề án đổi chuyển đổi thành Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên;

– Quyết định số 583/QĐ- UBND Ngày 13 tháng 4 năm 2016 của UBND tỉnh Đắk Nông V/v: Phê duyệt Đề án sắp xếp, đổi mới Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên;

– Quyết định số 1786/QĐ-UBND ngày 12/10/2016 của UBND tỉnh Đắk Nông về việc phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên;

– Công văn số 2899/BNN-TCLN ngày 17/4/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn V/v: Trả lời kiến nghị của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên.

– Quyết định 619/QĐ-UBND ngày 06/05/2020 của UBND tỉnh Đắk Nông về việc Giao đất, giao rừng cho Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên để quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

2. Các tài liệu điều tra chuyên đề của khu rừng

Kết quả kiểm kê rừng năm 2014; kết quả cập nhật diễn biến rừng các năm 2017, 2018, 2019.

3. Bản đồ

Bản đồ hiện trạng rừng của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên tỷ lệ 1:10.000.

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên tỷ lệ 1:10.000.

4. Quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh

– Quyết định số 1474/QĐ-UBND ngày 08/9/2017 của UBND tỉnh Đắk Nông V/v: Phê duyệt điều chỉnh quy hoạch ba loại rừng tỉnh Đắk Nông;

– Công văn số 9095/BNN-TCLN ngày 22/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn V/v: Điều chỉnh quy hoạch ba loại rừng tỉnh Đắk Nông;

– Quyết định số 2195/QĐ-UBND ngày 28/12/2018 của UBND tỉnh Đắk Nông V/v: Điều chỉnh, bổ sung Quyết định số 1474/QĐ-UBND ngày 08/9/2017 của UBND tỉnh Đắk Nông về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch ba loại rừng tỉnh Đắk Nông.

5. Số liệu hiện trạng tài nguyên rừng, kế hoạch sử dụng đất của đơn vị

Số liệu hiện trạng tài nguyên rừng cập nhật tháng 12 năm 2019, quy hoạch sử dụng đất, báo cáo tài chính của Công ty của các năm 2017, 2018, 2019 các báo cáo sơ kết, tổng kết hàng năm và 5 năm của Công ty.

Chương 2: ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG CỦA ĐƠN VỊ

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Tên đơn vị (chủ rừng)

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên

2. Địa chỉ (trụ sở làm việc)

Bon Bu Sóp, xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông.

3. Điện thoại

0983.538.345 Email: [email protected];

Website: http://www.Lamnghiepnamtaynguyen.com.vn

4. Quyết định thành lập, chức năng và nhiệm vụ của đơn vị

a) Quyết định thành lập

Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên tiền thân từ lâm trường Quảng Trực. Ngày 27 tháng 10 năm 1992, Lâm trường Quảng Trực được thành lập theo Quyết định số 656/QĐ-UB ngày 27/10/1992 của UBND tỉnh Đắk Lắk.

Lâm trường Quảng Trực tiếp tục hoạt động theo Quyết định số 4133/QĐ-UB ngày 31/12/2001 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc Phê duyệt phương án đổi mới tổ chức sản xuất của kinh doanh Lâm Trường Quảng Trực theo Quyết định số 187/1999/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ.

Công ty Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên được chuyển đổi từ Lâm trường Quảng Trực theo Quyết định số 805/QĐ-UBND ngày 22/6/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông. Công ty hoạt động theo Quyết định số 31/QĐ-UBND ngày 08/01/2008 của UBND tỉnh Đắk Nông V/v Phê duyệt phương án sắp xếp đổi mới và phát triển Công ty Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên.

Công ty Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên xây dựng Đề án chuyển đổi thành Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên theo Quyết định số 928/QĐ-UBND Ngày 01/7/2010 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Đắk Nông.

Thực hiện nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ quy định về việc sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty Nông, lâm nghiệp. Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông ban hành Quyết định số 583/QĐ-UBND ngày 13 tháng 4 năm 2016 về việc phê duyệt Đề án sắp xếp, đổi mới Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên.

Hiện nay Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên hoạt động theo Quyết định số 1786/QĐ-UBND ngày 12/10/2016 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông về việc phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên.

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên hiện đang hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 6000233534 được sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Đắk Nông cấp lần đầu ngày 01/07/2010.

b) Chức năng và nhiệm vụ

* Chức năng, nhiệm vụ:

Là Công ty lâm nghiệp Nhà Nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh thuộc lĩnh vực Lâm nghiệp.

* Ngành nghề sản xuất kinh doanh:

+ Quản lý bảo vệ rừng, trồng rừng, chăm sóc rừng trồng;

+ Trồng cây lâu năm, cây công nghiệp;

+ Chăn nuôi đại gia súc;

+ Khai thác, chế biến, lâm sản;

+ Xây dựng công trình dân dụng và kinh doanh khác theo quy định của pháp luật

5. Cơ cấu tổ chức của đơn vị

a). Bộ máy Công ty

– Chủ tịch Công ty: 01 người

– Giám đốc Công ty: 01 người

– Phó Giám đốc Công ty: 03 người

– Kiểm soát viên Công ty: 01 người

– Kế toán trưởng: 01 người

– Các phòng chức năng: gồm 3 phòng

+ Phòng Tổ chức – Tài vụ: 08 người

+ Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật – Quản lý Bảo vệ rừng: 03 người

+ Phòng Quản lý dự án: 02 người

– Các trạm QLBVR:

+ Trạm QLBV số 1: 04 người

+ Trạm QLBV số 2: 04 người

+ Trạm QLBV số 3: 05 người

+ Trạm QLBV số 4: 09 người

+ Trạm QLBV số 5: 05 người

+ Trạm QLBV số 6: 05 người

+ Trạm QLBV số 7: 05 người

+ Trạm QLBV số 8: 07 người

– Đội cơ động QLBVR: 03 người

– Xí nghiệp kinh doanh Tổng hợp: 04 người

Hình 01: Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên

b) Biên chế

Tổng biên chế hiện có: 70 biên chế

c) Về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ được đào tạo

– Trình độ trên đại học: 2 người Chiếm tỷ lệ 2,86%

– Cử nhân/Kỹ sư: 24 người Chiếm tỷ lệ 34,29%

– Cao đẳng, trung cấp, sơ cấp: 15 người Chiếm tỷ lệ 21,43%

– Khác: 20 người Chiếm tỷ lệ 41,43%

Nhận xét:

Nhìn chung số lượng lao động hợp đồng của Công ty được đào tạo các bậc khác nhau chiếm gần 58% tổng số lao động của Công ty. Trong đó trình độ đại học và trên đại học chiếm trên 37%, đây là lực lượng lao động chất lượng của Công ty đã đáp ứng được phần nào nhu cầu công việc. Tuy nhiên, để bắt kịp với xu thế phát triển của Công ty trong những năm tới ở nhiều lĩnh vực lâm nghiệp khác nhau, Công ty sẽ có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ hiện có về mặt nghiệp vụ chuyên môn cũng như tuyển thêm các lao động có chất lượng cao vào làm việc tại Công ty. Hiện tại đơn vị đang có lực lượng khá mỏng phụ trách địa bàn rộng lớn vì vậy trong thời gian tới có kế hoạch tuyển thêm lao động mới để một phần bù đắp lực lượng lao động nghỉ hưu, chấm dứt lao động và thuyên chuyển, dự kiến lượng lao động tuyển thêm là xấp xỉ 10%.

II. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, ĐỊA HÌNH, KHÍ HẬU, THỦY VĂN VÀ THỔ NHƯỠNG

1. Vị trí địa lý, địa hình

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên nằm trên địa giới hành chính xã Quảng Trực – huyện Tuy Đức – tỉnh Đắk Nông.

* Toạ độ địa lý:

Từ 12002’30” đến 120020′ 00” Vĩ độ Bắc.

Từ 107014’15” đến 107025’30” Kinh độ Đông.

Gồm 32 tiểu khu: 1445, 1451, 1458, 1459, 1465, 1466, 1467, 1469, 1520, 1474, 1475, 1476, 1477, 1478, 1482, 1483, 1484, 1485, 1486, 1487, 1488, 1496, 1497,1498, 1500, 1501, 1504, 1505, 1506, 1510, 1511, 1512.

* Phạm vi ranh giới:

+ Phía Bắc giáp: Ban quản lý rừng phòng hộ Thác Mơ, Trung đoàn 726, xã Quảng Trực, Công ty Cổ phần địa ốc Ngọc Biển.

+ Phía Nam giáp: Công ty Cổ phần Xây dựng Kiến Trúc Mới, Doanh nghiệp tư nhân Hoang Ba, Công ty Cổ phần xây dựng 59.

+ Phía Đông giáp: Nông lâm trường cao su Tuy Đức.

+ Phía Tây giáp: Tỉnh Bình Phước.

– Địa hình: Lâm phần do Công ty quản lý có địa hình tương đối phức tạp, có nhiều đồi núi trải dài theo hướng Bắc Nam, giữa các dãy núi cao là các thung lũng rộng trải dài theo các sông suối.

+ Độ cao: Độ cao từ 400 – 900 m.

+ Độ dốc: Từ 50 đến 350, Trung bình: 200

+ Hướng dốc chủ yếu đổ dần từ Đông Bắc đến Tây Nam.

Với dạng địa hình này rất khó khăn cho việc đi lại đặc biệt là vào mùa mưa của lực lượng tuần tra QLBVR của Công ty.

2. Khí hậu

Theo tài liệu quan trắc của trạm khí tượng Tuy Đức thì khu vực Công ty có những đặc điểm khí hậu thời tiết như sau:

* Khí hậu nhiệt đới gió mùa, mỗi năm chia làm 2 mùa rõ rệt:

+ Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10.

+ Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

* Hướng gió chính:

+ Gió mùa Tây Nam thổi vào mùa mưa.

+ Gió mùa Đông Bắc thổi vào mùa khô.

Tốc độ gió bình quân năm từ 2,2 m/giây, mạnh nhất là 10 m/giây, hầu như không có bão, chỉ xuất hiện một số cơn lốc nhỏ chủ yếu vào đầu mùa mưa.

Lượng mưa bình quân hàng năm 2.362mm, mưa tập trung nhiều nhất vào các tháng 7, 8 và 9. Tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 12 (8,6 mm), tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 9 (541,6 mm), số ngày mưa trung bình 153 ngày.

Nhiệt độ trung bình năm là 23,50C, nhiệt độ tháng cao nhất là 250C, tháng thấp nhất là 20,60C.

Độ ẩm không khí bình quân hàng năm 83%, tháng có độ ẩm cao nhất là 7,9 (92%), tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 2 (71%).

Số giờ nắng: Tổng số giờ nắng hàng năm 2.044 giờ. Tháng cao nhất là tháng 1 (259,6 giờ), tháng thấp nhất là tháng 9 (83,5 giờ).

Lượng bốc hơi nước: Lượng bốc hơi bình quân hàng năm 2.170 mm, tháng có lượng bốc hơi lớn nhất là tháng 3 với lượng bốc hơi lên đến 138 mm, tháng có lượng bốc hơi nhỏ nhất là tháng 9 với lượng bốc hơi là 45 mm.

3. Thủy văn

Lâm phần Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Nam Tây Nguyên có mạng lưới suối đầu nguồn của sông Đồng Nai, phân bố đều khắp trên địa bàn, có nhiều nguồn nước ngầm và lộ thiên. Lâm phần Công ty quản lý bị chia cắt bởi đồi núi, sông suối, trong đó có các con suối lớn Đăk Zên, Đăk Ken, Đăk Ké và nhiều suối nhỏ khác.

Ngoài hệ thống sông suối, trên địa bàn có các đập Đăk Huýt cung cấp nước cho các cánh đồng của đồng bào trong vùng. Nhìn chung các suối trong vùng còn lại đều nhiều nước trong mùa mưa và ít nước về mùa khô.

4. Địa chất và thổ nhưỡng

Theo số liệu thống kê của huyện Tuy Đức

Đất đai trong khu vực chủ yếu là đất đỏ bazan, phát triển trên đá bazan. Ở các vùng đồi cao độ sâu tầng canh tác dày chia thành các loại sau (1) Đất đỏ chua, nghèo kiềm (Fd.c.vt): Loại đất này thích nghi cho việc trồng màu, cà phê, điều, cây ăn quả, cao su và trồng rừng. (2) Đất giàu mùn, nâu đỏ (Fd.hu.r): thích nghi cho việc trồng màu, cà phê, điều, tiêu, cây ăn quả, cao su và trồng rừng. (3) Đất sỏi đỏ sạn nông, có tầng loang lô (Fd.skl.fr): thích hợp cho việc trồng màu, cà phê, điều, cây ăn quả, cao su và trầm lùng. (4) Đất đỏ chua, rất nghèo kiêm (Fdc.gr).

Bên cạnh đó Công ty còn có đất nâu xám bồi tụ ở các vùng đất trũng thấp thích hợp cho các cây nông nghiệp ngắn ngày như khoai lang, lúa nước, sắn,….

– Độ sâu tầng đất: Qua khảo sát thực địa cho thấy độ dày tầng đất mặt >40 cm.

– Đất thịt nhẹ, cấu tượng đất dạng viên, độ mùn >15%.

– Thành phần cơ giới: Theo kết quả phân tích cho thấy, đất có thành phần phần cơ giới từ trung bình đến hơi nặng.

– Hàm lượng Các chất hữu cơ N2, P2O5, K2O dễ tiêu khá giàu. Ca và Mg nghèo.

Từ những điều kiện tự nhiên cho thấy, đây là khu vực rất thuận lợi trồng các loài cây công nghiệp, cây ăn quả như Điều, Mắc ca, cà phê, sầu riêng, bơ… vừa đảm bảo chức năng phòng hộ, tăng độ che phủ của rừng vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao.

III. DÂN SINH, KINH TẾ, XÃ HỘI

1. Dân số, dân tộc, lao động

Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Nam Tây Nguyên nằm trên địa giới hành chính của duy nhất một xã – đó là xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức. Theo số liệu thống kê tính đến tháng 2 năm 2020 toàn xã có 3018 hộ với 10351 nhân khẩu, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 51,8%, với 5344 nhân khẩu, nhưng chủ yếu là dân tộc tại chỗ M’Nông còn lại các dân tộc khác như Tày, Nùng, Mường,…

Xã Quảng Trực là một xã có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống (17 dân tộc), với sự khác biệt về văn hoá và phong tục tập quán đã tạo nên sự hoà hợp, đan xen giữa các cộng đồng dân tộc khác nhau, tạo điều kiện để bổ sung và làm phong phú thêm bản sắc văn hóa của địa phương.

Tổng số người trong độ tuổi lao động 5.900 người, chiếm 57,2% dân số, hầu hết là lao động nông lâm nghiệp, lao động phi nông nhiệp chiếm tỷ lệ rất ít.

(Nguồn: UBND xã Quảng Trực cung cấp – năm 2020)

2. Kinh tế

Quảng trực là xã có quỹ đất tương đối phong phú, khá thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp nên trong những năm gần đây Quảng Trực là điểm nóng thu hút dân di cư tự do từ các tỉnh đến lập nghiệp, chủ yếu tập trung tại bon Bu Lum, là bon cách xa trung tâm xã và ở tách biệt với các bon khác trong xã, với tỷ lệ hộ nghèo tương đối cao. Đây cũng là thánh thức lớn đối với chính quyền trong việc quản lí dân cư, an ninh trật tự và định hướng phát triển kinh tế xã hội.

Phần lớn các hoạt động kinh tế của xã là nông nghiệp, xã có hơn 90% lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, kinh tế chưa được đầu tư phát triển đồng bộ, trình độ dân trí còn hạn chế. Số lao động hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp là 2,84%; thương mại – dịch vụ chiếm 3,15; còn lại là các lĩnh vực khác.

Trong những năm qua nền kinh tế của xã tuy đã có những bước phát triển nhất định nhưng đời sống của nhân dân vẫn còn rất nhiều khó khăn. Theo số liệu thống kê của UBND xã Quảng Trực năm 2019, thu nhập bình quân đầu người trên toàn xã đạt khoảng 14 triệu đồng/người/năm. Số hộ có mức thu nhập khá, giàu chỉ chiếm khoảng 9,26% tổng số hộ, trong khi đó số hộ nghèo toàn xã chiếm gần 59,98%, hộ cận nghèo chiếm 14.56% nên địa phương gặp rất nhiều khó khăn công tác xóa đói giảm nghèo. Qua khảo sát, đánh giá nông thôn cho thấy nguyên nhân chính của tình trạng hộ nghèo ở xã là do thiếu vốn, hạn chế về chất lượng nguồn lao động, trình độ canh tác lạc hậu, thiếu đất canh tác, hệ thống cơ sở hạ tầng khó khăn thiếu kinh nghiệm và kỹ năng sản xuất, nhận thức và năng lực tự vươn lên thoát nghèo của người dân cũng như công tác xoá đói, giảm nghèo còn hạn chế. Cụ thể các hoạt động kinh tế chủa yếu trong vùng như sau:

– Về nông nghiệp

Sản xuất Nông nghiệp là ngành trọng yếu đối với người dân tại địa bàn xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức. Trong thời gian vừa qua trồng trọt, nhất là trồng các loại cây lương thực, cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm tuy nhiên về hiệu quả và tính bền vững của mô hình chưa cao.

– Về trồng trọt

Hiện nay, trồng trọt là khâu sản xuất chủ yếu tại vùng trên địa bàn huyện Tuy Đức. Các loại cây trồng chủ yếu: Cà phê, hồ tiêu, điều, bơ, sầu riêng, khoai lang, sắn, ngô… xu hướng trong thời gian tới sẽ trồng và phát triển cây dược liệu.

– Chăn nuôi

Chăn nuôi trong những năm gần đây tỉnh cũng như huyện chủ trương đẩy mạnh sản xuất theo hướng đảm bảo đáp ứng nhu cầu tại địa phương và các vùng lân cận, vật nuôi chủ yếu là trâu, bò, lợn, gia cầm, ngoài ra còn có chăn nuôi gia cầm, dê nhưng số lượng không đáng kể.

– Lâm nghiệp

Là địa bàn thuộc vùng sâu, vùng xa vùng biên giới, chủ yếu là đất lâm nghiệp. Trong những năm qua do đặc tính canh tác của đồng bào dân tộc tại chỗ dẫn đến đất đai bạc màu thoái hoá và tình trạng phá rừng làm nương rẫy của đồng bào di dân tự do, làm cho diện tích rừng tự nhiên ngày càng bị thu hẹp và suy thoái.

3. Xã hội

Những năm qua, xã Quảng Trực luôn nhận được sự quan tâm, tạo điều kiện của Chính phủ, cấp ủy, chính quyền các cấp nên tình hình phát triển kinh tế – xã hội có bước tăng trưởng khá, quốc phòng – an ninh ổn định, cơ sở hạ tầng, giao thông ngày càng phát triển, tình hình an ninh nông thôn, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn được đảm bảo. Các chương trình xây dựng nông thôn mới, chính sách an sinh xã hội, văn hóa, giáo dục, quản lý đất đai, chính sách dân tộc, xóa đói, giảm nghèo bền vững, đền ơn đáp nghĩa có nhiều chuyển biến tích cực và đạt được kết quả đáng khích lệ.

Đồng bào các dân tộc trong xã luôn phát huy truyền thống yêu nước, có ý thức đoàn kết cao, giác ngộ cách mạng, có ý thức vượt khó, vươn lên thoát nghèo. Mạng lưới giáo dục phát triển đến khắp các bon. Cơ sở vật chất trường học ổn định, chất lượng giáo dục đào tạo được nâng cao, tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường đạt trên 98%. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư thực hiện có hiệu quả.

Công tác y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân được cải thiện, mạng lưới y tế cơ sở được mở rộng. Tỷ lệ bon có điện lưới quốc gia đạt trên 100%, tỷ lệ hộ sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 90,7% và 11/11 bon có nhà sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Quảng Trực là xã được chọn làm điểm về xây dựng nông thôn mới của tỉnh, sau 4 năm thực hiện, được nhân dân đồng tình ủng hộ và hưởng ứng, đến nay, xã Quảng Trực đã hoàn thành 10/19 tiêu chí về xây dựng nông thôn mới.

* Nhận xét chung

Thuận lợi

Khu vực Công ty quản lý có điều kiện khí hậu, đất đai phù hợp với sự sinh trưởng và phát triển của nhiều loại cây trồng khác nhau vì vậy rất phù hợp cho công tác phát triển rừng.

Các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước hiện nay đang khuyến khích công tác quản lý bảo vệ rừng, trồng rừng, nông lâm kết hợp, nhằm tăng tỷ lệ che phủ rừng, cải tạo môi trường sinh thái, ứng phó với thiên tai, biến đổi khí hậu.

Địa bàn xã có lực lượng lao động dồi dào, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu do vậy đủ để đáp ứng nhu cầu cho việc trồng, chăm sóc, quản lý bảo vệ, khai thác lâm sản và các sản phẩm khác của dự án.

Đời sồng người dân ngày càng được cải thiện, trình độ dân trí ngày một nâng cao người dân đã phần nào nhận thức được vai trò của rừng đối với đời sống xã hội và do đó tỷ lệ người dân đồng tình ủng hộ cho công tác quản lý rừng cũng tăng lên.

Khó khăn

Tuy nhiên việc nâng cao đời sống và trình độ dân trí đã được cải thiện nhưng vẫn ở mức thấp, tập quán canh tác của người dân địa phương còn lạc hậu, khả năng tiếp thu kiến thức khoa học kỹ thuật để vận dụng vào sản xuất kinh doanh còn hạn chế.

Tình trạng, lấn, chiếm phá rừng làm nương rẫy vẫn còn xảy ra, chưa có biện pháp hữu hiệu ngăn chặn. Nhu cầu đất ở và đất sản xuất của người dân ngày càng tăng, gây áp lực lớn đối với rừng, tiềm ẩn nguy cơ lấn chiếm rừng lấy đất sản xuất gia tăng về số vụ cũng như mức độ vi phạm dẫn đến diện tích rừng luôn bị đe dọa thu hẹp, tính đa dạng sinh học của rừng tự nhiên bị suy giảm.

IV. GIAO THÔNG

Khu vực rừng của Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Nam Tây Nguyên có hệ thống đường giao thông phục vụ công tác quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng, cụ thể như sau:

– Tuyến đường 14C đi qua lâm phần Công ty phần lớn đã được nhựa hoá rất thuận lợi cho việc vận chuyển và đi lại phục vụ công tác quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng của đơn vị và sản xuất của người dân. Tuyến đường 14C là tuyến giao thông cấp quốc gia nối các địa phương Trung và Nam Tây Nguyên dọc biên giới Việt Nam-Campuchia, tổng chiều dài tuyến đường đi qua địa phận Công ty quản lý là 15.91km, đây là đoạn đường đẹp nhất trong khu vực, bắt đầu từ trạm bảo vệ rừng số 02 đến trạm bảo vệ rừng Bù Gia Mập.

– Đường lâm nghiệp: gồm 3 đường chính đó là đường lâm nghiệp số 01, 02 và 04 với tổng chiều dài lên tới 52,17km chạy trong toàn bộ địa phận của đơn vị. Tuyến đường lâm nghiệp số 01 được bắt đầu ngã tư giao quốc lộ 14c đến trạm QLBVR số 06. Tuyến đường lâm nghiệp số 02 được bắt đầu từ trạm QLBVR số 03 đến trạm QLBVR số 08. Tuyến cuối cùng, tuyến số 04 được Là đường Đất, bắt đầu từ ngã ba giao quốc lộ 14C đến trạm QLBVR số 04. Toàn bộ hệ thống đường lâm nghiệp đều là đường đất, do thời gian ngừng khai thác đã lâu vì vậy hàng năm các tuyến đường này không được duy tuy bảo dưỡng mà chỉ được phát dọn thực bì.

– Hệ thống đường ranh cản lửa: Hiện nay, trên địa bàn có đường ranh cản lửa trắng chủ yếu ở trên các diện tích rừng trồng. Hệ thống đường ranh cản lửa kết hợp đường công vụ tạo thuận lợi cho việc đi lại phục vụ công tác trồng, chăm sóc, bảo vệ và sử dụng rừng.

Nhận xét:

Hệ thống đường giao thông nội vùng ở xã đã xuyên suốt đến các khu rừng, nên có tác dụng tốt nhiều mặt đối với việc phát triển lâm nghiệp, vừa phục vụ trồng rừng, dân sinh, sản xuất, vừa phục vụ tốt cho công tác PCCCR của đơn vị. Tuy nhiên phần lớn đường trong lâm phần rừng là đường đất do vậy đi lại rất khó khăn đặc biệt là trong thời điểm mùa mưa.

V. DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG

1. Những loại dịch vụ môi trường rừng mà đơn vị đang triển khai, thực hiện

Thực hiện theo Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/20118 của Chính Phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp, trên địa bàn tỉnh hiện nay, các sản phẩm dịch vụ môi trường rừng của tỉnh được chi trả gồm: Cung ứng và điều tiết nguồn nước cho sản xuất thủy điện, cho sản xuất nước sinh hoạt và hoạt động kinh doanh. Đối với thủy điện dịch vụ môi trường rừng tính trên 1kwh sẽ thu 36 đồng/1kwh, đối với cơ sở sản xuất và cung ứng nước sạch số tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng được xác định bằng sản lượng nước thương phẩm nhân với dịch vụ môi trường rừng tính cho một m3 nước là 52 đồng, đối với cơ sở sản xuất công nghiệp sử dụng nguồn nước mức thu sẽ là 50 đồng/m3 nước. Trong năm 2019 toàn tỉnh Đắk Nông thu được trên 102 tỷ đồng, chi trả cho các đơn vị cung ứng dịch vụ môi trường rừng trên 86 tỷ đồng chiếm 85% tổng số tiền dịch vụ môi trường rừng (DVMTR). Tiền DVMTR tỉnh Đắk Nông thu được từ 30 nhà máy thủy điện và 7 công ty cung cấp nước sạch nhà máy nước đạt 128,94% kế hoạch năm.

Tiền dịch vụ môi trường rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông được chi trả theo 2 hệ thống lưu vực chính là sông Đồng Nai và lưu vực sông Sêrêpốk với tổng diện tích rừng tham gia cung ứng dịch vụ môi trường rừng trên toàn tỉnh là trên 161ngàn ha, trong đó hệ thống lưu vực sông đồng Nai là trên 77 ngàn ha, hệ thống lưu vực sông Sêrêpốk là trên 84 ngàn ha. Mức chi trả đối với các diện tích lưu vực của 2 con sông cũng có sự chênh lệch đáng kể. Lưu vực sông Đồng Nai đơn giá dự kiến trước khi điều phối là 795 nghìn đồng/ha tương đương với 845 nghìn đồng/ha diện tích quy đổi. Đối với lưu vực sông Sêrêpốk giá 302 nghìn đồng/ha tương đương 319 ngàn đồng/ha rừng quy đổi. Như vậy nếu tính giá dịch vụ môi trường rừng thì rừng ở lưu vực sông Sêrêpốk nhận được tiền chi trả thấp hơn 2 – 2,5 lần so với rừng trong lưu vực sông Đồng Nai. Ngày 17/10/2019 UBND tỉnh Đắk Nông ban hành Quyết định điều tiết tiền dịch vụ môi trường rừng năm 2018. Theo đó, toàn bộ diện tích được chi trả dịch vụ môi trường rừng thuộc lưu vực sông Sêrêpốk của các chủ rừng trên địa bàn tỉnh Đắk Nông được chi trả thêm số tiền hơn 135.000 đồng/ha. Thêm vào đó cuối tháng 12/2018, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2203/QĐ-UBND ngày 6/12/2018 về việc phê duyệt phương án điều tiết tiền chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh. Do vậy các Công ty lâm nghiệp và một số đơn vị chủ rừng được giao quản lý rừng nằm ngoài lưu vực được chi trả dịch vụ môi trường rừng sẽ được hỗ trợ số tiền gần 115.000 đồng/ha trong năm 2018.

Như vậy mức giá sau khi điều phối cụ thể như sau:

+ Đối với diện tích rừng giao khoán bảo vệ rừng cho đối tượng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư là 844 nghìn đồng/ha, tương đương 845 nghìn đồng/ha quy đổi.

+ Đối với diện tích rừng giao khoán bảo vệ cho đối tượng do các đơn vị tự tổ chức quản lý bảo vệ và diện tích rừng giao khoán bảo vệ cho các đối tượng là tổ chức 700 ngàn đồng/ha, tương đương 753 nghìn đồng/ha quy đổi.

+ Đối với diện tích cung ứng dịch vụ môi trường rừng của các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư là 740 ngàn đồng/ha; 845 nghìn đồng/ha quy đổi.

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên là Công ty lâm nghiệp có quy mô lớn nhất nhì tỉnh Đắk Nông hiện nay, năm 2019 Công ty có tổng diện tích là 20.226,34ha diện tích rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng, tương đương với diện tích quy đổi là 18.916,66 ha, tổng số tiền dịch vụ môi trường rừng sau khi đã điều phối là 12.019.359 đồng. Bên cạnh tiền hỗ trợ trợ theo Quyết định số 2242/QĐ-TTg ngày 11/12/2014 của Chính phủ về việc phê duyệt đề án tăng cường quản lý khai thác gỗ rừng tự nhiên giai đoạn 2014 – 2020 (gọi tắt là Quyết định 2242, mỗi ha được hỗ trợ 200.000 đồng/năm thì đây là nguồn thu chính để Công ty đảm bảo việc quản lý, bảo vệ những diện tích rừng được giao quản lý trong khi việc khai thác lâm sản, chuyển đổi rừng bị cấm tuyệt đối.

Bảng 01: Tình hình chi trả dịch vụ môi trường rừng giai đoạn 2017 – 2019 của Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Nam Tây Nguyên

Stt

Năm

Số tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng (đồng)*

1

2017

14.098.530.993

2

2018

13.249.914.663

3

2019

16.705.513.537

* Số tiền này bao gồm tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng cộng với tiền hỗ trợ theo quyết định 2242.

Như vậy từ bảng 01 cho thấy sau khi điều chỉnh tiền dịch vụ môi trường rừng giữa các lưu vực sông và giữa các diện tích rừng nằm trong lưu vực của 2 con sông được chi trả dịch vụ môi trường rừng, tiền dịch vụ môi trường rừng của Công ty giữa các năm có biến động, tuy nhiên theo xu thế hiện nay thì nếu Công ty quản lý bảo vệ tốt những diện tích rừng hiện có và trong thời gian tới những diện tích rừng trồng sẽ thành rừng thì nguồn thu này của Công ty sẽ ngày một triển vọng hơn.

2. Đánh giá tiềm năng cung cấp các loại dịch vụ môi trường

Để hiểu được dịch vụ môi trường rừng, theo Điều 2 Luật lâm nghiệp định nghĩa Dịch vụ môi trường rừng là hoạt động cung ứng các giá trị sử dụng của môi trường rừng.

Theo định nghĩa và phân loại của Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu, các dịch vụ môi trường được chia thành 4 nhóm: nhóm cung cấp, nhóm điều tiết, nhóm văn hóa và nhóm hỗ trợ.

Điều 2, Luật lâm nghiệp định nghĩa Dịch vụ môi trường rừng là hoạt động cung ứng các giá trị sử dụng của môi trường rừng.

Dịch vụ môi trường thuộc loại dịch vụ tổng hợp bao gồm nhiều loại dịch vụ cụ thể. Theo điều 61 Luật Lâm nghiệp năm 2017, các loại dịch vụ môi trường rừng gồm:

i) Bảo vệ đất, hạn chế xói mòn và bồi lắng lòng hồ, lòng sông, lòng suối; ii) Điều tiết và duy trì nguồn nước cho sản xuất và đời sống xã hội, iii) Hấp thụ và lưu giữ các bon của rừng, giảm phát thải khí nhà kính từ hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý rừng bền vững, tăng trưởng xanh; iv) Bảo vệ, duy trì vẻ đẹp cảnh quan tự nhiên, bảo tồn đa dạng sinh học hệ sinh thái rừng cho kinh doanh dịch vụ du lịch; v) Cung ứng bãi đẻ, nguồn thức ăn và con giống tự nhiên, nguồn nước từ rừng và các yếu tố từ môi trường, hệ sinh thái rừng để nuôi trồng thủy sản.

Toàn bộ diện tích tự nhiên của Công ty đều phân bố trên lưu vực sông Đồng Nai, đây là con sông được chi trả DVMTR cao nhất trong toành tỉnh. Đối với loại dịch vụ môi trường rừng số I và số II là loại hình dịch vụ môi trường rừng hiện tại Công ty đang cung ứng và được chi trả thông qua các nhà máy Thủy Điện, cung cấp nước sạch và một số nhà máy công nghiệp sử dụng nước sạch. Như vậy trong thời gian tới Công ty có thể tăng giá trị dịch vụ môi trường rừng này thông qua các hình thức như phát triển rừng trồng trên những diện tích đất trống, khoanh nuôi phục hồi rừng để nâng cao chất lượng rừng, một số diện tích rừng trung bình ít bị tác động, trong thời gian tới nếu quản lý bảo vệ tốt sẽ phát triển thành rừng giàu do đó sẽ tăng diện tích rừng quy đổi (thông qua hệ số K) của Công ty.

Một trong những tiềm năng của Công ty cần khai thác và phát triển đó là dịch vụ về du lịch sinh thái. Trên diện tích rừng của Công ty quản lý phần lớn là rừng lá rộng thường xanh, nhiều khu vực có giá trị đa dạng sinh học cao, là nơi cư ngụ của các loài động thực vật quý hiếm có giá trị bảo tồn. Đây chính là một trong những dịch vụ môi trường rừng cần được phát huy và thu hút đầu tư đặc biệt là đối với các tổ chức quốc tế. Sự kết hợp giữa các giá trị đa dạng sinh học và cảnh quan thiên nhiên đẹp của khu vực sẽ tạo nên các điểm đến hấp dẫn cho khách du lịch trong và ngoài nước. Đây thực sự là tiềm năng về dịch vụ môi trường rừng số 4 cần được khai thác – Bảo vệ cảnh quan tự nhiên và bảo tồn đa dạng sinh học của các hệ sinh thái rừng phục vụ cho dịch vụ du lịch. Bên cạnh đó địa bàn là khu vực sinh sống của 17 dân tộc khác nhau người như người M’Nông, Tày, Nùng, Mường, Dao, Mông,… nên bản sắc văn hóa dân tộc cũng rất phong phú như: các nét văn hóa vật thể phi vật thể như các lễ hội ẩm thực, các làn điệu, các nhạc cụ dân tộc, trang phục,… cùng với với nhiều hoạt động văn hóa đặc sắc của khu vưc tạo điều kiện hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước.

* Những thuận lợi và khó khăn:

Thuận lợi:

Với định mức đơn giá khoán bảo vệ rừng theo chính sách chi trả DVMTR của khu vực là cao hơn so với các Công ty khác nằm trong lưu vực sông Sêrêpôk và thuận lợi hơn so với các Công ty khác khi diện tích rừng không thuộc lưu vực của 2 con sông đã tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho các hoạt động của Công ty, từ đó đã tạo động lực để các cán bộ công nhân của Công ty thực hiện tuần tra, kiểm tra rừng tốt hơn. Vì vậy rừng ở khu vực chi trả dịch vụ môi trường được quản lý tốt hơn, số vụ vi phạm phần nào đã được kiểm soát.

Khó khăn:

+ Do những năm gần đây giá của các sản phẩm như hạt tiêu, cà phê đi xuống, kết hợp với sự xuy giảm năng xuất của cây cà phê đời sống bà con bị giảm sút, do vậy họ có xu hướng lấn chiếm đất Công ty, khai thác lâm sản, trồng các cây nông nghiệp và các cây công nghiệp dẫn đến công tác QLBVR còn gặp nhiều khó khăn.

+ Chế tài xử lý hộ nhận khoán bảo vệ rừng để rừng bị phá, lấn chiếm, khai thác lâm sản trái phép, hiện nay chỉ đơn thuần trừ tiền công hoặc chấm dứt hợp đồng nên hiệu quả và trách nhiệm bảo vệ rừng chưa cao. Chưa có các chế tài nghiêm minh để xử lý khi hộ gia đình nhận khoán để xảy ra các vụ vi phạm lâm luật.

VI. HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT

1. Thống kê hiện trạng sử dụng đất của đơn vị chủ rừng

Tổng diện tích tự nhiên do Công ty quản lý: 24.744,76 ha được thể hiện chi tiết trong bảng 02 dưới đây.

Bảng 02: Hiện trạng sử dụng đất của Công ty TNHH MTV LN Nam Tây Nguyên

Thứ tự

LOẠI ĐẤT

Diện tích đất năm 2019 (ha)

Tỷ lệ %

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

I

Tổng diện tích đất quản lý

 

24.744,76

100,00

1

Đất nông nghiệp

NNP

24.577,30

99,32

1.1

Đất sản xuất nông nghiệp

SXN

446,76

1,81

1.2

Đất lâm nghiệp

LNP

24.130,54

97,52

1.2.1

Đất rừng sản xuất

RSX

24.130,54

97,52

1.2.1.1

Đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên

RSN

20.784,47

84,00

1.2.1.2

Đất có rừng sản xuất là rừng trồng

RST

965,04

3,90

1.2.1.3

Đất đang được sử dụng để phát triển rừng sản xuất

RSM

2.381,03

9,62

2

Đất phi nông nghiệp

PNN

167,46

0,68

2.2

Đất chuyên dùng

CDG

3,06

0,01

2.2.1

Đất xây dựng trụ sở cơ quan

TSC

3,06

0,01

2.6

Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối

SON

164,4

0,66

(Số liệu quy hoạch sử dụng đất 2019 của Công ty)

2. Phân tích, đánh giá hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lý sử dụng đất

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên là một trong những Công ty lâm nghiệp có quy mô lớn nhất tỉnh Đắk Nông hiện nay. Hiện Công ty được giao quản lý, bảo vệ 24.744,76 ha rừng và đất rừng thuộc khu vực phía Nam tỉnh Đắk Nông. Phần lớn diện tích đất của Công ty là đất nông nghiệp 24.577,30ha chiếm đến 99,32% tổng diện tích chủ yếu gồm 2 loại đó là đất sản xuất nông nghiệp, chiếm 1,81% tổng diện tích và đất lâm nghiệp chiếm 97,52% tổng diện tích. Hiện toàn bộ đất lâm nghiệp do Công ty quản lý đều thuộc đối tượng là đất rừng sản xuất với 24.130,54ha. Trong số này năm 2019 có 20.226,34ha diện tích rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng, diện tích còn lại là những diện tích rừng trồng chưa thành rừng và những diện tích rừng phục hồi sau khai thác đây là những diện tích tiềm năng để phát triển thành rừng trong những năm tới. Diện tích rừng của Công ty quản lý phần lớn là diện tích rừng tự nhiên, rừng trồng chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Đối với đất sản xuất nông nghiệp Công ty hiện quản lý 446,76ha, đây là những diện tích đất được xếp vào đất nông nghiệp khác chủ yếu trồng các cây công nghiệp như điều, mắc ca, cà phê, tiêu,….

Trong diện tích đất lâm nghiệp, diện tích đất đang được sử dụng để phát triển rừng sản xuất là 2.381,03ha, chiếm 9,62% tổng diện tích của Công ty quản lý. Những diện tích đất này là những diện tích đất bị người dân địa phương xâm lấn chưa thu hồi được. Trong những năm tới Công ty sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng thu hồi những diện tích xâm lấn này để phát triển rừng. Trường hợp khó thu hồi Công ty sẽ có các biện pháp quản lý khác như giao khoán cho các hộ dân phát triển nông lâm kết hợp trồng một số cây công nghiệp, cây đa tác dụng như mác ca, cà phê và một số loài cây rừng trên những diện tích này. Do đó đây chính là quỹ đất để Công ty phát triển rừng trong những năm tới.

Tổng diện tích đất phi nông nghiệp do Công ty quản lý chiếm rất nhỏ với tổng diện tích, tương ứng là 167,36ha chiếm tỷ lệ 0,68% tổng diện tích, trong số này có 164,4ha là đất mặt nước, sông, suối chiếm 0,66% những diện tích mặt nước này phân bố đều trong toàn bộ diện tích rừng tự nhiên của lâm phần, còn lại một phần không đáng kể tương đương với 3,06ha là đất chuyên dùng, chiếm 0,01% tổng diện tích do Công ty quản lý.

* Những thuận lợi và khó khăn:

Thuận lợi:

Toàn bộ diện tích đất của Công ty đều nằm trong phạm vi của một xã đó là xã Quảng Trực vì vậy việc phối hợp chặt chẽ giữa Công ty và các lực lượng chức năng cũng như chính quyền địa phương đều hết sức thuận lợi. Bên cạnh đó lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng có trình độ về chuyên môn nghiệp vụ, có năng lực, nhiệt tình trong công việc nên thuận lợi trong công tác quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng.

Khó khăn:

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp do Công ty quản lý, bảo vệ và sử dụng nằm ở phía Nam của tỉnh giáp với Bình Phước và gần với biên giới Camvuchia do vậy có tính nhậy cảm cao. Địa hình của Công ty rộng, chia cắt, đặc biệt khó đi lại vào những tháng mùa mưa do vậy cũng rất khó khăn cho công tác quản lý và bảo vệ cũng như phát triển rừng. Nhiều diện tích rừng và đất rừng gần khu dân cư của xã Quảng Trực nên tình hình xâm lấn trái phép đất lâm nghiệp diễn ra trên diện rộng, do vậy đây là một thách thức lớn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ quản lý sử dụng đất và quản lý bảo vệ rừng. Do vậy khi thực hiện phương án cần tính đến các giải pháp thu hồi đất cũng như các giải pháp giải quyết hiện tượng xâm lấn trái phép đất Công ty như các giải pháp cưỡng chế, các giải pháp giao khoán quản lý bảo vệ đối với các hộ dân không chịu di dời.

VII. HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN RỪNG

1. Hiện trạng diện tích, trạng thái, chất lượng các loại rừng thuộc phạm vi quản lý của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên

Tổng diện tích rừng và đất rừng do Công ty quản lý: 24.744,76ha; chi tiết được cho trong bảng sau:

Bảng 03: Hiện trạng rừng của Công ty TNHH MTV LN Nam Tây Nguyên

STT

Loại đất, loại rừng

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

 

Tổng diện tích

24.744,76

100

I

Diện tích có rừng

21.749,51

87,90

1

Rừng tự nhiên

20.784,47

84,00

1.1

Rừng gỗ lá rộng thường xanh

19.811,10

80,06

1.1.1

Rừng Giàu

502,91

2,03

1.1.2

Rừng Trung bình

16.396,84

66,26

1.1.3

Rừng Nghèo

2.540,46

10,27

1.1.4

Rừng Nghèo Kiệt

264,69

1,07

1.1.5

Rừng phục hồi

106,2

0,43

1.2

Rừng gỗ + tre nứa

496,57

2,01

1.2.1

Rừng hỗn giao gỗ + tre nứa

399,87

1,62

1.2.2

Rừng hỗn giao tre nứa + gỗ

96,7

0,39

1.3

Rừng lồ ô

476,8

1,93

2

Rừng trồng

965,04

3,90

2.1

Rừng trồng thông (2003)

126,12

0,51

2.2

Rừng trồng keo (2015, 2016)

78,95

0,32

2.3

Rừng trồng cao su

123,57

0,50

2.4

Rừng trồng khác (Điều)

135,33

0,55

2.5

Rừng trồng chưa thành rừng (2017-2019)

501,07

2,02

II

Đất không có rừng

2.995,25

12,10

1

Đất trống

2.269,14

9,17

2

Đất trống có cây gỗ tái sinh

111,89

0,45

3

Đất nông nghiệp núi đất

446,76

1,81

4

Đất khác

3,06

0,01

5

Đất sông, suối

164,4

0,66

(Số liệu hiện trạng rừng năm 2019 của Công ty)

Diện tích có rừng của Công ty là 21.749,51ha chiếm 87,90% tổng diện tích quản lý của Công ty, trong đó hầu hết là diện tích rừng tự nhiên chiếm 84,00% gồm 3 kiểu rừng chính đó là kiểu rừng lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới núi thấp, rừng tự nhiên hỗn giao gỗ + tre nứa và rừng lô ô thuần loài. Trong đó kiểu rừng gỗ lá rộng thường xanh chiếm phần lớn diện tích với 19.811,10ha tương đương 80,06%. Đối với trạng thái rừng này phần lớn là rừng trung bình, đây là loại rừng có tác động thấp. Tiếp đến là những diện tích rừng nghèo, kiệt đây là những diện tích rừng đã qua khai thác nhiều lần. Những diện tích rừng giàu chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng vẫn lớn hơn so với những diện tích rừng phục hồi. Những diện tích rừng hỗn giao gỗ + tre nữa và rừng lồ ô chiếm diện tích nhỏ so với tổng diện tích toàn Công ty. Nhìn chung những diện tích rừng tự nhiên của Công ty, sau thời gian đóng cửa rừng đã sinh trưởng và phát triển tốt.

Đối với các diện tích rừng trồng của Công ty phần lớn là trồng thông, keo, và một số rừng mới được trồng trong những năm gần đây. Rừng thông là rừng trồng trước những năm 2003 và đã có những lâm phần thành thục, hoặc các lâm phần keo sinh trưởng có dấu hiện đi xuống cần thay thế dần bằng các loài cây khác. Rừng trồng keo phần lớn là những lâm phần rừng trồng từ năm 2015 và 2016 sinh trưởng và phát triển kém hiệu quả cần phải thay thế dần.

2. Tổng trữ lượng, trữ lượng bình quân các loại rừng

a). Rừng tự nhiên

Bảng 04: Hiện trạng về trữ lượng rừng tự nhiên của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên

Kiểu rừng

Diện tích (ha)

Tổng trữ lượng (m3)

Trữ lượng bình quân/ha (m3)

Rừng gỗ lá rộng thường xanh

19.811,10

2.796.763,99

141,17

Rừng Giàu

502,91

128.242,05

255,00

Rừng Trung bình

16.396,84

2.426.732,32

148,00

Rừng Nghèo

2.540,46

223.560,48

88,00

Rừng Nghèo, Kiệt

264,69

12.175,74

46,00

Rừng phục hồi

106,2

6.053,40

57,00

Rừng hỗn giao gỗ + tre nứa

496,57

25.225,77

50,80

Rừng gỗ + tre, nứa

399,87

21.792,92

54,50

Rừng tre, nứa + gỗ

96,7

3.432,85

35,50

Rừng lồ ô

476,8

3.795.328 (cây)

7960 (cây)

(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2020)

Phần lớn diện tích của Công ty quản lý là rừng tự nhiên kiểu lá rộng thường xanh, trong thời gian tới, diện tích này vẫn được đơn vị quản lý, bảo vệ giữ nguyên hiện trạng do hiện nay nhà nước chưa có chủ trương cho khai thác gỗ ở những diện tích rừng tự nhiên này.

Rừng gỗ lá rộng thường xanh

– Rừng giàu (TXG) có diện tích 502,91ha, tổng trữ lượng là 128.242,05m3, trữ lượng trung bình 255,0m3/ha. Phân bố rải rác trên 25 tiểu khu (1465,1466, 1469,1474, 1475, 1476, 1477, 1478, 1482-1487, 1496 – 1500, 1501-1506, 1510, 1511 và 1520). Đây là những diện tích rừng có trữ lượng lớn, tiềm năng đa dạng sinh học cao, thành phần loài phong phú với nhiều loài cây có giá trị kinh tế cao như: Giổi, Chay, Còng chim, Trâm, Trám, Chò, Bạch tùng vv.….trong những năm tới cần bảo vệ và nuôi dưỡng rừng để đảm bảo mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học, nâng cao giá trị của dịch vụ môi trường rừng và sẵn sàng cho khai thác nếu nhà nước có chủ trương trong tương lai.

– Rừng trung bình (TXB) có diện tích lớn nhất trong tất cả các loại rừng của Công ty quản lý với diện tích 16.396,84ha, trữ lượng trung bình 148,0m3/ha, tổng trữ lượng là 2.426.732,32m3. Trạng thái rừng trung bình phân bố rải đều trên 27 tiểu khu (1459, 1465,1466, 1467, 1469,1474, 1475, 1476, 1477, 1478, 1482-1487, 1488, 1496 – 1500, 1504, 1505, 1506, 1510, 1511 và 1520). Đây là diện tích rừng đã bị tác động ở mức độ thấp, không đáng kể. Điều này cho thấy những diện tích rừng này nếu được quản lý bảo vệ tốt sẽ sớm phát triển thành những diện tích rừng có trữ lượng cao, tăng giá trị diện tích cung ứng môi trường rừng và nâng cao giá trị đa dạng sinh học. Những diện tích rừng này sẽ là những diện tích rừng tiềm năng đưa vào khai thác trong thời gian tới nếu nhà nước có chủ trương.

– Rừng nghèo (TXN), có diện tích là 2.540,46ha, tổng trữ lượng 223.560,48m3. Đây là những diện tích rừng đã qua khai thác nhiều lần trước đây. Diện tích này thường phân bố ở sườn, đỉnh đồi bát úp, ven khe suối, nơi gần đường giao thông và cũng phân bố hầu hết trên các tiểu khu rừng tự nhiên (29 tiểu khu: 1451,1459, 1465,1466, 1467, 1469,1474, 1475, 1476, 1477, 1478, 1482-1488, 1496 – 1500, 1504-1506, 1510-1512 và 1520), trữ lượng rừng bình quân 88 m3/ha. Đây là đối tượng cần phải bảo vệ, nuôi dưỡng tạo cho rừng phục hồi phát triển tốt thành rừng trung bình theo quy luật để nối tiếp nâng cao giá trị sử dụng rừng trong luân kỳ sau.

– Rừng nghèo kiệt (TXK), có diện tích là 264,69ha, tổng trữ lượng 12.175,74m3. Đây là những diện tích rừng đã qua khai thác nhiều lần trước đây. Diện tích này phân bố hầu hết trên các tiểu khu rừng tự nhiên (28 tiểu khu: 1459, 1465, 1466, 1467, 1469,1474, 1475, 1476, 1477, 1478, 1482-1488, 1496 – 1500, 1504-1506, 1510-1512 và 1520), trữ lượng rừng bình quân 46 m3/ha. Đây là đối tượng cần phải bảo vệ, nuôi dưỡng tạo cho rừng phục hồi phát triển tốt thành rừng nghèo, rừng trung bình theo quy luật để nối tiếp nâng cao giá trị sử dụng rừng trong luân kỳ sau.

– Rừng phục hồi (TXP) có diện tích 106,2ha, trữ lượng là 6.053,40m3. Rừng đã có thời gian phục hồi sau khai thác kiệt, hoặc sau nương rẫy hoặc cháy rừng. Trữ lượng bình quân trung bình 57 m3/ha; trạng thái này cũng phân bố rải đều trên các tiểu khu có rừng tự nhiên, tuy nhiên không nhiều bằng các trạng thái khác (20 tiểu khu 14,59, 1466, 1467, 1474, 1475, 1476, 1477, 1478, 1483-1485, 1487, 1488, 1496, 1498 – 1500, 1504, 1505, 1510, và 1520) với các loài cây tiên phong, ưa sáng mọc nhanh, rừng đã bắt đầu tương đối ổn định, đây là đối tượng cần bảo vệ nuôi dưỡng, phòng chống cháy rừng để rừng sinh trưởng phát triển chuyển thành rừng trung bình, rừng giàu cho các luân kỳ sau.

Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa

Tùy thuộc vào tổ thành loài cây ưu thế, rừng hỗn giao gỗ và tre nứa chia thành 2 trạng thái.

– Rừng hỗn giao gỗ + tre nứa, lồ ô (HG1): Chiếm diện tích 399,87ha, Đây là loại rừng thứ sinh sau khai thác kiệt, loại rừng này phân bố ở vùng núi thấp tại các tiểu khu (Tổng 12 tiểu khu: 1474-1476, 1484, 1488, 1498 – 1500, 1504, 1506, 1510, 1520). Tổng trữ lượng 21.792,92m3, bình quân 54,5 m3/ha và vào khoảng 1.720.826cây lồ ô, le, nứa.

– Rừng hỗn giao Tre nứa, lồ ô + gỗ (HG2): Chiếm diện tích 96,7ha, phân bố tại 16 tiểu khu (1459, 1474 – 1476, 1484, 1484, 1488,1498 – 1500, 1504, 1505, 1506, 1510 và 1520). Tổng trữ lượng gỗ: 3.432,85m3, bình quân 35,5 m3/ha; tổng trữ lượng lồ ô, le, tre nứa: 713.305 cây.

Rừng thuần loài lồ ô:

Rừng tre lồ ô nguyên sinh: Đó là các quần thể rừng tự nhiên ổn đinh ưu thế tuyệt đối bởi các loài tre, lồ ô (Bambusa procea), có diện tích 476,8ha; phân bố trên 17 tiểu khu (1459, 1465, 1466, 1469, 1474 – 1476, 1484, 1485, 1487, 1498, 1500, 1504, 1505, 1510, 1511, 1520) Theo thống kê trong rừng tre, nứa (lồ ô) có khoảng trên 3.795.328cây lồ ô, đây cũng là loại rừng thứ sinh sau khai thác kiệt hoặc phục hồi sau nương rẫy bỏ hoang. Loại rừng này phân bố ở vùng thấp, vùng hay làm nương rẫy trước đây.

b). Rừng trồng

Rừng trồng của Công ty hiện có là 965,04ha rừng trồng. Trong đó, rừng trồng Thông là 126,12ha, Keo các loại 78,95ha, Cao su 123,57ha và rừng trồng khác là 135,33ha đây là những rừng trồng Điều.

– Đối với rừng trồng thông trữ lượng bình quân là 145m3/ha đây là những lâm phần thông đã thành thục, đều trên 17 tuổi, tổng trữ lượng rừng vào khoảng 18.287,40m3.

– Đối với rừng trồng keo phần lớn là keo trồng từ năm 2015 và 2016, giống keo kém chất lượng qua thời gian trồng 5 – 6 năm nhưng sinh trưởng và phát triển chưa thực sự tốt lắm, trữ lượng bình quân đạt khoảng 20m3/ha, tổng trữ lượng là 1.579m3.

– Đối với rừng trồng Cao su và rừng trồng Điều không phục vụ mục đích tính toán trữ lượng.

3. Hiện trạng phân bố lâm sản ngoài gỗ

Rừng của Công ty chủ yếu có 3 dạng lâm sản ngoài gỗ chính hiện có khả năng đưa vào khai thác như sau:

Theo số liệu điều tra của nhóm nghiên cứu chuyên do trường Đại học Lâm Nghiệp điều tra năm 2020 cho thấy:

– Cây thuốc: Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Nam Tây nguyên về tài nguyên cây thuốc hiện có 530 loài, 348 chi, 127 họ, 6 ngành (Nấm,Thông đất, Cỏ tháp bút, Dương xỉ, Thông, Ngọc Lan). Các loài này được bắt gặp trên tổng số 11 loại sinh cảnh hiện có từ đất trống đến rừng trồng, đến các trạng thái rừng tự nhiên, trong đó rừng hỗn giao gỗ tre nứa có số lượng loài bắt gặp là cao nhất (39 loài) và đất trống có số lượng loài thấp nhất (6 loài). Căn cứ danh sách những cây dược liệu quý hiếm trong sách đỏ Việt Nam và nghị định số 06/NĐ-CP ngày 22/01/2019 của của Chính Phủ quy định về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, cho thấy trên diện tích của Công ty đã tìm ra được 20 cây dược liệu quý hiếm

Trong tổng số 530 loài dược liệu, dựa vào các tiêu chí như đặc điểm sinh thái, sinh trưởng, giá trị sử dụng, hiện đang khai thác và khả năng gây trông, cho thấy có 34 loài có tiềm năng phát triển. Căn cứ vào những loài dược liệu có tiềm năng phát triển đã chọn ra được 12 loài dược liệu có triển vọng kinh doanh. Nhân trần, An xoa, Chuối rừng là những loài phân bố phổ biến, thường gặp, dễ thu hái, dễ sơ chế và bảo quản. Hiện những loài này đang được thu hái, khai thác từ tự nhiên với số lượng lớn, sử dụng rộng rãi để chế nước uống, có nhiều công dụng và dễ trồng, các sản phẩm dễ tiêu thụ. Các loài như Đẳng sâm, Bổ béo đen, Sâm xuyên đá, Na rừng, Cao cẳng, Gắm mức độ gặp ít, phân bố phân tán, đang bị tìm kiếm khai thác mạnh nên trở nên hiếm gặp, cách khai thác không bền vững (đào lấy rễ) nên trong tự nhiên ngày càng hiếm. Đây là những loài có giá trị kinh tế và giá trị sử dụng cao. Cần ưu tiên khoanh nuôi, bảo vệ kết hợp trồng mới để tạo nguồn dược liệu chế biến thực phẩm chức năng có giá trị. Các loài như Gừng đen, Ngải cau khu phân bố hẹp, ít gặp nhưng cần quan tâm phát triển vì có giá trị sử dụng cao, cần được quan tâm nghiên cứu để vừa kết hợp tận thu khai thác từ tự nghiên kết hợp với gây trồng tập trung.

– Tre nứa: Tổng diện tích rừng hỗn giao tre nứa, gỗ của Công ty hiện có là 496,57ha đây là những diện tích có thể khai thác tre nứa phục vụ cho mục đích kinh doanh của Công ty.

– Lồ ô: Rừng của Công ty có khoảng 476,8ha rừng lồ ô thuần loài; phân bố trên 17 tiểu khu với trữ lượng ước tính vào khoảng 3.795.328 cây. Hiện tại Công ty đã xây dựng xong nhà máy chế biến tăm, nhang và đưa vào sản xuất từ năm 2018, hàng năm đã tiến hành khai thác chủ yếu phục vụ cho nhu cầu sản xuất của xí nghiệp. Trong thời gian tới khi Công ty tiến hành liên doanh liên kết với các doanh nghiệp bên ngoài, mở rộng thị trường tiêu thụ loại sản phẩm này thì đây chính là một trong những sản phẩm lâm sản ngoài gỗ tiềm năng tạo thêm thu nhập cho Công ty, nâng cao đời sống của một bộ phận người lao động thêm vào đó tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương.

Ngoài ra Công ty còn có các loại lâm sản ngoài gỗ người dân vẫn thu hoạch nhưng không nhiều, không mang tính chất hàng hóa đó là các gỗ củi, loại rau rừng, măng rừng, quả rừng, mật ong. Thông của Công ty đã từng thu hoạch nhựa nhưng sản lượng kém không đáng kể. Trong thời gian tới những loại lâm sản ngoài gỗ này sẽ được quản lý bảo vệ nhằm hạn chế tác động xấu khi người dân vào thu hái trong rừng, Công ty không có hướng khai thác và phát triển những sản phẩm này.

Nhận xét:

Tổng diện tích rừng tự nhiên của Công ty rất lớn trải dài trong toàn bộ xã Quảng Trực, địa hình phức tạp, đi lại khó khăn thêm vào đó lực lượng QLBVR mỏng nên việc quản lý bảo vệ rừng, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật như khai thác gỗ và lâm sản, xâm lấn rừng là hết sức khó khăn. Nếu Công ty làm tốt công tác bảo vệ rừng, trong thời gian tới không chỉ hoàn thành mục tiêu phát triển rừng mà trữ lượng rừng cũng được cải thiện song song với nó chính là bảo tồn đa dạng sinh học, đặc biệt là các loài động, thực vật quý hiếm của Công ty.

Do điều kiện dân trí và đặc điểm các dân tộc bản địa khu vực, đây chính là một trong những điểm nóng về tình hình xâm hại rừng lấy đất canh tác nông nghiệp (cụ thể là trồng một số cây công nghiệp cho giá trị kinh tế cao), trong thời gian tới nếu Công ty không giải quyết được những vấn đề tồn đọng trước đây, dung hòa được lợi ích kinh tế của các cộng đồng dân tộc tại chỗ thì việc quản lý bảo vệ rừng là hết sức khó khăn.

Trong giai đoạn hiện tại Công ty rất hạn chế các hình thức khai thác lâm sản trong rừng tự nhiên vì một khi những diện tích này quản lý không tốt sẽ dẫn đến việt chặt phá rừng bừa bãi không kiểm soát được. Công ty sẽ cân nhắc kỹ giữa các lợi ích kinh tế, hiệu quả của các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động vào rừng trước khi đưa ra phương án khai thác cũng như tác động vào rừng.

VIII. HIỆN TRẠNG VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT, CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ĐÃ THỰC HIỆN

1. Thống kê số lượng, diện tích văn phòng, nhà, xưởng, trạm… hiện có của Công ty

+ Trụ sở làm việc của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên nằm trên địa giới hành chính xã Quảng Trực – huyện Tuy Đức – tỉnh Đắk Nông. Trụ sở gồm 4 tòa nhà cấp 4, diện tích xây dựng 550m2, khuôn viên rộng 1ha, trụ sở có đủ các phòng làm việc, hội trường, gara ô tô…..

+ Các trạm QLBVR của Công ty: 08 nhà cấp 4. Ở mỗi trạm Công ty xây dựng 1 nhà cấp 4 làm trụ sở với tổng diện tích khoảng 400m2

+ Xí nghiệp: 01 nhà làm việc cấp 4 với diện tích xây dựng 60m2;

01 dãy nhà xưởng với diện tích xây dựng khoảng 240 m2;

Khuôn viên xí nghiệp và vườn ươm vào khoảng 0,5 ha.

+ Diện tích đất văn phòng đại diện 1028m2 tại huyện Đắk R’lấp

2. Thống kê số lượng phương tiện, thiết bị của Công ty

Các phương tiện thiết bị chủ yếu của Công ty bao gồm:

+ Ô tô: 02 chiếc

+ Xe máy : 14 chiếc

+ Máy định vị GPS: 09 cái

+ Máy tính : 24 bộ (cả máy tính xách tay)

+ Máy in: 10 bộ

+ Máy photo: 01 cái

+ Bình chữa cháy: 6 bình

3. Kết quả các chương trình, dự án đã thực hiện

a). Trồng rừng sản xuất năm 2017

– Tên công trình lâm sinh: Trồng rừng trên diện tích đất trống đồi núi trọc.

– Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Nam Tây Nguyên.

– Hình thức đầu tư: Sử dụng nguồn của công ty

– Địa điểm công trình lâm sinh: Tiểu khu 1465, 1466, 1475, 1483.

– Diện tích đất trồng rừng kinh tế: 10 ha.

– Loài cây: Keo lai.

– Tổng mức đầu tư cho toàn dự án là 1.238.646.272 đồng, chi phí bình quân cho 01 ha 75.251.900 đồng/ha.

– Thời gian đầu tư: 3 năm 2017 – 2019.

b). Phương án sản xuất giống cây nông lâm nghiệp

– Tên phương án: Phương án sản xuất giống cây nông lâm nghiệp

– Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Nam Tây Nguyên.

– Hình thức đầu tư: Đầu tư mới

– Địa điểm: Thôn 5, xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông.

Mục tiêu của phương án

– Cung cấp cây giống cho Công ty trồng dặm rừng trồng năm 2018 là 12 ha.

– Cung cấp cây giống cho Công ty trồng rừng năm 2019 là 60 ha.

– Trồng mô hình trình diễn công nghệ cao tại khuôn viên Xí nghiệp kinh doanh tổng hợp là 3 ha.

– Bán cây giống cho người dân địa phương và các vùng lân cận khác.

– Quy mô của phương án: 51.150 cây cho 7 loài . Trong đó:

+ Macca: 30.000 cây

+ Bơ: 300 cây

+ Sầu riêng: 700 cây

+ Giổi xanh: 10.000 cây

+ Mít: 150 cây

+ Keo lai: 5.000 cây

+ Sao đen: 5.000 cây.

– Thời gian thực hiện: Tháng 08/2018 đến tháng 08/2019.

– Nhu cầu vốn đầu tư cho phương án sản xuất cây giống năm 2019 là 2.454.860.282 đồng.

– Nguồn vốn: Vốn của Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Nam Tây Nguyên.

c). Phương án sản xuất, sơ chế nông lâm sản

– Tên phương án: Phương án sản xuất, sơ chế nông lâm sản

– Chủ đầu tư: Công ty TNHH Một Thành Viên Lâm Nghiệp Nam Tây Nguyên.

– Hình thức đầu tư: Đầu tư mới

– Địa điểm: Thôn 5, xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông.

Mục tiêu của phương án:

– Thu mua và sơ chế cà phê quả tươi: 600 tấn

– Thu mua và sơ chế dược liệu: 120 tấn

– Sản xuất tăm, đũa, tăm nhang từ cây Lồ ô, Nứa: 220 tấn.

– Quy mô và công suất của phương án:

+) Thu mua và sơ chế cà phê quả tươi:

– Công suất: 15 tấn/ngày x 20 ngày/tháng x 2 tháng = 600 tấn.

– Sản lượng cà phê sau khi sấy (phơi) khô: 143 tấn.

+) Thu mua và sơ chế dược liệu:

– Công suất: 15 tấn/ngày x 4 ngày/tháng x 2 tháng = 120 tấn.

– Sản lượng dược liệu sau khi sấy (phơi) khô: 20 tấn.

+) Sản xuất tăm, đũa, tăm nhang từ cây Lồ ô, Nứa:

– Công suất: 4,23 tấn/ngày x 26 ngày/tháng x 2 tháng = 220 tấn.

– Thời gian thực hiện: Tháng 11, 12/2018.

– Nhu cầu vốn đầu tư: Vốn đầu tư cho phương án sản xuất kinh doanh nông lâm sản là 600.000.000 đồng.

– Nguồn vốn: Vốn của Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Nam Tây Nguyên.

d). Sản xuất chế biến Đũa, Tăm, Nhang

– Tên phương án: Sản xuất chế biến Đũa, Tăm, Nhang

– Địa điểm: Xưởng Chế biến Lâm sản, thuộc Xí nghiệp Kinh doanh Tổng hợp, tại bon Bu Sóp – Xã Quảng Trực – Tuy Đức – Đắk Nông

– Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên

– Đơn vị thực hiện: Xí nghiệp Kinh doanh Tổng hợp

– Vốn đầu tư: 1.400.000.000 đồng. Trong đó:

+ Vốn cố định: 410.000.000đ.

+ Vốn lưu động: 990.000.000đ

– Nguồn vốn: Vốn Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên và vốn liên doanh liên kết

– Thời gian thực hiện: Năm 2019 và những năm tiếp theo

e). Nông lâm kết hợp gắn với giao khoán vườn cây theo Nghị định 168 của Chính phủ

* Tên Phương án: Phương án NLKH gắn với giao khoán theo Nghị định 168 CP năm 2018.

– Thuộc dự án: Phương án NLKH gắn với giao khoán theo Nghị định 168 CP;

– Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên;

– Hình thức đầu tư: Đầu tư trồng mới, sử dụng nguồn vốn Công ty, nguồn vốn huy động từ dân và các nguồn vốn hỗ trợ hợp pháp khác

– Địa điểm xây dựng công trình: Tại tiểu khu 1466, 1467, 1474, 1484, 1475, 1498 và 1520. Thuộc địa giới hành chính xã Quảng Trực huyện Tuy Đức tỉnh Đắk Nông;

– Nội dung và qui mô của công trình: Diện tích thiết kế là 98,079 ha trong đó:

– Tổng mức đầu tư của công trình: Tổng mức đầu tư là 13.813.999.000 đồng, trong đó:

+ Chi phí Công ty đầu tự: 2.526.731.000 đồng

+ Chi phí huy động từ hộ dân: 11.287.267.000 đồng

– Loài cây trồng: Cây lâm nghiệp (Mắc ca, Điều, Mít, Muồng đen), Cây ăn quả (Bơ, Sầu riêng) xen cà phê, tiêu.

* Tên phương án: Nông lâm kết hợp gắn với giao khoán vườn cây theo Nghị định 168 của Chính phủ, năm 2019.

– Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên.

– Địa điểm thực hiện: Tiểu khu 1466, 1467, 1459, 1498, 1474, 1520 thuộc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên, xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông.

– Thời gian thực hiện phương án: Tháng 7-8 năm 2019.

– Tổng diện tích xây dựng phương án là 29,17 ha đất chưa có rừng, trong đó:

– Mô hình Nông lâm kết hợp:

* Mô hình thứ nhất: Trồng Mắc ca xen Điều, bố trí mật độ trồng là 278 cây/ha, trong đó: 178 cây Mắc Ca xen 100 cây Điều: Cự ly trồng là 6m x 6m.

* Mô hình thứ hai: Trồng Mắc ca xen Cà phê, bố trí mật độ trồng Mắc ca là 278 cây/ha, khoảng cách trồng 6m x 6m; Trồng Cà phê là 555 cây/ha, khoảng cách trồng 3m x 6m. Một hàng Mắc ca xen một hàng Cà phê.

* Mô hình thứ ba: Trồng Điều xen Cà phê, bố trí mật độ trồng Điều là 208 cây/ha, khoảng cách trồng 6m x 8m; Trồng Cà phê là 416 cây/ha, khoảng cách trồng 3m x 8m. Một hàng Điều xen một hàng Cà phê.

Đối với các diện tích: Điều trồng xen Cà phê, Mắc ca trồng xen Cà phê, Công ty chỉ đầu tư giống cây Điều và cây Mắc ca, còn cây Cà phê trồng xen người dân tự mua giống về trồng.

– Tổng nguồn vốn đầu tư giai đoạn kiến thiết cơ bản: 8.652.611.268 đồng. Trong đó:

+ Nguồn vốn Công ty đầu tư: 714.130.277 đồng

+ Nguồn vốn huy động từ người dân: 7.938.480.991 đồng

f). Trồng rừng trên đất trống năm 2018

– Tên công trình lâm sinh: Trồng rừng kinh tế trên diện đất trống; Thuộc dự án: Trồng rừng sản xuất của Công ty.

– Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Nam Tây Nguyên.

– Hình thức đầu tư: Sử dụng nguồn vốn huy động và các nguồn vốn hợp pháp khác.

– Địa điểm công trình lâm sinh: Lô a khoảnh 4, lô a, b, c, d,e, f, g, h khoảnh 4, lô a khoảnh 5 tiểu khu 1520. Thuộc địa giới hành chính xã Quảng Trực huyện Tuy Đức tỉnh Đắk Nông.

– Diện tích đất trồng rừng kinh tế: 27 ha. Diện tích thực trồng 23,4 ha, diện tích làm đường ranh cản lửa 3,6 ha.

– Loài cây: Điều

– Tổng mức đầu tư cho toàn dự án là 1.550.074.888 đồng, chi phí bình quân cho 01 ha 57.421.292 đồng/ha.

– Thời gian đầu tư: 3 năm 2018 – 2020.

g). Trồng rừng sản xuất năm 2018

– Tên công trình lâm sinh: Trồng rừng kinh tế trên diện tích chuyển đổi sang trồng Cao su; Thuộc dự án: Trồng rừng sản xuất của Công ty.

– Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Nam Tây Nguyên.

– Hình thức đầu tư: Sử dụng nguồn vốn liên doanh liên kết và các nguồn vốn hợp pháp khác.

– Địa điểm: Lô a, b khoảnh 1, lô a khoảnh 3, lô a khoảnh 4, lô a khoảnh 6, lô a, b, c khoảnh 7, lô a khoảnh 8 tiểu khu 1505. Thuộc địa giới hành chính xã Quảng Trực huyện Tuy Đức tỉnh Đắk Nông.

– Loài cây trồng: Điều

– Nội dung và qui mô của công trình: Diện tích đất trồng rừng kinh tế: 56,98 ha. Diện tích thực trồng 52,71 ha, diện tích làm đường ranh cản lửa 4,27 ha.

– Tổng mức đầu tư: Tổng mức đầu tư cho toàn dự án là 3.064.471.384 đồng, chi phí bình quân 53.781.527.

* Tên công trình lâm sinh: Trồng rừng kinh tế trên diện tích chuyển đổi sang trồng Cao su; thuộc dự án trồng rừng sản xuất của công ty.

– Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Nam Tây Nguyên.

– Hình thức đầu tư: Sử dụng nguồn vốn liên doanh liên kết và các nguồn vốn hợp pháp khác.

– Địa điểm: Lô a1 khoảnh 4, lô a1, b1, c1, d1, e1, f1, g1, h1, i1, j1 khoảnh 5, lô a1,b1, c1, d1 khoảnh 6 tiểu khu 1520 (theo bản đồ dự án là khoảnh 7, 9, 10 tiểu khu 1520). Thuộc địa giới hành chính xã Quảng Trực huyện Tuy Đức tỉnh Đắk Nông.

– Loài cây trồng: Điều

– Nội dung và qui mô của công trình: Diện tích đất trồng rừng kinh tế: 107,68 ha. Diện tích thực trồng 98,02 ha, diện tích làm đường ranh cản lửa 9,66 ha.

– Tổng mức đầu tư: 6.407.042.597 đồng, chi phí bình quân cho 01 ha 59.500.767 đồng/ha.

h). Liên kết trồng rừng

– Tên công trình lâm sinh: Trồng rừng kinh tế trên diện đất trống, gắn với xây dựng nhà yến; Thuộc dự án: Trồng rừng sản xuất của Công ty.

– Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Nam Tây Nguyên.

– Hình thức đầu tư: Sử dụng nguồn vốn huy động và các nguồn vốn hợp pháp khác.

– Địa điểm công trình lâm sinh: Lô a, b, c, khoảnh 2 tiểu khu 1476. Thuộc địa giới hành chính xã Quảng Trực huyện Tuy Đức tỉnh Đắk Nông.

– Diện tích đất trồng rừng kinh tế: 27,76 ha. Diện tích thực trồng 26,01 ha, diện tích làm đường ranh cản lửa 1,75 ha.

– Loài cây: Mắc ca, bơ, mít.

– Tổng mức đầu tư cho toàn dự án là 2.384.192.096 đồng, chi phí bình quân cho 01 ha 85.885.882 đồng/ha.

– Thời gian đầu tư: 3 năm 2018 – 2020.

* Tại vị trí này (khoảnh 2 tiểu khu 1476) Năm 2019 Công ty đã liên kết với Hợp tác xã Kim Ngọc xây dựng 01 nhà điều hành dự án kết hợp nuôi thí điểm chim yến với diện tích nhà 160 m2, hiện nay đang ở giai đoạn đầu nên chưa có báo cáo chi tiết về tính hiệu quả.

* Tên công trình lâm sinh: trồng rừng kinh tế tại khu vực tiểu khu 1500, 1504.

– Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Nam Tây Nguyên.

– Hình thức đầu tư: Sử dụng nguồn vốn liên doanh liên kết và các nguồn vốn hợp pháp khác.

– Địa điểm: trồng tại tiểu khu 1500, 1504.

– Loài cây trồng: Điều

– Nội dung và qui mô của công trình: 107ha. Diện tích thực trồng 98,79 ha, diện tích làm đường ranh cản lửa 8,21ha.

– Tổng mức đầu tư: Tổng mức đầu tư cho toàn dự án là 34.633.123.581 đồng.

i). Trồng rừng sau khai thác

– Tên công trình: Hồ sơ thiết kế, dự toán trồng rừng năm 2019

– Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Nam Tây Nguyên.

– Hình thức đầu tư: Đầu tư mới

– Địa điểm xây dựng công trình: Tại tiểu khu 1467, 1459 thuộc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên, xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông.

– Mục tiêu của công trình

Trồng rừng sau khai thác nhằm phủ xanh đất trống đồi núi trọc đảm bảo mật độ che phủ rừng, chống xói mòn, cải tạo môi trường sinh thái, hạn chế thiên tai, biến đổi khí hậu, đồng thời phát triển rừng trồng đa mục đích có hiệu quả kinh tế cao đảm bảo nguồn thu ổn định cho doanh nghiệp.

– Quy mô của công trình: Tổng diện tích thiết kế trồng rừng là 41,45 ha.

+ Diện tích thực trồng là 37,8 ha.

+ Diện tích đường băng là 3,65 ha

– Thời gian thực hiện: Tháng 06/2019 đến tháng 07/2019.

– Nhu cầu vốn đầu tư: Nhu cầu vốn đầu tư là 3,583 tỷ đồng

– Nguồn vốn: Nguồn vốn trồng rừng là nguồn sau khai thác.

k). Trồng rừng trên diện tích đất trống năm 2019

– Tên công trình: Trồng rừng trên diện tích đất trống năm 2019.

– Thuộc dự án: Trồng rừng trên diện tích đất trống

– Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Nam Tây Nguyên.

– Hình thức đầu tư: Đầu tư trồng mới

– Địa điểm xây dựng công trình: Tại tiểu khu 1467, 1474, 1498, 1484, 1520 thuộc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên, xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông.

– Mục tiêu của công trình

Trồng rừng trên diện tích đất trống nhằm phủ xanh diện tích đất bị lấn chiếm, đảm bảo mật độ che phủ rừng, chống xói mòn, cải tạo môi trường sinh thái, hạn chế thiên tai, biến đổi khí hậu.

– Nội dung và quy mô của công trình:

Hiện trạng đất đai: Đất trống không có cây gỗ tái sinh.

Địa điểm: Công trình trồng rừng trên diện tích đất trống tại tiểu khu 1467, 1474, 1498, 1484, 1520 thuộc Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên là phù hợp với quy hoạch 3 loại rừng của UBND tỉnh Đắk Nông.

Quy mô công trình: Tổng diện tích thiết kế trồng rừng là 9,43 ha.

– Tổng mức đầu tư cho toàn dự án là 866.441.413 đồng, chi phí bình quân cho 01 ha 91,881,380 đồng/ha. Trong đó:

a. Chi phí xây dựng: 764.744.660 đồng;

b. Chi phí quản lý: 22.942.340 đồng;

c. Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng: 18.764.205 đồng;

d. Chi phí dự phòng: 41.259.115 đồng;

e. Chi phí khác: 18.731.093 đồng.

– Nguồn vốn: Sử dụng nguồn vốn của Công ty

* Thuận lợi:

Nhìn chung thực trạng cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị của đơn vị tương đối ổn định. Tuy nhiên diện tích rừng của đơn vị quản lý lớn, hệ thống giao thông vào mùa mua lũ bị sạt lở, xói mòn nhiều trong khi đó phương tiện đi lại thì hạn chế, lực lượng đi kiểm tra rừng thường là đi bộ, nhiều vùng không có thông tin liên lạc, mặt khác cán bộ thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng được biên chế ít nên việc quản lý bảo vệ diện tích rừng được giao còn gặp nhiều khó khăn.

* Khó khăn:

– Các trang thiết bị phục vụ cho công tác quản lý bảo vệ rừng còn dừng ở mức tối thiểu và ở mức giới thiệu vì vậy sẽ có hạn chế nhất định trong công tác cập nhật các diễn biến rừng cũng như quản lý bảo vệ rừng.

– Trụ sở của Công ty và các trạm đã được xây dựng, tuy nhiên một số trạm đã bắt đầu xuống cấp cần được tu sửa. Công ty chưa có các chòi canh lửa vì vậy hạn chế trong công tác PCCR.

– Tiền công khoán bảo vệ rừng thấp nên chưa thu hút được đông đảo lực lượng lao động tham gia vào công tác bảo vệ và phát triển rừng.

– Đời sống của người dân tại địa phương còn gặp nhiều khó khăn nên cần các hoạt động liên quan đến sinh kế cho người dân.

– Việc nhận thức của người dân trong khu vực về lợi ích lâu dài từ rừng mang lại còn thấp nên gây khó khăn cho đơn vị trong quản lý bảo vệ rừng.

– Tình trạng lấn chiếm đất rừng để trồng rừng kinh tế vẫn còn là vấn đề bức xúc trên địa bàn.

IX. ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ BẢO VỆ, PHÁT TRIỂN RỪNG, BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC

1. Quản lý rừng tự nhiên

Tổng diện tích Công ty quản lý là: 24.744,76ha trong đó diện tích đất có rừng tự nhiên: 20.784,47ha. Như vậy đây chính là nội dung chính, nhiệm vụ hàng đầu trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Để quản lý diện tích rừng tự nhiên này lực lượng quản lý trực tiếp được phân thành 08 trạm quản lý bảo vệ rừng, từ trạm số 1 đến trạm số 8 được phân bố đều trên toàn bộ lâm phần Công ty quản lý và một đội cơ động QLBVR.

Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên nằm trên địa bàn xã Quảng Trực là một xã biên giới có 04 đồn biên phòng đóng chân trên địa bàn nên Công ty rất thuận lợi trong công tác phối kết hợp tuần tra quản lý bảo vệ rừng, tuyên truyền, vận động người dân không tham gia phá rừng, khai thác vận chuyển lâm sản trái.

Đơn vị có lực lượng quản lý bảo vệ rừng có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, có tinh thần nhiệt huyết với nghề, đáp ứng được nhu cầu ứng dụng công nghệ hiện đại trong quản lý lâm nghiệp như sử dụng thành thạo phần mềm mapInfo, máy định vị GPS nên công tác quản lý bảo vệ rừng chính xác hơn.

Tuy nhiên Quảng Trực là một xã biên giới đời sống của người dân còn rất nhiều khó khăn. Điều kiện sống phụ thuộc chủ yếu vào rừng, nên áp lực đến rừng là rất lớn. Ngoài ra di dân tự do trên địa bàn huyện Tuy Đức nói chung và xã Quảng Trực nói riêng ngày càng tăng nên nhu cầu về đất sản xuất ngày càng nhiều, dẫn đến tình trạng phá rừng làm nương rẫy ngày càng tăng và diễn biến phức tạp.

2. Quản lý rừng trồng

Tổng diện tích rừng trồng các loại của công ty là 965,04ha, chiếm 3,9% tổng diện tích tự nhiên của Công ty. Đây là một trong những nhiệm vụ quan tâm phát triển của công ty trong thời gian thực hiện phương án.

– Rừng trồng Keo, Thông

+ Rừng trồng thông: 126,1 ha, năm trồng 2003, độ tuổi thông trên 17 năm. Trong đó có 31,51ha rừng trồng thông có mật độ thực bì dày, chủ yếu là cỏ cao từ 30-40cm và lá thông, vào mùa khô dễ bắt lửa. Diện tích thông còn lại có thảm thực bì mỏng, chủ yếu là các loại cỏ thường xanh, khó bắt lửa hơn.

+ Rừng trồng Keo các loại: 78,95ha, năm trồng 2015, 2016. Keo có độ tuổi 5 năm và 6 năm. Thực bì chủ yếu là các loại cỏ dễ cháy vào mùa khô, lá keo khô rụng.

+ Rừng cao su tương ứng là 123,57ha

– Rừng trồng khác của Công ty là cây Điều là 125,33ha.

– Đất trồng rừng chưa thành rừng là 501,07ha.

Đối với công tác quản lý rừng trồng hiện tại chủ yếu là quản lý bảo vệ, phòng trừ sâu bệnh hai, phòng chống cháy rừng đặc biệt là đối với các diện tích rừng thông.

3. Công tác bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và sâu bệnh gây hại rừng

Quản lý bảo vệ rừng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc quyết định hiệu quả kinh doanh của Công ty như hiệu quả chu kỳ trồng rừng và đặc biệt là ảnh hưởng trực tiếp đến việc bảo toàn vốn rừng tự nhiên hiện có. Nhận thức được vấn đề này trong những năm qua Công ty đã phối hợp với chính quyền địa phương, xây dựng các chương trình hành động trong công tác quản lý bảo vệ rừng từ huyện đến cấp xã.

+ Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, lồng ghép với các ban, ngành, đoàn thể, chính quyền từ huyện đến cấp xã trong các kỳ họp của Hội đồng nhân dân xã, hội nghị khu dân cư, lấy đơn vị tuyên truyền là các buôn làng. Nội dung tuyên truyền là các quy định của Đảng, Nhà nước về lĩnh vực bảo vệ, phát triển rừng, quy ước bảo vệ rừng trong cộng đồng dân cư, các quy định của Luật đất đai. Vận động người dân tham gia trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng, hạn chế lấn chiếm rừng của Công ty. Thực hiện gắn liền lợi ích của người dân với việc phát triển quỹ rừng, thông qua đó sẽ hạn chế được tới mức thấp nhất tình trạng vi phạm.

+ Phân công nhiệm vụ rõ ràng, gắn quyền lợi và trách nhiệm đối với những người làm công tác quản lý bảo vệ rừng của Công ty.

+ Xây dựng quy chế phối hợp hoạt động giữa công an huyện với Công ty và tăng cường công tác bảo vệ an ninh kinh tế, an ninh trật tự và bảo vệ tài sản nhà nước do Công ty quản lý, phát hiện và đấu tranh các đối tượng trộm cắp và phá hoại.

* Công tác bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng

Phòng chống cháy rừng: trên cơ sở phương án phòng cháy chữa cháy rừng được Chi cục kiểm lâm tỉnh Đắk Nông phê duyệt giai đoạn 5 năm; hàng năm Công ty xây dựng chương trình hành động, phương án phòng chống cháy rừng, phối hợp với chính quyền địa phương thành lập các ban chỉ đạo PCCCR, tổ PCCCR nghĩa vụ ở cơ sở, nơi có rừng trồng của Công ty. Công ty đã ký kết biên bản phối hợp với Công an huyện Tuy Đức, Xã đội xã Quảng Trực. Chỉ đạo các các trạm QLBVR thực hiện các đường băng cản lửa theo đúng thiết kế được phê duyệt. Thực hiện ký giao ước giữa Công ty với chính quyền các xã nơi có rừng trồng của Công ty. Hàng ngày lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng của Công ty kiểm tra tại hiện trường nhất là vào mùa nắng nóng, phân công trực 24/24 giờ, phát hiện kịp thời việc đốt nương làm rẫy của người dân địa phương để có biện pháp phòng ngừa, trách cháy lan vào rừng trồng của Công ty.

Công việc tuần tra QLBVR và PCCCR là nhiệm vụ thường xuyên của các Trạm QLBVR của Công ty, vào thời kỳ cao điểm Lãnh đạo Công ty luôn quán triệt và chỉ đạo trực tiếp trong công tác tăng cường tuần tra, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm, cũng như cảnh báo các nguy cơ cháy rừng có thể xảy ra đặc biệt là tại các khu rừng trồng. Hàng năm Công ty đã thực hiện 02 kế hoạch tuần tra truy quét trên địa bàn xã Quảng Trực trong đó có phối hợp cùng các lực lượng chức năng như xã đội, Công an xã, Công an huyên, đồn biên phòng Đắk Dang.

+ Tình hình cháy rừng: Trong những năm gần đây công tác PCCCR đã được chú trọng, số vụ cháy, cường độ cháy, diện tích và thiệt hại do cháy rừng có xảy ra nhưng không đáng kể. Số liệu thống kê các vụ cháy rừng trong 5 năm trở lại đây không xảy ra vụ cháy rừng nghiêm trọng nào cho cả rừng trồng và rừng tự nhiên. Vào tháng cao điểm nắng nóng (tháng 2, 3, 4, 5) với diện tích khoảng 463,97ha rừng trồng với loài cây trồng chủ yếu là Keo lai, Thông, Cao su và Điều đặc biệt là khu rừng Thông với vật liệu cháy khá lớn, cộng với việc thường xuyên bị tác động bởi hoạt động sản xuất của người dân địa phương do đó nguy cơ xảy ra cháy rừng là rất cao. Những diện tích này đã được lực lượng chuyên trách của Công ty chú trọng và kiểm soát tốt.

+ Lực lượng PCCCR của Công ty có 49 nhân viên chia thành 09 tổ để đảm bảo thực hiện tốt công tác PCCCR trong 6 tháng mùa khô. Ngoài ra Công ty còn hợp đồng tuần tra PCCCR 6 tháng mùa khô với xã đội xã Quảng Trực.

+ Hệ thống đường giao thông: Hệ thống đường giao thông đi lại đã xuyên suốt đến các khu rừng, nên có tác dụng tốt nhiều mặt đối với việc phát triển lâm nghiệp, vừa phục vụ trồng rừng, sản xuất, vừa phục vụ tốt cho công tác PCCCR của đơn vị.

+ Hệ thống nguồn nước phục vụ PCCCR: Tại khu vực trọng điểm cháy có hệ thống nguồn nước tự nhiên từ các khe suối nhỏ, nhưng thường không có nước vào mùa khô, hệ thống ao hồ chứa nước chưa được xây dựng.

* Công tác phòng trừ sâu bệnh hại

Trong công tác phòng trừ sâu bệnh hại rừng, Công ty cử cán bộ có chuyên môn theo dõi tình hình sâu bệnh hại rừng tại diện tích rừng trồng, khi phát hiện cây trồng bị sâu bệnh hại, nguy cơ lan ra thành dịch thì báo cáo Công ty, các cơ quan chức năng có thẩm quyền được biết để có phương án xử lý. Thường xuyên liên hệ với Hạt kiểm lâm, Chi cục Kiểm lâm và Chi cục bảo vệ thực vật để nắm đ­ược các thông tin dự báo về phát sinh, phát triển của sâu bệnh hại rừng nhằm đề ra các biện pháp xử lý kịp thời và phù hợp, không để sâu, bệnh hại lan ra thành dịch.

4. Quản lý lâm sản ngoài gỗ

Trong các diện tích rừng Công ty quản lý, thì các loài lâm sản ngoài gỗ tập trung chủ yếu vào diện tích rừng tự nhiên. Công ty cho phép người dân được phép vào rừng lấy lâm sản ngoài gỗ phục vụ các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống nhu cây rau, hoa quả, cây thuốc.

Năm 2020 Công ty đã tiến hành điều tra đánh giá các loại lâm sản ngoài gỗ chính như tài nguyên cây thuốc về hiện trạng, phân bố và sản lượng để từ đó có kế hoạch, bảo tồn, phát triển và khai thác bền vững. Đối với lâm sản ngoài gỗ là cây lồ ô, Công ty cũng đánh giá tổng trữ lượng và hiện trạng. Căn cứ vào nhu cầu của xí nghiệp sản xuất, nhu cầu của thị trường và tình hình thực tế của các lâm phần, Công ty sẽ đưa ra kế hoạch khai thác gồm có địa điểm khai thác, sản lượng khai thác hàng năm.

Nhìn chung, công tác quản lý lâm sản ngoài gỗ của Công ty là có hiệu quả, các loài xuất hiện các năm trước thì qua giám sát, điều tra các năm sau thì vẫn thấy xuất hiện với sản lượng/khối lượng bằng hoặc cao hơn.

5. Quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học

a) Đa dạng thực vật rừng

Căn cứ vào kết quả điều tra của nhóm chuyên gia thực hiện phương án quản lý rừng bền vững cho Công ty năm 2020, khu hệ thực vật của Công ty được xác định là khệ có tính đa dạng sinh học cao cụ thể như sau:

Hệ thực vật khu vực do Công ty quản lý đã xác định được 4 ngành với tổng số 792 loài thuộc 419 chi và 146 họ. Trong đó, ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta) chiếm ưu thế với 737 loài thuộc 386 chi và 122 họ; tiếp đến ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) với 46 loài, 26 chi, 18 họ và ngành Thông (Pinophyta) với 5 loài, 4 chi, 4 họ và cuối cùng là ngành Thạch tùng (Lycopodiophyta) với với 4 loài, 3 chi, 2 họ. Khu hệ thực vật tại đây được đánh giá là đa dạng về các taxon bậc ngành, lớp, họ, chi. Trong ngành Ngọc Lan (Magnoliophyta) thì lớp Ngọc Lan (Magnoliopsida) chiếm ưu thế. Tỷ trọng giữa lớp Ngọc lan và lớp Loa kèn (Liliopsida) lần lượt là 6,18 đối với số loài; 4,36 đối với số chi và 4,05 đối với số họ.

Đối với hình thức đa dạng taxon bậc dưới ngành cho thấy mười họ đa dạng nhất của hệ thực vật Khu vực nghiên cứu chiếm tỷ lệ 34,72% tổng số loài của toàn khu vực, bao gồm: Họ Lan (Orchidaceae); họ Cúc (Compositae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Dâu tằm (Moraceae), họ Thầu dầu (Euphorbiaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Cỏ (Poaceae), họ Long não (Lauraceae), họ Vang (Caesalpiniaceae) và họ Tếch (Verbenaceae). Mười chi đa dạng nhất chiếm 2,39% tổng số chi và 11,36% tổng số loài (90 loài) của cả khu vực. Trong đó chi đa dạng nhất là Ficus với 21 loài, tiếp theo là các chi Syzygium, Bulbophyllum, Dendrobium, Zingiber, Cinnamomuum, Rubus có từ 7-11 loài; các chi còn lại Crotalaria, Diospyros, Elaeocarpus đều có 6 loài.

Về ý nghĩa bảo tồn của hệ thực vật rừng tự nhiên Công ty TNHH Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên cho thấy khu hệ thực vật khu vực nghiên cứu được đánh giá là đa dạng về giá trị tài nguyên thực vật rừng, có thể được sử dụng vào 15 nhóm công dụng khác nhau đó là Nhóm cây cho gỗ (LGO), nhóm cây làm thuốc (THU), nhóm cây được dùng làm cảnh và cây bóng mát (CAN), nhóm cây cho rau ăn (AND), nhóm cây cho quả ăn được (ANQ), nhóm cây cho nhựa (CNH), nhóm cây cho tinh dầu (CTD), nhóm cây cho sợi (SOI), nhóm cây cho ta nanh (TAN), nhóm cây ăn được (AND) cho tinh bột và làm thực phẩm (TB-TP), nhóm cây cho màu nhuộm (NHU), nhóm cây cho dầu béo (CDB), nhóm cây cho nguyên liệu đan lát (DTC) và lợp nhà (XAY), nhóm cây ăn được (AND) làm đồ uống và gia vị (Nu-Gv), và nhóm cây có chất độc (DOC).

b) Đa dạng động vật rừng

Căn cứ vào kết quả điều tra của nhóm chuyên gia thực hiện phương án quản lý rừng bền vững cho Công ty năm 2020 cho kết quả như sau:

* Động vật rừng

Trên địa bàn Công ty quản lý đã ghi nhận được 48 loài thú thuộc 23 họ và 9 bộ. Trong đó; có 21 loài thuộc diện nguy cấp, quý, hiếm là: Cầy bay, Cu li nhỏ, Khỉ cộc, Khỉ đuôi dài, Khỉ đuôi lợn, Chà vá chân đen, Beo lửa, Mèo rừng, Gấu chó, Cầy giông, Cầy hương, Cầy vòi đốm, Cầy vòi mốc, Cầy móc cua, Cầy lỏn tranh, Rái cá vuốt bé, Rái cá thường, Bò tót, Trút, Sóc đen và Sóc bay trâu.

Về đa dạng chim, trên địa bàn Công ty đã ghi nhận được 121 loài chim thuộc 45 họ và 14 bộ. Trong đó; có 21 loài thuộc diện nguy cấp, quý, hiếm là: Gà so cổ hung, Gà so ngực vàng, Gà lôi hông tía, Gà lôi trắng, Gà tiền mặt đỏ, Cắt lưng hung, Cắt nhỏ họng trắng, Cắt nhỏ bụng trắng, Diều lửa, Diều hoa miến điện, Diều núi, Cú lợn lưng xám, Cú mèo khoang cổ, Cú vọ, Hồng hoàng, Cao cát bụng trắng, Vẹt ngực đỏ, Đuôi cụt bụng vằn, Khướu đầu trắng, Khướu khoang cổ và Yểng.

Đối với các loài bò sát đã ghi nhận được 25 loài bò sát thuộc 10 họ, 1 bộ và 10 loài ếch nhái thuộc 4 họ, 1 bộ. Trong đó; có 12 loài thuộc diện nguy cấp, quý, hiếm là: Tắc kè, Rồng đất, Kỳ đà vân, Kỳ đà hoa, Trăn đất, Trăn gấm, Rắn sọc dưa, Rắn ráo thường, Rắn ráo trâu, Rắn cạp nong, Rắn hổ mang xiêm và Rắn hổ mang chúa.

Công tác quản lý bảo vệ hệ động vật hoang dã đã xác định được 6 mối đe doạ đến đa dạng sinh học động vật hoang dã tại rừng Công ty Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên đó là: Săn bắt động vật hoang dã; cháy rừng, xây dựng đường giao thông đi qua khu rừng, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản quá mức; chăn thả gia súc- gia cầm tự do. Trong đó; lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản quá mức, và săn bắt động vật hoang dã là ba mối đe doạ nghiêm trọng hơn cả. Ngoài ra, đã sơ bộ xác định các điểm nóng trong bảo tồn đa dạng sinh học tại rừng Công ty Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên.

* Côn trùng rừng

Từ kết quả điều tra thực địa kết hợp với tham khảo các tài liệu điều tra trước đây, phóng vấn người dân địa phương, kết quả cho thấy tổng số gồm 184 loài côn trùng thuộc 135 giống, 59 họ của 11 bộ tại khu vực trên địa bàn do Công ty Lâm Nghiệp Nam Tây Nguyên phụ trách (phụ lục 8b). Tại khu vực của Công ty chỉ có 1 họ có số lượng loài ở mức đa dạng cao (>15 loài) thuộc họ Nymphalidae bộ Lepidoptera có 32 loài, mức đa dạng khá có 2 họ Papionidae và họ Pieridae thuộc bộ cánh vẩy Lepidoptera đều có 13 loài, họ Scarabaeidae bộ Coleoptera có 12 loài. Số họ có số lượng loài ở mức trung bình có 6 họ. Phần lớn các họ nghèo về thành phần loài: có 49 họ có số lượng loài ở mức thấp (< 5 loài).

Đối với sinh cảnh rừng gỗ lá rộng thường xanh giàu có số lượng loài lớn nhất với 125 loài, 50 họ chiếm tỷ lệ 67,93% tổng số loài côn trung thu được tại khu vực nghiên cứu, tiếp theo là sinh cảnh rừng gỗ lá rộng thường xanh trung bình có 97 loài, 40 họ chiếm 52,72%, sinh cảnh rừng trồng thông, keo có 89 loài, 40 họ chiếm 48,37%, sinh cảnh Rừng thứ sinh phục hồi có 87 loài, 40 họ chiếm 47,28%, sinh cảnh rừng gỗ lá rộng thường xanh nghèo kiệt có 86 loài, 40 họ chiếm 46,74%, sinh cảnh rừng hỗn giao gỗ, tre nứa có 84 loài, 40 họ chiếm 45,65%, sinh cảnh nương rẫy, khu dân cư có 70 loài, 40 họ chiếm 38,04%, sinh cảnh rừng lô ô có 67 loài, 34 họ chiếm 36,41%, thấp nhất là sinh cảnh đất không có rừng, cây bụi có 60 loài, 30 họ chiếm 32,61% tổng số loài côn trùng. Các loài côn trùng thuộc họ Bướm cải Pieridae, bướm đốm Danaidae thường gặp nhiều ở sinh cảnh ruộng nương, khu dân cư và hệ sinh thái không có rừng cây bụi, những khoảng trống trong rừng. Tại khu vực đi từ trạm QLBVR số 1 đi số 2, số 2 đi dốc Mây, từ Công ty đi trạm bảo vệ rừng số 5, số 6 vào những lúc nắng nóng bắt gặp nhiều đàn bướm tập trung ở các các bãi đất ẩm, các khoảng trống.

Các loài côn trùng thuộc họ Bướm rừng (Amathusiidae) thường gặp chủ yếu trong những nơi cây cối rậm rạp: Loài Thaumantis diores và loài Faunis aerope thường tập trung nhiều ở những khu rừng rậm có nhiều cây gỗ lớn, thường đậu trên các tảng đá nhô lên trong rừng, đôi khi còn bắt gặp chúng ở hệ sinh thái có cây cao và rậm rạp, thậm chí còn gặp cả trong những khu rừng rậm có tre nứa.

Sinh cảnh ruộng nương, khu dân cư có khu hệ côn trùng hỗn giao giữa đồng cỏ và nương rẫy, có các loài côn trùng đặc trưng cho sinh cảnh này: Các loài chuồn chuồn Orthetrum sabina, Neurothemis tulia (Libellulidae); các loài Bọ xít: Acanthsapis cincticrus (Reduviidae), Spilostethus hospes (Lygaeidae); các loài Bọ rùa: Brumoides lineatus, Coccinella quinquepunctata (Coccinellidae); Các loài bướm thuộc họ Bướm đốm (Danaidae): Danaus genutia, Euploea core, Euploea mulciber.

Sinh cảnh rừng thứ sinh phục hồi do chăm sóc, trồng, bảo vệ của con người thường gặp các loài: Ve sầu Cryptotympana holsti (Cicadidae), các loài Apriona sp. (Cerambycidae), Coccinella septempunctata (Coccinellidae), các loài thuộc chi Anomala spp, Holotrichia spp, chi Mimela spp (Scarabaeidae).

Các loài côn trùng đặc trưng cho sinh cảnh khu dân cư, nương rẫy gồm phần lớn các loài gây hại cho thực vật, chúng bao gồm các loài cào cào, châu chấu (Acrididae), các loài bọ rùa họ Coccinellidae, các loài bọ xít thuộc Họ Bọ xít mép (Coreidae), họ Bọ xít dài (Lygaeidae), họ Bọ xít vải (Pentatomidae). Một số loài như: Aspidimorpha spp., Aulacophora spp., Aplosonyx spp., Lilioceris spp. thuộc họ Ánh kim (Chrysomelidae) cũng thỉnh thoảng bắt gặp ở kiểu rừng này. Các loài dế thuộc họ Dế mèn (Gryllidae) (Brachytrupes portentosus, Gryllus testaceus), và họ Dế dũi (Gryllotalpidae) (Gryllotalpa orientalis), hầu như chỉ thấy xuất hiện ở khu vực này. Song song tồn tại cùng với những loài côn trùng gây hại trên thì ở đây là nơi trú ngụ của rất nhiều loài côn trùng ký sinh ăn thịt, trong đó đáng chú ý là các loài thuộc họ Bọ ngựa (Mantidea) (Statilia maculata, Mantis religiosa), các loài thuộc họ Hổ trùng Cicindelidae (Cicindela aurulenta, Cicindela specularis, các loài bọ rùa: Brumoides lineatus, Coccinella quinquepunctata, Rodolia pumila (họ Coccinellidae), loài Bọ xít ăn sâu Acanthsapis cincticrus (Reduviidae), các loài thuộc họ Ong cự Ichneumonidae (Acropimpla leucostoma, Enicospilus nigronotatus) họ Ong vàng Vespidae (Vespa sp.), Họ Ruồi ký sinh Tachinidae (Exorista sp.)…, họ Muỗi Culicidae (Culex sp.) cũng thường hay bắt gặp ở khu vực này. Đặc biệt khu dân cư, cây trồng nông nghiệp là nơi chăn thả rông của nhiều loài gia súc nên xuất hiện các loài côn trùng phân huỷ chất thải động vật gồm: Onthophagus funebris, Holotrichia sauteri, Meladera spp thuộc họ Scarabaeidae. Do đặc điểm khu dân cư, cây trồng nông nghiệp có nhiều loài cây ăn quả có hoa nên đã thu hút được nhiều loài ong, bướm đến hút mật, tiêu biểu là các loài ong thuộc họ Ong mật (Apidae) (Apis cerana, Apis dorsata. Apis florea), các loài bướm thuộc họ Bướm cải (Pieridae), Bướm đốm (Danaidae).

Các loài kiến (Formicidae), gặp ở tất cả các sinh cảnh: Từ Rừng gỗ lá rộng thường xanh giàu đến ruộng nương, đất không có rừng.

c) Cứu hộ, phát triển sinh vật

Động thực vật hoang dã trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng và đặc biệt là khu vực hệ sinh thái rừng thuộc khu vực Công ty quản lý có nhiều loài đã và đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Thực tế từ công tác quản lý trên địa bàn cho thấy có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên như: môi trường bị tác động, nạn săn bắt và khai thác trái phép, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản quá mức, chăn thả gia súc- gia cầm tự do,… Vì vậy việc cứu hộ, bảo tồn và phát triển các loài sinh vật là việc làm rất cần thiết và có ý nghĩa sống còn trong công tác quản lý bảo tồn đa dạng sinh học.

Rừng tự nhiên thuộc khu vực Công ty quản lý là cánh rừng thứ sinh lớn nhất, nhì của tỉnh Đắk Nông, tiếp giáp với Vườn Quốc gia Bù Gia Mập. Đây là lá phổi xanh của cả khu vực Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, là nguồn cung cấp nước cho nhiều nhà máy thủy điện như Thác Mơ, Đồng Nai, ….. Đa dạng sinh học ở Công ty Nam Tây nguyên được đánh giá rất cao và có nhiều điểm tương đồng với Vườn Quốc gia Bù Gia Mập. Ðây còn là nơi cư trú của các loài động vật hoang dã, trong đó có nhiều loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam như Gấu chó, Báo gấm, Sói lửa, Bò tót, Bò rừng, Gà tiền mặt đỏ, Gấu ngựa, Chà và chân đen… Thời gian qua, mặc dù việc vào rừng săn bắt và khai thác gỗ đã bị cấm hoàn toàn, song nhiều người dân ở xung quanh và các nơi khác vẫn tìm mọi cách xâm nhập để săn bắt các loài động vật, khai thác các loài hoa lan. Hàng năm, các trạm QLBVR và lực lượng chức năng đã thu giữ được số lượng lớn động vật hoang dã bị bẫy bắt. Nhiều cá thể động vật bị thương, không thể sinh tồn trong điều kiện tự nhiên. Có những con thú bị bắt và nuôi nhốt từ nhỏ nên mất hoàn toàn bản năng hoang dã. Chúng bị tước đi cuộc sống tự do, bị nuôi nhốt trong chuồng chật trội và hoàn toàn không tự kiếm ăn được trong môi trường tự nhiên.

Do tính chất đặc thủ của Công ty là đơn vị sản xuất kinh doanh về lĩnh vực lâm nghiệp, trước tình hình đó, Lãnh đạo Công ty đã xác định các biện pháp quản lý ngăn chặn là ưu tiên hàng đầu và là số một, trường hợp thu giữ được các động vật hoang dã, công tác cứu hộ các loài động vật hoang dã thu giữ được có thể sẽ gửi sang các đơn vị lân cận có điều kiện sinh thái tương đồng như Vườn quốc gia Bù Gia Mập, nơi có sẵn các diện tích chuồng trại và đảm bảo đủ năng lực.

d) Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; những loài đặc hữu

Khu hệ thực vật của Công ty đã ghi nhận có phân bố của 138 loài thực vật quý hiếm. Trong đó có 22 loài thực vật được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam, 75 loài được xếp trong Nghị định 06/2019/NĐ-CP và 57 loài được xếp trong Danh lục đỏ thế giới IUCN 2020 (Ver.2019-3) có 1 loài đang nguy cấp (EN) là Cà te (Afzelia xylocarpa), 1 loài sẽ nguy cấp (VU) là Đỏ ngọn (Cratoxylum pruniflorum), còn lại hầu hết các loài thuộc phân hạng không đáng lo ngại (LC) cần được ưu tiên bảo tồn và phát triển (chi tiết xem mẫu số 07 – phần phụ lục). Các loài cây này chủ yếu phân bố ở các tiểu khu như 1465, 1469, 1477, 1478, 1475, 1482, 1483, 1484 và 1498.

Khu hệ động vật của Công ty qua điều tra, đánh giá về đa dạng sinh học các loài động vật rừng thuộc địa bàn Công ty quản lý cho thấy hiện trạng quần thể của 54 loài động vật nguy cấp, quý, hiếm (gồm 21 loài thú, 21 loài chim và 12 loài bò sát). Các loài này phân bố ở các khu vực sau: Khu vực 1 (gồm các tiểu khu 1469, 1482 và 1485) chắc chắn có mặt của 10 loài quý hiếm là: Khỉ cộc, Sóc đen, Cắt lưng hung, Cú mèo khoang cổ, Cú vọ, Đuôi cụt bụng vằn, Khướu đầu trắng, Rắn sọc dưa, Rắn ráo thường và Rắn ráo trâu. Khu vực 2 (gồm các tiểu khu 1465, 1466, 1477, 1478 và khoảnh 1,2,3,4 của tiểu khu 1486) chắc chắn có mặt của 9 loài quý hiếm là: Cu li nhỏ, Khỉ cộc, Cầy giông, Cầy móc cua, Cắt lưng hung, Diều núi, Cú mèo khoang cổ, Khướu đầu trắng và Rồng đất. Khu vực 3 (gồm các tiểu khu 1476, 1483, khoảnh 1,2,3 của tiểu khu 1496, khoảnh 1,2 của tiểu khu 1497) chắc chắn có mặt của 4 loài quý hiếm là: Khỉ cộc, Mèo rừng, Cầy vòi mốc và trăn gấm. Khu vực 4 (gồm các tiểu khu 1467, 1474, 1484, 1475) chắc chắn có mặt của 3 loài quý hiếm là Khỉ đuôi dài, Diều hoa miến điện và Yểng. Khu vực 5 (gồm các tiểu khu 1487, 1498, 1511, 1505) chắc chắn có mặt của 1 loài quý hiếm là: Cao cát bụng trắng. Khu vực 6 (gồm tiểu khu 1510, khoảnh 3,4,5,6 của tiểu khu 1497, khoảnh 4 của tiểu khu 1496) chắc chắn có mặt của 1 loài quý hiếm là: Khướu đầu trắng. Khu vực 7 (gồm các tiểu khu 1520, 1500, 1504 và khoảnh 5,6 của tiểu khu 1486) chắc chắn có mặt của 2 loài quý hiếm là: Rái cá vuốt bé và Khướu đầu trắng (chi tiết xem mẫu số 09a – phần phụ lục).

Về côn trùng, tập hợp các mẫu vật thu được cũng như quan sát trên các điểm điều tra, trong 184 loài côn trùng đã điều tra, phát hiện tại khu vực Nam Tây Nguyên, có 1 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam năm 2007 và trong phụ lục IIB của Nghị Định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/03/2006 của Chính phủ trong phụ lục IIB của Nghị định 06. Đây là loài Bướm phượng cánh chim, loài bướm này có đặc điểm di chuyển nhanh và tương đối cao. Loài Bướm phượng cánh chim (Troides sp.) được bắt gặp tại khu vực gần trạm bảo vệ rừng số 2 gần khu tiếp giáp VQG Bù Gia Mập (chi tiết xem mẫu số 09b – phần phụ lục).

6. Công tác quản lý, xử lý vi phạm pháp luật về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, bảo tồn đa dạng sinh học

– Lực l­ượng bảo vệ rừng chuyên trách phối hợp với các ngành chức năng, chính quyền địa ph­ương xã có rừng tăng cư­ờng công tác tuần tra kiểm soát kể cả ngày nghỉ lễ, tết, thứ bảy, chủ nhật và ban đêm nhằm phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi xâm hại rừng.

– Thư­ờng xuyên thông tin, phối hợp chặt chẽ với lực lượng Kiểm lâm và các cơ quan chức năng của huyện Tuy Đức, các đơn vị tiếp giáp với rừng của Công ty trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng để đ­ược hư­ớng dẫn hỗ trợ xử lý kịp thời các vụ vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng.

– Phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức truy quét, đẩy, đuổi các đối tượng khai thác gỗ trái phép ra khỏi rừng, khai thác phong lan, săn bắt động vật trái phép.

– Chỉ đạo các Trạm quản lý bảo vệ rừng xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý bảo vệ rừng phù hợp với tình hình thực tế trên địa bàn Trạm quản lý.

– Công ty th­ường xuyên tổ chức kiểm tra công tác bảo vệ rừng của các Trạm quản lý bảo vệ rừng.

Bảng 05: Thống kê kết quả xử lý vi phạm pháp luật về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2017 – 2019 trên địa bàn Công ty

TT

Hạng mục

ĐVT

Năm

2017

2018

2019

1

Khai thác

       

 

Số vụ

vụ

 

11

12

 

Khối lượng

m3

 

37,2

29,5

2

Lấn chiếm

       

 

Số vụ

vụ

 9

37 

30 

 

Diện tích

ha

 14,357

24,036 

17,81 

3

Phá rừng

       

 

Số vụ

vụ

18 

14

13 

 

Diện tích

ha

7,6 

 3,73

 3,38 

(Nguồn: Hạt kiểm lâm huyện Tuy Đức )

Qua bảng trên cho thấy vẫn còn hiện tượng vi phạm pháp luật về QLBVR cụ thể đó là khai thác trái phép gỗ rừng, số vụ vi phạm được xử lý có xu hướng tăng lên nhưng không quá biến động. Như vậy trên địa bàn Công ty quản lý tình hình lẫn chiếm đất rừng vẫn là vấn đề nhức nhối trong khu vực tuy số vụ vi phạm có xu hướng giảm nhưng diện tích bị xâm lấn vẫn tương đối lớn.

* Nhận xét:

Thuận lợi:

+ Đơn vị đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở ngành cấp tỉnh, UBND huyện Tuy Đức, UBND xã Quảng Trực đã hỗ trợ nhiều mặt, đặc biệt là sự đôn đốc, kiểm tra công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của đơn vị, phối kết hợp, sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ, nhân viên trong đơn vị và sự đồng tình ủng hộ của đông đảo quần chúng nhân dân.

+ Thông qua công tác tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân tham gia bảo vệ và phát triển rừng, đông đảo người dân đã có nhận thức đúng về tầm quan trọng của rừng, sự đồng tình ủng hộ cao trong thực hiện công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của đơn vị.

+ Lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách có chuyên môn nghiệp vụ, nắm rõ được địa bàn mình quản lý, các khu vực thường xảy ra việc khai thác lâm sản trái phép, lấn chiếm đất rừng, các khu vực trọng điểm có thể xảy ra cháy rừng, đây là lực lượng nòng cốt trong công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng.

Khó khăn:

+ Địa bàn quản lý rộng chủ yếu nằm ở vùng sâu vùng xa, vùng biên giới giáp ranh với nước bạn, địa hình rừng núi hiểm trở, giao thông liên lạc khó khăn đặc biệt là vào các tháng mùa mưa.

+ Phư­­­ơng tiện và công cụ phục vụ công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng, PCCCR còn nhiều thiếu thốn, chủ yếu dập cháy bằng phương pháp thủ công khi có cháy rừng xảy ra.

+ Áp lực nhu cầu sử dụng đất trồng các cây công nghiệp, cây lâm nghiệp và gỗ của đồng bào trên địa bàn rất lớn nên nguy cơ xâm hại rừng và lấn chiếm đất rừng thư­­­ờng xuyên xảy ra.

+ Thị trường tiêu thụ các sản phẩm như động vật hoang dã, gỗ rừng tự nhiên, các loài lan rừng,… là rất lớn vì vậy nguy cơ của các hoạt động này trên địa bàn rất cao, thường xuyên xảy ra.

+ Lực l­­­ượng bảo vệ rừng chuyên trách quá mỏng so với yêu cầu của thực tế, thu nhập ch­ưa thoả đáng, trang thiết bị phục vụ công tác còn nhiều thiếu thốn.

+ Việc thực hiện các chư­­­ơng trình dự án gặp nhiều khó khăn do hiện trường xa, độ dốc lớn, thời tiết diễn biến bất thư­­­ờng.

IX-C. KẾT QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CHỦ RỪNG TRONG BA NĂM LIÊN TIẾP LIỀN KỀ

Nhận xét: Trong giai đoạn 2017 – 2019, hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị cũng có nhiều thuận lợi đó là tranh thủ nguồn vốn ngân sách trung ương hỗ trợ thông qua kinh phí bảo vệ rừng theo Đề án 2242/QĐ-TTg của Chính phủ. Phần lớn doanh thu chính của đơn vị chủ yếu là từ tiền cung cấp dịch vụ môi rừng và các hoạt động khác. Mặc dù có điều chỉnh giá dịch vụ môi trường rừng của rừng ở lưu vực sông Đồng Nai, nhưng nhìn chung doanh thu của Công ty ngày càng tăng. Điều này thể hiện, ngoài nguồn thu từ dịch vụ môi trường rừng, đơn vị cũng đã chủ động các hoạt động kinh doanh tổng hợp, dịch vụ để tạo thêm nguồn thu cho Công ty. Nhìn chung qua các năm Công ty đều có lợi nhuận sau thuế doanh nghiệp, trung bình của 3 năm là hơn 2,7 tỷ đồng.

Bảng 06: Kết quả sản xuất kinh doanh của chủ rừng giai đoạn 2017 – 2019

Đơn vị tính: đồng

Chỉ tiêu

Thuyết minh

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Trung bình 3 năm

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

1

VI.01

14.795.580,45

16.296.227,73

21.403.545,84

17.498.451,34

2. Các khoản giảm trừ doanh thu

2

         

3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10 = 01 – 02)

10

 

14.795.580,45

16.296.227,73

21.403.545,84

17.498.451,34

4. Giá vốn hàng bán

11

VI.02

5.321.691,96

8.658.835,63

11.779.479,84

8.586.669,14

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20 = 10 – 11)

20

 

9.473.888,48

7.637.392,10

9.624.066,00

8.911.782,19

6. Doanh thu hoạt động tài chính

21

VI.03

260,83

6,88

 

89,24

7. Chi phí tài chính

22

   

64,00

 

21,33

– Trong đó: Chi phí lãi vay

23

         

8. Chi phí bán hàng

24

VI.04

       

9. Chi phí quản lý doanh nghiệp

25

VI.05

3.780.389,22

6.158.325,56

6.424.326,77

5.454.347,18

10 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh {30 = 20 + (21 – 22) – (24 + 25)}

30

 

5.693.760,10

1.421.964,56

3.199.739,22

3.438.487,96

11. Thu nhập khác

31

 

94.854,35

65.302,38

203.801,87

121.319,53

12. Chi phí khác

32

 

47.002,35

109.045,42

116.722,65

90.923,47

13. Lợi nhuận khác (40 = 31 – 32)

40

 

47.852,01

43.743,04

87.079,22

59.558,09

14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40)

50

 

5.741.612,11

1.378.221,52

3.286.818,45

3.468.884,02

15. Chi phí thuế TNDN hiện hành

51

VI.06

1.148.322,42

275.644,30

657.363,69

693.776,80

16. Chi phí thuế TNDN hoàn lại

52

         

17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60 = 50 – 51 – 52)

60

 

4.593.289,69

1.102.577,22

2.629.454,76

2.775.107,22

(Nguồn: Số liệu báo cáo tài chính các năm 2017, 2018 và 2019 của Công ty)

Tuy nhiên trong giai đoạn tới để chủ động cho phát triển ổn định và bền vững, Công ty có các dự định phát triển như phát triển du lịch sinh thái, xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển vốn rừng,.. cần phải có một lượng vốn nhất định, nguồn vốn này không phải chỉ dựa vào tiền dịch vụ môi trường rừng mà cần phải huy động nhiều nguồn vốn khác nhau như vốn liên doanh liên kết với các đơn vị và vốn xã hội hóa huy động từ dân.

Chương 3: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ HIỆU QUẢ PHƯƠNG ÁN

I. MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI QUẢN LÝ RỪNG BỀN VỮNG

Phương án quản lý rừng bền vững của Công ty được thực hiện dựa trên các nguyên tắc quản lý rừng bền vững của Việt Nam ban hành kèm theo thông tư 38/2014/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 11 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT nay được thay thế bởi thông tư số 28/2018/TT-BNN-PTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp & PTNT quy định về quản lý rừng bền vững. Về mục tiêu môi trương, Công ty thực hiện quản lý rừng bền vững toàn bộ diện tích lâm phần thể hiện thông qua các hoạt động QLBVR và phát triển rừng theo đúng quy định của pháp luật. Hoạt động quản lý, sản xuất kinh doanh sẽ được tổ chức sao cho các sản phẩm dịch vụ từ rừng được đưa vào khai thác và sử dụng không ảnh hưởng đến việc duy trì da dạng sinh học, tính hiệu quả, khả năng tái tạo của rừng, từ đó nhằm thực hiện các chức năng sinh thái, kinh tế và xã hội tại địa phương, trên phạm vị quốc gia và toàn cầu trong giai đoạn hiện tại và tương lai mà không làm ảnh hưởng đến các hệ sinh thái khác. Tuy nhiên là một doanh nghiệp, lĩnh vực kinh doanh không thể có những mục tiêu cụ thể cứng nhắc như đối với các mục tiêu môi trường dài hạn mà nó phụ thuộc vào các cơ hội như yếu tố thị trường, nguồn lực và các yếu tố cơ hội. Do vậy Công ty sẽ xây dựng kế hoạch cụ thể riêng biệt theo những chương trình, kế hoạch ngắn hạn, trung hạn và quyết định theo thẩm quyền của Chủ tịch Công ty hoặc xin ý kiến chủ sở hữu.

1. Mục tiêu chung

Phương án được xây dựng nhằm mục tiêu quản lý rừng của Công ty theo kế hoạch một cách bền vững trên cả 3 mặt kinh tế – kỹ thuật, xã hội và môi trường sinh thái.

– Quản lý bảo vệ và phát triển bền vững có hiệu quả toàn bộ diện tích rừng và đất lâm nghiệp do Công ty quản lý nhằm bảo vệ và điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hòa khí hậu, đảm bảo cân bằng sinh thái, đa dạng sinh học, tạo ra hệ thực vật rừng có kết cấu tiến tới bền vững.

– Tăng giá trị từ các hoạt động sản xuất lâm nghiệp, phát triển các hoạt động kinh doanh tổng hợp, các hoạt động chế biến lâm sản nhằm tăng doanh thu cho Công ty, ổn định thu nhập cho cán bộ công nhân viên Công ty, đồng thời nâng cao đời sống các hộ nhận khoán trồng rừng.

– Củng cố và tăng cường các mối quan hệ với cộng đồng dân cư địa phương dựa trên cơ sở hợp tác trong quản lý bảo vệ rừng, xây dựng các cơ chế để bảo đảm sự tham gia của cộng đồng trong quản lý rừng, chia sẻ lợi ích từ rừng, thỏa mãn các nhu cầu thiết yếu, cơ bản của người dân địa phương sống trong và gần rừng và đóng góp hàng năm cho cộng đồng địa phương nguồn kinh phí ổn định cho các hoạt động phát triển cộng đồng.

2. Mục tiêu cụ thể

a). Về kinh tế

– Quản lý bảo vệ và nuôi dưỡng có hiệu quả toàn bộ diện tích rừng hiện có của Công ty kể cả diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng theo hướng cải thiện chất lượng rừng đặc biệt là những diện tích rừng tự nhiên trung bình ít bị tác động trong những năm tới đạt trạng thái rừng giàu, phấn đấu đến hết giai đoạn đạt được 20.000ha diện tích quy đổi chi trả dịch vụ môi trường rừng.

– Đối với những diện tích rừng trồng kém hiệu quả của những năm trước, tiến hành cải tạo trồng bổ sung các loài cây có giá trị kinh tế, kết hợp giao khoán cho các hộ gia định theo nghị định 168 của CP; đối với rừng trồng mới tiến hành trồng rừng hỗn giao kết hợp với các cây công nghiệp đa mục đích trên các diện tích đất trống theo hướng tăng diện tích rừng cung ứng dịch vụ sinh thái. Diện tích trồng rừng mới hàng năm trong giai đoạn duy trì ở mức 50 – 100ha tùy theo kết quả rà soát và nguồn kinh phí có thể bố trí hàng năm của Công ty.

– Tăng doanh thu của Công ty bằng cách phát triển các hoạt động kinh doanh tổng hợp, sản xuất cây giống chất lượng phục vụ công tác trồng rừng và cung cấp cho bà con trong vùng, các hoạt động chế biến lâm sản như chế biến tăm, nhang, cây dược liệu, và phát triển du lịch sinh thái,…. phấn đấu thu nhập bình quân của cán bộ công nhân Công ty là 10 triệu/tháng.

– Xây dựng nhà xưởng, đầu tư máy móc thiết bị cho các hoạt động chế biến lâm sản, xây dựng và nâng cấp mới trụ sở chính của công ty, sửa chữa nâng cấp các trạm QLBV phấn đấu mỗi năm một trạm, duy tu bảo dưỡng đường lâm nghiệp phấn đấu mỗi năm 2 – 5km đường.

b). Về môi trường

– Thực hiện phấn đấu duy trì độ che phủ của rừng và giữ vững ổn định tỷ lệ che phủ rừng ở mức trên 90% cho các giai đoạn về sau nhờ các biện pháp lâm sinh tác động hợp lý như: các hình thức trồng rừng, bảo vệ rừng, PCCCR, phòng trừ sâu bệnh hại rừng. Nhằm đảm bảo chức năng bảo vệ đất đai, bảo vệ nguồn nước; hạn chế xói mòn đất, điều hòa khí hậu; bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn nguồn gen các loài động, thực vật. Duy trì và từng bước nâng cao giá trị nhiều mặt của rừng, giữ vững và nâng cao năng suất sinh học và năng lực cung cấp dịch vụ môi trường của rừng.

– Đối với những diện tích rừng trồng mới, hạn chế trồng thuần loài, duy trì đa dạng hóa về loài cây và cấp tuổi. Đối với những diện tích trồng thuần loài kém hiệu quả của công ty như các diện tích rừng keo, thông sẽ tiến hành trồng rừng mới thay thế theo hướng tăng giá trị kinh tế cũng như giá trị môi trường của rừng.

– Bảo tồn đa dạng sinh học: Quản lý bảo vệ và khoanh nuôi toàn bộ diện tích rừng tự nhiên từ đó bảo tồn được được 138 loài thực vật và 54 động vật rừng, một loài côn trùng quý hiếm và nguy cơ tuyệt chủng theo sách đỏ Viêt Nam và thế giới.

c). Về xã hội

– Thu hút lực lượng lao động là người địa phương và các vùng phụ cận mỗi năm từ 40.000 – 60.000 ngày công lao động, thông qua vào các công việc như trồng rừng mới, chăm sóc, bảo vệ rừng, khai thác rừng trồng cũng như các lâm sản ngoài gỗ và tu bổ xây.

– Đối với những diện tích rừng bị xâm lấn (2.024,95ha chưa có rừng) Công ty sẽ tiến hành khoán cho các hộ gia đình từ các khâu trồng rừng, chăm sóc và bảo vệ rừng trồng nhằm đảm bảo mục tiêu tăng diện tích che phủ rừng và nâng cao đời sống của bà con vùng giáp ranh.

– Công ty duy trù hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động và xây dựng các công trình phúc lợi tại địa phương trung bình 500 triệu đồng/năm.

– Tôn trọng phong tục, tập quán, văn hóa, tín ngưỡng và quyền của cộng đồng địa phương đối với các hoạt động quản lý rừng.

II. KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT

Tổng diện tích tự nhiên do Công ty quản lý là 24.744,76ha, trong đó:

Hiện trạng sử dụng đất năm 2020 như sau:

  • Diện tích đất nông nghiệp là 24.577,30ha
    • Đất sản xuất nông nghiệp là 446,76ha, toàn bộ diện tích này là Đất trồng cây lâu năm
    • Đất lâm nghiệp là 24.130,54ha, toàn bộ diện tích này đều là rừng sản xuất.
  • Đất phi nông nghiệp là 167,46ha bao gồm đất chuyên dùng và đất mặt nước sông suối.

Kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2020 – 2030:

Kế hoạch sử dụng đất sẽ dựa trên nguyên tắc tổng diện tích đất không thay đổi trong đó đất phi nông nghiệp cũng không thay đổi chỉ có sự dịch chuyển từ Đất đang được sử dụng để phát triển rừng sản xuất (RSM) thành Đất có rừng sản xuất là rừng trồng (RST), cụ thể là phát triển các mô hình NLKH.

Một số diện tích đất có rừng sản xuất là rừng trồng (RST) sau khai thác lại trở thành đất Đất đang được sử dụng để phát triển rừng sản xuất (RSM), tuy nhiên những diện tích này sẽ được trồng rừng ngay ở năm tiếp theo.

– Diện tích đất nông nghiệp là không thay đổi, đất lâm nghiệp cũng không thay đổi 24.130,54ha.

– Diện tích thay đổi do NLKH đến Đất có rừng sản xuất là rừng trồng (RST) như sau: Riêng đối với năm 2020-2021 sẽ tăng lên 50ha, các năm tiếp theo sẽ tăng thêm 100ha lấy từ quỹ đất Đang được sử dụng để phát triển rừng sản xuất (RSM) cho đến năm cuối cùng 2029-2030, tổng diện tích đất (RST) tăng lên cả giai đoạn là 950ha. Những diện tích đất tăng lên này của Công ty chủ yếu là do thu hồi những diện tích đất bị xâm lấn bởi các hộ dân của cộng đồng dân tộc tại chỗ để phát triển NLKH trồng các loài cây đa mục đích phát triển thành rừng như Maca, Điều, cà phê, tiêu, bơ sầu riêng và một số loài cây công nghiệp khác. Những diện tích này sẽ dự định khoán chu kỳ kinh doanh cho các hộ dân theo nghị định 168 hoặc theo các hình thức liên doanh liên kết. Toàn bộ diện tích đất tăng thêm hàng năm này là diện tích đất lâm nghiệp.

Về khai thác rừng trồng và trồng rừng sau khai thác: Năm 2021 – 2022 diện tích (RST) bị giảm đi 48,55ha do rừng thông bị khai thác, và diện tích này chuyển thành diện tích (RSM). Năm tiếp đó 2022 – 2023 sẽ tiến hành trồng bổ sung 48,55ha, đồng thời sẽ khai thác 30ha keo vì vậy diện tích rừng trồng sẽ tăng lên một lượng là 18,55ha, còn diện tích đất đang được sử dụng để phát triển rừng sản xuất sẽ bị giảm đi 18,55ha. Năm kế tiếp 2023 – 2024 diện tích rừng trồng giảm đi do khai thác keo là 30 ha, nhưng bù lại trồng mới 30ha của diện tích rừng khai thác năm trước và do vậy năm này lượng khai thác và lượng trồng mới sau khai thác tương đương. Năm 2023 – 2024 diện tích đất trồng rừng giảm đi 18,95ha do khai thác keo, nhưng lại trồng mới 30ha rừng trên diện tích rừng khai thác keo của năm trước, diện tích rừng cho phát triển rừng sản xuất giảm đi 1 lượng là 30ha – 18,95ha là 10,05ha. Năm 2024 – 2025 diện tích rừng trồng tăng lên 18,95ha và diện đất cho phát triển rừng sản xuất giảm đi 18,95ha.

Đến năm cuối cùng diện tích đất rừng tự nhiên tăng lên 111,89ha, đây là những diện tích đất trống có cây tái sinh sau một thời gian khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên sẽ phát triển thành rừng tự nhiên. Tương ứng diện tích đất với diện tích Đang được sử dụng để phát triển rừng sản xuất (RSM) sẽ giảm đi 111,89ha.

– Diện tích đất phi nông nghiệp không thay đổi qua các năm là 167,46ha.

Bảng 07: TỔNG HỢP KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT GIAI ĐOẠN 2020- 2030

Tên chủ rừng: Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên

Đơn vị tính: ha

Thứ tự

LOẠI ĐẤT

Hiện trạng diện tích đất năm 2020

Tổng hợp Kế hoạch sử dụng đất của chủ rừng giai đoạn 2020-2030

 Ghi chú

2020-2021

2021-2022

2022-2023

2023-2024

2024-2025

2025-2026 

2026-2027 

2027-2028 

2028-2029 

2029-2030 

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

I

Tổng diện tích đất chủ rừng quản lý

 

24.744,76

24.744,76

24.744,76

24.744,76

24.744,76

24.744,76

24.744,76

24.744,76

24.744,76

24.744,76

24.744,76

 

1

Đất nông nghiệp

NNP

24.577,3

24.577,3

24.577,3

24.577,3

24.577,3

24.577,3

24.577,3

24.577,3

24.577,3

24.577,3

24.577,3

 

1.1

Đất sản xuất nông nghiệp

SXN

446,76

446,76

446,76

446,76

446,76

446,76

446,76

446,76

446,76

446,76

446,76

 

1.2

Đất lâm nghiệp

LNP

24.130,54

24.130,54

24.130,54

24.130,54

24.130,54

24.130,54

24.130,54

24.130,54

24.130,54

24.130,54

24.130,54

 

1.2.1

Đất rừng sản xuất

RSX

24.130,54

24.130,54

24.130,54

24.130,54

24.130,54

24.130,54

24.130,54

24.130,54

24.130,54

24.130,54

24.130,54

 

1.2.1.1

Đất có rừng SX là rừng tự nhiên

RSN

20.784,47

20.784,47

20.784,47

20.784,47

20.784,47

20.784,47

20.784,47

20.784,47

20.784,47

20.784,47

20.896,36

 

1.2.1.2

Đất có rừng SX là rừng trồng

RST

965,04

1.015,04

1.066,49

1.185,04

1.315,04

1.426,09

1.545,04

1.645,04

1.745,04

1.845,04

1.945,04

 

1.2.1.3

Đất đang được sử dụng để phát triển rừng sản xuất

RSM

2.381,03

2.331,03

2.279,58

2.161,03

2.031,03

1.919,98

1.801,03

1.701,03

1.601,03

1.501,03

1.289,14

 

2

Đất phi nông nghiệp

PNN

167,46

167,46

167,46

167,46

167,46

167,46

167,46

167,46

167,46

167,46

167,46

 

2.2

Đất chuyên dùng

CDG

3,06

3,06

3,06

3,06

3,06

3,06

3,06

3,06

3,06

3,06

3,06

 

2.6

Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối

SON

164,4

164,4

164,4

164,4

164,4

164,4

164,4

164,4

164,4

164,4

164,4

 

III. XÁC ĐỊNH KHU VỰC LOẠI TRỪ VÀ KHU VỰC TỔ CHỨC SẢN XUẤT, KINH DOANH RỪNG

Khu vực loại trừ (khu vực rừng cần đưa vào quản lý, bảo vệ, hạn chế hoặc không khai thác lâm sản).

Khu vực loại trừ về khai thác gỗ: Toàn bộ rừng tự nhiên của Công ty là 20.784,47ha trong thời gian tới đều được đưa vào diện không khai thác gỗ cho đến khi Thủ Tướng Chính phủ cho phép khai thác trở lại.

Các khu vực hạn chế khai thác lâm sản ngoài gỗ và các hoạt động sản xuất kinh doanh khác: Đây là những lâm phần có giá trị bảo tồn cao là nơi cư trú của các loài động thực vật quý hiếm, những loài có tên trong sách đỏ Việt Nam và thế giới, các lâm phần đó là 1465, 1469, 1475, 1477, 1478, 1482, 1483, 1484 và 1498.

IV. KẾ HOẠCH KHOÁN BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG CHO HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN, CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ TẠI CHỖ

1. Kế hoạch khoán bảo vệ và phát triển rừng

1.1. Khoán ổn định: Hình thức Khoán theo chu kỳ cây trồng

Diện tích đất sẽ đưa vào quy hoạch xây dựng dự án giao khoán bao gồm: Diện tích phát triển rừng theo hướng NLKH và những diện tích rừng đã trồng. Cụ thể như sau:

+ Diện tích đất chưa có rừng dự kiến đưa vào phát triển rừng theo hướng NLKH: 950ha;

+ Diện tích rừng trồng của các năm trước đây: 328,6ha

Thời hạn khoán ổn định: Theo chu kỳ cây trồng, vật nuôi hoặc chu kỳ sản xuất kinh doanh hoặc theo thỏa thuận giữa bên khoán và nhận khoán, nhưng tối đa không quá 20 năm và trong thời hạn bên khoán được nhà nước giao đất, cho thuê đất nông nghiệp.

Hạn mức khoán: Trường hợp khoán ổn định theo chu kỳ sản xuất kinh doanh, bên khoán căn cứ vào quy mô diện tích khoán và nhu cầu của bên nhận khoán để thỏa thuận và xác định hạn mức khoán phù hợp, trong đó: – Hạn mức khoán cho cá nhân theo thỏa thuận, nhưng không quá 15 héc ta; – Hạn mức khoán cho hộ gia đình theo thỏa thuận, nhung không quá 30 héc ta.

Đơn giá khoán và chia sẻ lợi ích: Bên khoán và nhận khoán căn cứ vào Điều kiện thực tế ở địa phương để thỏa thuận đơn giá khoán và chia sẻ lợi ích phù hợp, cụ thể như sau: Đối với các hộ dân là người đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ sau khi mô hình có thu nhập, sau giai đoạn kiến thiết cơ bản thì người dân được hưởng 97% thu nhập, còn lại Công ty thu 3% thu nhập. Đối với các hộ dân còn lại được phép tham gia nhận khoán sau khi mô hình có thu nhập, sau giai đoạn kiến thiết cơ bản thì người dân được hưởng 95% thu nhập, còn lại Công ty thu 5% thu nhập.

Tùy vào tình hình thực tế hàng năm công ty sẽ xây dựng phương án giao khoán cụ thể.

b) Thuê mướn theo công việc, dịch vụ

+ Thuê cộng đồng tại thôn Bù Nga tuần tra quản lý bảo vệ tại Khoảnh 6, 7, 8, 9 tiểu khu 1500; khoảnh 5, 8 tiểu khu 1504. Diện tích thuê QLBV là 508,26 ha.

+ Thuê người dân cộng đồng bon Bu Sóp tuần tra quản lý bảo vệ tại tại khoảnh 7 tiểu khu 1459; khoảnh 6 tiểu khu 1467; khoảnh 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 tiểu khu 1474; khoảnh 3 tiểu khu 1484. Diện tích thuê QLBV là 202,85 ha.

+ Thuê người dân Cộng đồng bon Bu Lum tuần tra quản lý bảo vệ rừng. Diện tích thuê QLBV là 1000ha.

+ Thuê người dân Cộng đồng bon Bù Nga, Đắk Á xã Bù Gia Mập, huyện Bù Gia Mập tỉnh Bình phước tuần tra quản lý bảo vệ rừng tại các tiểu khu 1488, 1501, 1506 và 1512. Diện tích thuê QLBV là 1.152,35ha.

Ngoài ra trong quá trình sản xuất kinh doanh và làm các công tác dịch vụ, công ty sẽ thuê người dân và các tổ chức có chức năng theo từng hạng mục công việc.

2. Kế hoạch, nội dung thực hiện đồng quản lý

Công ty không thực hiện đồng quản lý trên toàn bộ diện tích của công ty.

V. KẾ HOẠCH QUẢN LÝ, BẢO VỆ, PHÁT TRIỂN, SỬ DỤNG RỪNG BỀN VỮNG, BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC

1. Kế hoạch bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học

a). Bảo vệ rừng

Mục tiêu công tác bảo vệ rừng nhằm duy trì và nâng cao tỷ lệ che phủ của rừng > 90%, cải thiện trữ lượng rừng, bảo vệ môi trường sinh thái.

Đối tượng quản lý là toàn bộ diện tích rừng và đất lâm nghiệp do Công ty quản lý trong đó:

Tổng diện tích tự nhiên: 24.744,76ha

– Diện tích rừng tự nhiên: 20.784,47ha

+ Rừng thường xanh giàu: 502,91 ha

+ Rừng thường xanh trung bình: 16.396,84ha

+ Rừng thường xanh nghèo: 2.540,46ha

+ Rừng thường xanh nghèo, kiệt: 264,69ha

+ Rừng thường xanh phục hồi: 106,20ha

+ Rừng hỗn giao gỗ, tre nứa: 496,57ha

+ Rừng Lồ ô: 476,80 ha

– Diện tích rừng trồng: 965,04ha

+ Rừng trồng thông: 126,12ha

+ Rừng trồng keo:78,95ha

+ Rừng trồng cao su: 123,57ha

+ Rừng trồng điều: 135,33ha

+ Rừng trồng chưa thành rừng là 501,07ha

– Diện tích đất không có rừng: 2.995,25ha

+ Đất nông nghiệp núi đất: 446,76ha

+ Đất trống (đang được sử dụng để phát triển rừng sản xuất): 2.269,14ha

+ Đất trống có cây tái sinh: 111,89ha

+ Đất khác:3,06ha

+ Đất mặt nước: 164,4ha

Vùng trọng điểm phá rừng, lấn chiếm đất rừng trái pháp luật

Tại các tiểu khu: 1459, 1467, 1474, 1475, 1484, 1498, 1487.

Vùng trọng điểm khai thác, vận chuyển lâm sản trái phép và các hành vi khác xâm hại tới tài nguyên rừng.

Khu vực, tiểu khu: 1484, 1498, 1486, 1497, 1478, 1477

Lực lượng quản lý bảo vệ rừng của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên có 50 người trong đó; cán bộ quản lý gián tiếp 03 người, cán bộ quản lý trực tiếp 47 người. Lực lượng quản lý trực tiếp được phân thành 08 trạm quản lý bảo vệ rừng, từ trạm số 1 đến trạm số 8 được phân bố đều trên toàn bộ lâm phần Công ty quản lý. Cụ thể kế hoạch QLBVR của Công ty được phân bổ như sau:

Bảng 08: Kế hoạch thực hiện công tác QLBVR và bảo tồn đa dạng sinh học của Công ty TNHH MTV Lâm Nghiệp Nam Tây Nguyên

TT

Kế hoạch

Địa điểm

Thời gian/ Nội dung

Ghi chú

I

Kế hoạch tuần tra BVR

Toàn bộ 32 tiểu khu thuộc lâm phần Công ty quản lý

 

1

Trạm số 1

Quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng thuộc các tiểu khu sau: 1469; 1482; 1485.

– Tổ chức tuần tra thường xuyên trên lâm phần mà phân trường quản lý.

– Chú trọng tới các vùng trọng điểm về phá rừng, vận chuyển lâm sản trái phép.

-Phối hợp với các cơ quan chức năng tuần tra, quản lý tốt khu vực giáp ranh với tỉnh Bình Phước.

 

2

Trạm số 2

Quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng thuộc các tiểu khu sau:1465; 1466; 1477; 1478; 1451 và các khoảnh 1,2,3,4 tiểu khu 1486; tiểu khu 1445.

– Thường xuyên phối hợp với trạm số 1, số 3 trong công tác BVR

– Chú trọng tới các vùng trọng điểm về phá rừng, vận chuyển lâm sản trái phép.

– Phối hợp với các cơ quan chức năng tuần tra, quản lý tốt khu vực giáp ranh với tỉnh Bình Phước

 

3

Trạm số 3

Quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng thuộc các tiểu khu sau: 1476; 1458; 1483; các khoảnh 1,2 tiểu khu 1496; khoảnh 1,2 tiểu khu 1497; khoảnh 1, nửa khoảnh 3, nửa khoảnh 5, khoảnh 7 tiểu khu 1475; khoảnh 1,2,3, nửa khoảnh 8 tiểu khu 1487; khoảnh 1,6 tiểu khu 1459.

 

4

Trạm số 4

Quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng thuộc các tiểu khu sau: khoảnh 1,2,3,5,6,8 tiểu khu 1474; khoảnh 1, nửa khoảnh 5 tiểu khu 1484; khoảnh 2,4,6,8, nửa khoảnh 3, nửa khoảnh 5 tiểu khu 1475; khoảnh 4,5,6,7, nửa khoảnh 8 tiểu khu 1487; nửa khoảnh 1, nửa khoảnh 3, nửa khoảnh 5, nửa khoảnh 7 tirut khu 1498; khoảnh 2,3,7 tiểu khu 1459; tiểu khu 1467.

– Tổ chức tuần tra thường xuyên trên lâm phần mà trạm mình quản lý.

– Chú trọng tới các vùng trọng điểm về phá rừng, vận chuyển lâm sản trái phép

 

5

Trạm số 5

Quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng thuộc các tiểu khu sau: khoảnh 4,7 tiểu khu 1474; nửa khoảnh 2, khoảnh 3, khoảnh 4, nửa khoảnh 5 tiểu khu 1484; Tiểu khu 1488, nửa khoảnh 1, nửa khoảnh 2, nửa khoảnh 3, nửa khoảnh 4, nửa khoảnh 5, nửa khoảnh 6, nữa khoảnh 7 tiểu khu 1498, Tiểu khu 1506.

– Tổ chức tuần tra thường xuyên trên lâm phần mà trạm mình quản lý.

– Chú trọng tới các vùng trọng điểm về phá rừng, vận chuyển lâm sản trái phép.

 

6

Trạm số 6

Quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng thuộc các tiểu khu sau: 1511; 1505; 1501; và 1512.

Tổ chức tuần tra thường xuyên trên lâm phần mà trạm mình quản lý. Thường xuyên phối hợp tuần tra với trạm số 7

 

7

Trạm số 7

Quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng thuộc các tiểu khu sau: khoảnh 3,4,5,6 tiểu khu 1497; khoảnh 3,4 tiểu khu 1496; tiểu khu 1510.

Tổ chức tuần tra thường xuyên trên lâm phần mà trạm mình quản lý.

– Chú trọng tới các vùng trọng điểm về phá rừng, vận chuyển lâm sản trái phép. Thường xuyên phối hợp tuần tra với trạm số 8

 

8

Trạm số 8

Quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng thuộc các tiểu khu sau: tiểu khu 1520; tiểu khu 1500; tiểu khu 1504 và các khoảnh 5,6 tiểu khu 1486.

Tổ chức tuần tra thường xuyên trên lâm phần mà trạm mình quản lý.

– Chú trọng tới các vùng trọng điểm về phá rừng, vận chuyển lâm sản trái phép. Thường xuyên phối hợp tuần tra với trạm số 7

 

II

Họp tuyên truyền, ký cam kết BVR

04 bon của xã Quảng Trực huyện Tuy Đức, Đắk Nông

– Định kỳ theo từng quý

 

III

Phối hợp tuần tra truy quét: xã đội, Công an, đồn biên phòng, hạt kiểm lâm, huyện đội

– Hàng tháng Công ty sẽ có kế hoạch phối hợp tuần tra với các cơ quan chức năng; phụ thuộc vào tình hình của từng thời điểm và khu vực.

– Hàng tháng hoặc quý khi thu thập các thông tin cần thiết và thống nhất với các bên tham gia.

 

IV

Sửa chữa, mua sắm trang thiết bị phục vụ công tác QLBVR

 

– Thực hiện theo từng năm (bao gồm: bảo hộ lao động, công cụ hỗ trợ, văn phòng phẩm…)

 

b). Kế hoạch xây dựng phương án bảo vệ, phòng cháy và chữa cháy rừng

* Mục tiêu: Bảo vệ tốt diện tích rừng, đất lâm nghiệp, vốn rừng và bảo đảm duy trì rừng ổn định không bị tác động từ vụ việc chặt phá rừng, cháy rừng, sâu bệnh hại rừng và lấn chiếm đất rừng.

* Đối tượng: Toàn bộ diện tích rừng và đất lâm nghiệp do Công ty quản lý. Tuy nhiên phương án phòng chống cháy rừng tập trung chủ yếu vào diện tích rừng trồng hiện có.

* Quy mô diện tích: Tổng diện tích rừng hiện 24.744,76ha

– Diện tích rừng tự nhiên: 20.784,47ha

– Diện tích rừng trồng: 965,04ha

+ Rừng trồng thông: 126,12ha, năm trồng 2003, độ tuổi thông trên 15 năm. Trong đó có 31,51ha rừng trồng thông mật độ thực bì dày, chủ yếu là cỏ cao từ 30-40cm và lá thông, vào mùa khô dễ bắt lửa. Diện tích thông còn lại có thảm thực bì mỏng, chủ yếu là các loại cỏ thường xanh, khó bắt lửa hơn.

+ Rừng trồng keo:78,95ha, năm trồng năm 2015, 2016. Keo có độ tuổi 4 năm và 5 năm. Thực bì chủ yếu là các loại cỏ dễ cháy vào mùa khô, lá keo khô rụng.

+ Rừng trồng cao su: 123,57ha

+ Rừng trồng điều: 135,33ha

+ Rừng trồng chưa thành rừng là 501,07ha với nhiều loài cây khác nhau.

* Biện pháp thực hiện: Hàng năm, xây dựng các nội dung công tác cụ thể trong Phương án quản lý bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, cụ thể:

– Tuyên truyền về công tác QLBVR – PCCCR: Hàng năm Công ty đều tổ chức tuyên truyền cho người dân xã Quảng Trực, kết hợp với lực lượng kiểm lâm huyện Tuy Đức xây dựng quy ước, quy định về công tác QLBVR – PCCCR trên địa bàn xã Quảng Trực. Qua triển khai công tác tuyên truyền, đúc rút kinh nghiệm thấy rằng tuyên truyền đã mang lại hiệu quả rất thiết thực; hầu hết các vụ cháy rừng đều do con người gây ra một cách cố ý hay vô ý nhưng nói chung là do ý thức của người dùng lửa quyết định đến nguy cơ cháy rừng. Vì vậy biện pháp tác động vào ý thức của mỗi người trong việc sử dụng lửa an toàn cũng như những hậu quả của việc dùng lửa không an toàn mang lại; phổ biến kiến thức về PCCCR là một biện pháp mang lại hiệu quả cao cần được phát huy.

– Thông báo bằng văn bản về khu vực rừng trồng, khu vực cấm đốt lửa, tuyên truyền mọi người thực hiện tốt PCCCR.

– Công ty phối hợp với các đồn biên phòng, lực lượng xã Quảng Trực tăng cường công tác PCCCR; đây là hình thức huy động lực lượng từ các đơn vị hành chính, quân sự cũng như người dân địa phương tham gia vào công tác PCCCR mang lại hiệu quả rất lớn góp phần vào việc xã hội hóa công tác PCCCR.

– Đóng bảng, biển báo cấm lửa tại các khu vực rừng trồng

– Lập phương án PCCCR, xây dựng công trình PCCCR hàng năm.

– Thường xuyên kiểm tra, tuần tra trên toàn diện tích rừng.

– Huy động kịp thời phương tiện và lực lượng tham gia PCCCR.

c). Kế hoạch phòng trừ sinh vật gây hại rừng

– Cử cán bộ chuyên trách có chuyên môn theo dõi tình hình sâu bệnh hại rừng, đặc biệt là tại diện tích rừng trồng Thông, Keo, Mắc ca. Khi phát hiện cây trồng bị sâu bệnh hại, nguy cơ lan ra thành dịch thì báo cáo đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền được biết để có phương án xử lý.

– Thường xuyên liên hệ với Hạt kiểm lâm, Chi cục Kiểm lâm và Chi cục bảo vệ thực vật để nắm được các thông tin dự báo về phát sinh, phát triển của sâu bệnh hại rừng nhằm đề ra các biện pháp xử lý kịp thời và phù hợp không để sâu, bệnh hại lan ra thành dịch.

– Trang bị kiến thức và huấn luyện kỹ năng cần thiết như những kỹ năng sử dụng ảnh viễn thám và vệ tinh để phát hiện sớm các sinh vật gây hại rừng như những loài thực vật ngoại lai, xâm hại, sâu bệnh hại rừng,…, bên cạnh đó phát huy kiến thức bản địa của người dân địa phương phục vụ công quản lý và cảnh báo các tình hình sinh vật hại rừng.

– Lập kế hoạch hỗ trợ trang thiết bị: xây dựng bản tin, tuyên truyền, hệ thống truyền thanh cho các cộng đồng dân cư để từ đó có các cộng tác viên địa bàn giúp quản lý tốt hơn về thực vật xâm hại.

d) Kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học và khu rừng có giá trị bảo tồn cao

Hiện tại đối với các khu vực rừng tự nhiên hiện có của Công ty áp dụng các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt không tác động đặc biệt các khu vực thuộc sinh cảnh của các loài động thực vật quý hiếm có giá trị bảo tồn. Tại các khu vực này có thể dựng các biển báo về tầm quan trọng của bảo tồn trong khu vực.

* Các khu vực cư trú quan trọng của động vật hoang dã trong rừng Công ty Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên

– Khu vực xung quanh rừng lồ ô thuần loài thuộc tiểu khu 1482

+ Vị trí và đặc điểm sinh cảnh: Toạ độ (VN2000) từ 0360661/1348083 đến 0363246/1346865. Đây là khu vực tiếp giáp với Vườn quốc gia Bù Gia Mập; gồm các khoảnh 4, 5 thuộc tiểu khu 1482. Thảm thực vật chính ở đây là: rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh, Rừng lồ ô tự nhiên núi đất; rải rác có trảng cây bụi. Địa hình sườn núi đất dốc thoải theo hướng Đông Nam.

+ Lý do lựa chọn: Là nơi ghi nhận sự có mặt của 6 loài động vật nguy cấp, quý hiếm; gồm: Khỉ cộc, Sóc đen, Cú mèo khoang cổ, Cú vọ, Đuôi cụt bụng vằn và Rắn ráo trâu; Là nơi có sinh cảnh phù hợp với yêu cầu sinh thái của các loài thú móng guốc như: Bò tót, Hoẵng; cũng như các loài chim cư trú ở mặt đất như: Gà so, Gà lôi trắng, Gà tiền mặt đỏ; Là nơi có mức độ đe doạ thấp đối với động động vật hoang dã và sinh cảnh sống của chúng (bởi có trạm QLBVR số 1 án ngữ ở cửa rừng; rất khó di chuyển bằng xe máy để vào khu vực này, đặc biệt là vào mùa mưa).

– Khu vực rừng hỗn giao gỗ- tre nứa trên giông núi thuộc tiểu khu 1477

+ Vị trí và đặc điểm sinh cảnh: Toạ độ từ 0365477/1347274 đến 0366500/1348506. Đây là khu vực tiếp giáp với tiểu khu 1478; thuộc vùng giáp ranh giữa các khoảnh 3,4,5,6 của tiểu khu 1477. Thảm thực vật chính ở đây là: rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh, Rừng hỗn giao gỗ-tre nứa. Địa hình giông núi đất chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam; dốc thoải, độ cao từ 750- 800m.

+ Lý do lựa chọn: Là nơi ghi nhận sự có mặt của 6 loài động vật nguy cấp, quý hiếm; gồm: Cu li nhỏ, Khỉ cộc, Cầy giông, Diều núi, Khướu đầu trắng và Rồng đất; Là nơi có sinh cảnh phù hợp với yêu cầu sinh thái của các loài thú linh trưởng như: Khỉ, Chà vá; cũng như các loài chim ăn thịt; Là nơi có mức độ đe doạ thấp đối với động động vật hoang dã và sinh cảnh sống của chúng (bởi có trạm QLBVR số 2 án ngữ ở cửa rừng; địa hình lên dốc, rất khó di chuyển bằng xe máy để vào khu vực này, đặc biệt là vào mùa mưa).

– Khu vực thượng nguồn suối Đăk Ké giáp ranh 03 tiểu khu 1496, 1497, 1504

+ Vị trí và đặc điểm sinh cảnh: Toạ độ từ 0366017/1340468 đến 0367146/1342713. Đây là khu vực thuộc các khoảnh 4 của tiểu khu 1496; các khoảnh 3,5, 6 thuộc tiểu khu 1497 và các khoảnh 1,2 thuộc tiểu khu 1504. Thảm thực vật chính ở đây là: rừng gỗ tự nhiên núi đất lá rộng thường xanh. Ngoài ra có rừng hỗn giao gỗ-tre nứa phân bố rải rác hai bên bờ suối. Địa hình chia cắt khá mạnh; dạng thung lũng ở giữa các đồi núi bát úp.

+ Lý do lựa chọn: Là nơi ghi nhận sự có mặt của 5 loài động vật nguy cấp, quý hiếm; gồm: Rái cá vuốt bé, Khỉ cộc, Cầy vòi mốc, Khướu đầu trắng và Trăn gấm; Là nơi có sinh cảnh phù hợp với yêu cầu sinh thái của các loài rái cá, các loài khỉ; Là nơi có mức độ đe doạ thấp đối với động động vật hoang dã và sinh cảnh sống của chúng (bởi khá xa khu dân cư và lại có trạm BVR số 6 và trạm BVR số 7 án ngữ ở cửa rừng, nên người dân cũng như người ngoài địa phương khá ái ngại/đắn đo khi muốn tiếp cận khu rừng).

* Các khu vực khác: Đây là các khu vực có độ dốc lớn >350 và các khu vực ven sông suối cũng là những khu vực cần bảo vệ và hạn chế tác động, đặc biệt là các hoạt động khai thác lâm sản ngoài gỗ như khai thác các loại cây thuốc và lồ ô.

Dưới đây là kế hoạch dự kiến các hoạt động QLBVR có giá trị bảo tồn cao giai đoạn 2020 – 2030 của Công ty Nam Tây Nguyên.

Bảng 09: Kế hoạch hoạt động quản lý và bảo vệ tại các khu rừng có giá trị bảo tồn cao của Công ty giai đoạn 2020 – 2030

TT

Các hoạt động quản lý, bảo vệ

Thời gian/tần suất

Trách nhiệm

1

Giáo dục – đào tạo nâng cao nhận thức về bảo tồn đa dạng sinh học và các giá trị bảo tồn đã được xác định

   

Phổ biến các kiến thức về rừng có giá trị bảo tồ cao cho cán bộ, công nhân viên của Công ty. Xây dựng các biển báo về tầm quan trọng của bảo tồn trong khu vực.

Tháng 5/2020

– Phòng Kỹ thuật chủ trì;

– Các phòng ban và đơn vị cơ sở phối hợp thực hiện.

Tuyên truyền, phổ biến cho người dân địa phương kiến thức về đa dạng sinh học, các loài động vật quý hiếm cần phải bảo vệ; vận động người dân thực hiện tốt các quy định của luật pháp (Quốc tế và Việt Nam) về đa dạng sinh học và các loài động vật nguy cấp, quý hiếm nhằm bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững tài nguyên rừng.

Mỗi quý 01 lần

– Các trạm QLBVR

2

Công tác phối hợp

   

Tổ chức làm việc với các bên liên quan, phối hợp xây dựng các biện pháp và hành động bảo vệ rừng có giá trị bảo tồn cao.

01 lần/năm

– Phòng Kỹ thuật chủ trì;

– Trạm QLBVR.

3

Các hoạt động lồng ghép quản lý khu rừng có giá trị bảo tồn cao vào kế hoạch quản lý chung

   

Quy hoạch rừng, xây dựng kế hoạch quản lý các loại rừng dài hạn, trung hạn và ngắn hạn đảm bảo không gây tác động tiêu cực đến động vật quý hiếm và môi trường sống của nó.

01 lần/năm

Phòng Kỹ thuật chủ trì thực hiện

Thực hiện khai thác tác động thấp đối với khai thác lồ ô, giảm thiểu tác động sinh cảnh của các chúng (chú ý tái sinh các loài quý hiếm trong rừng trồng).

Trong thời gian khai thác

– Phòng Kỹ thuật chủ trì, các phòng ban liên quan phối hợp thực hiện giám sát các hoạt động khai thác lâm sản.

Tổ chức tuần tra, giám sát, ngăn chặn kịp thời các tác động tiêu cực vào rừng có giá trị bảo tồn cao: ngăn chặn khai thác gỗ, lâm sản ngoài gỗ trái phép, săn bắn, bắt bẫy động vật hoang dã trái pháp luật …

Thường xuyên

– Các trạm QLBVR

Xây dựng kế hoạch PCCCR; tập huấn, tuyên truyền đến cộng đồng và người dân ý thức tự giác thực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. Thành lập các tổ phòng cháy chữa cháy rừng tự nguyện tại địa phương; Lập các bảng chỉ dẫn cấp báo động cháy rừng, bảng quy ước bảo vệ rừng, bảng cấm đốt rừng, bảng cấm săn bắt động vật hoang dã…

1 lần/ năm

– Các trạm QLBVR

Thường xuyên theo dõi, cập nhật biến động về các loài động vật quý hiếm đã được xác định và môi trường sống của chúng. Báo cáo đánh giá định kỳ nhằm xây dựng các biện pháp quản lý bảo vệ hiệu quả.

1 lần/ tháng

– Phòng Kỹ thuật;

– Trạm QLBVR.

2. Kế hoạch phát triển rừng sản xuất

a). Phát triển rừng tự nhiên

Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên

Theo quy định tại Thông tư số 29/2018/TT-BNN ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về các biện pháp lâm sinh Khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên là biện pháp lâm sinh phát huy tối đa khả năng tái sinh, diễn thế tự nhiên để phục hồi rừng bằng các biện pháp bảo vệ, chống chặt phát, phòng cháy và chữa cháy rừng, phát dây leo cây bụi để thúc đẩy thành rừng trong thời hạn xác định.

Đối tượng áp dụng biện pháp này là những diện tích đất trống có cây tái sinh chưa đạt thành rừng do khai thác kiệt. Hiện tại Công ty có 111,89ha diện tích thuộc đối tượng này gồm các tiểu khu (1467, 1476, 1487, 1498, 1505, 1510, 1477, 1506…).

Đối tượng tiếp theo là những diện tích rừng lồ ô sau khai thác có tỷ lệ che phủ từ 20% đến dưới 60% và có khả năng tự tái sinh phục hồi thành rừng. Hiện tại công ty có 476,8ha rừng lồ ô, trong thời gian tới sẽ có kế hoạch khai thác và những diện tích rừng sau khai thác này sẽ là đối tượng để khoanh nuôi phục hồi.

Nội dung biện pháp:

+ Đối với đối tượng là những diện tích đất trống có cây tái sinh: Bảo vệ chống chặt phá cây tái sinh hiện có và phòng cháy, chữa cháy rừng; Phát dọn dây leo, cây bụi và chặt bỏ cây cong queo, sâu bệnh, cây phi mục đích; Sửa gốc chồi và tỉa bớt chồi để lại mỗi gốc không quá 02 chồi và thực hiện vệ sinh rừng.

+ Đối với đối tượng là những diện tích lồ ô sau khai thác: Thực hiện chặt những cây bị sâu, dập gãy, cụt ngọn và không được khai thác măng trong giai đoạn khoanh nuôi.

Do đây đều là rừng sản xuất vì vậy thời gian tác động đối với loại hình này là 6 -8 năm, trong 2 năm đầu mỗi năm 2 lần các năm còn lại mỗi năm 1 lần.

– Nuôi dưỡng rừng:

Nuôi dưỡng rừng là biện pháp lâm sinh điều chỉnh mật độ, tổ thành loài cây bằng các biện pháp loại bỏ những cây phi mục đích, phẩm chất xấu, cây dây leo cạnh tranh dinh dưỡng với cây mục đích; giữ lại cây mục đích có phẩm chất tốt nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị của rừng.

Đối tượng áp dụng: Đối với các khu rừng có số lượng cây gỗ tầng cây cao, chất lượng tốt trên 500 cây/ha hoặc cây tái sinh mục đích đạt chiều cao trên 1m với số lượng trên 1000 cây/ha. Cây gỗ và cây tái sinh mục đích phân bố tương đối đều trên toàn bộ diện tích. Đối với rừng tre nứa có tỷ lệ che phủ trên 70%, có trên 200 bụi/ha phân bố tương đối đều trên toàn bộ diện tích.

Như vậy toàn bộ diện tích rừng gỗ tự nhiên của Công ty, trừ diện tích rừng lồ ô thuần loài 20.307,67ha thuộc đối tượng này gồm các tiểu khu ( 1465, 1466, , 1469, 1475, 1476, 1477, 1478, 1482, 1483, 1484, 1485, 1486, 1487, 1496, 1497, 1498, 1500, 1504, 1505, 1510, 1511, 1520, 1488, 1501, 1506, 1512).

Nội dung biện pháp này như sau:

+ Đối với rừng cây gỗ: Thực hiện biện pháp phát dây leo không có giá trị kinh tế, cây bụi chèn ép cây tái sinh; chặt những cây cong queo, sâu bệnh, dập gãy, cụt ngọn, giữa lại những cây sinh trưởng, phát triển khỏe mạnh, không sâu bệnh;

Số lần chặt từ 01 đến 03 lần, giữa hai lần chặt cách nhau từ 3 năm đến 7 năm; trong khoảng thời gian từ ½ – luân kỳ khai thác (nếu có chủ trương mở cửa rừng), đảm bảo độ tàn che tối thiểu 0,4.

+ Đối với rừng hỗn giao gỗ + tre nứa và tre nứa + gỗ tiến hành phát dây leo, cây bụi lấn át tre nứa; chặt những cây tre nứa cụt ngọn, dập nát, già cỗi; không khai thác măng trong thời gian nuôi dưỡng này.

b). Phát triển rừng trồng

Trong giai đoạn 10 năm tới công ty sẽ phát triển rừng trồng dưới dạng các mô hình NLKH đây là những diện tích trồng rừng mới.

Tổng diện tích cho cả giai đoạn là 950ha.

Địa điểm: ở các tiểu khu 1459, 1466, 1469, 1467, 1474, 1475, 1487, 1476, 1484, 1488,1498.

Loài cây trồng: Mắc ca, Giổi, Mít, Sầu riêng, Bơ, Điều, Cao su, Muồng, và Keo các loại.

Phương thức trồng: NLKH

Tùy vào từng mô hình cụ thể phù hợp với từng diện tích cụ thể sẽ có các phương thức trồng cho phù hợp.

Trồng rừng sau khai thác: Trong thời gian tới công ty sẽ có kế hoạch khai thác thông và keo, những diện tích này sẽ trồng rừng sau khai thác. Dự kiến các loài cây đưa vào trồng là Giổi xanh + Mắc ca. Cây con do vườn ươm của Công ty tự sản xuất.

* Xác định biện pháp kỹ thuật trồng rừng

– Loài cây trồng: Mắc ca – Giổi xanh,

– Vị trí trồng: gồm các tiểu khu 1451, 1465, 1466, 1476, 1477, 1469, 1475, 1483, 1487, 1496, 1488 và 1520.

– Phương pháp chọn giống: Trên diện tích trồng Mắc ca nên chọn trồng từ 2 đến 3 giống khác nhau để cây có thể thụ phấn chéo khi ra hoa, giúp tăng năng suất, sản lượng. Đối với cây Giổi xanh thì có đặc tính sinh thái phù hợp điều kiện tự nhiên ở khu vực trồng. Khi mua cây giống về nên để cây nơi râm mát, tưới nước giữ ẩm, khi bộ rễ đã ổn định thì đem cây đi trồng;

– Phương thức trồng: Trồng hỗn giao (1 hàng cây Mắc ca xen kẽ 1 hàng cây hỗn giao, trên mỗi hàng cây hỗn giao xen kẽ 1 cây Mắc ca với cây Giổi).

– Phương pháp trồng: Trồng bằng cây con có bầu.

* Xử lý thực bì

– Thực bì khu vực trồng rừng chủ yếu là các loại cỏ và cành nhánh sau khai thác.

Phương pháp xử lý thực bì: Xử lý thực bì toàn diện

Phương thức xử lý: Xử lý thực bì theo phương thức thủ công.

Trong khu vực trồng rừng tiến hành phát dọn sạch, cây bụi và cây phi mục đích. Thực bì được phát dọn sát gốc, không cao quá 10 cm, băm thành đoạn ngắn được trải đều trên toàn bộ lô.

Thực bì sau khi phát khoảng 10 – 15 ngày gom thành đống hoặc thành từng dải nhỏ (không nên gom thành đống quá cao hoặc quá rộng) tiến hành đốt don sạch.

* Biện pháp làm đất: Làm đất thủ công

Đào hố trồng cây: Sử dụng cuốc đào hố kích thước 80x80x60cm (đối với cây Mắc ca); kích thước 40x40x40cm (đối với cây Giổi xanh)

Cuốc để riêng phần đất mặt ra một bên, lớp đất này được sử dụng lại khi lấp hố, lớp đất bên dưới được cào xuống bên dưới để be miệng hố, hố được chuẩn bị trước khi trồng từ 1-1,5 tháng.

* Mật độ trồng rừng: Căn cứ vào điều kiện tự nhiên, mục tiêu kinh tế, đặc tính sinh thái chọn mật độ, 416 cây/ha (hàng cách hàng là 6m, cây cách cây là 4m) trong đó:

Mật độ trồng Mắc ca; 312 cây/ha;

Mật độ trồng Giổi xanh: 104 cây/ha

* Bón phân, lấp hố: Bón lót cho mỗi hố 100g phân NPK, trộn với 2 kg phân chuồng ủ hoai, lấp đầy hố, nếu lớp đất này thiếu có thể dùng cuốc lấy lớp đất tốt ở xung quanh, sau đó lấy phần đất còn lại lấp trên hố, tạo hình mui rùa để chống úng cho cây trồng. Lấp hố và bón lót phân phải hoàn thành ít nhất 15 ngày trước khi trồng cây.

* Thời vụ trồng: Trồng rừng vào tháng 6- 7 năm 2021-2025.

* Trồng dặm: Sau khi trồng 30 ngày, phải kiểm tra tỷ lệ sống, nếu đạt dưới 85% phải trồng dặm, nếu trên 85% chỉ trồng dặm lại ở những cây chết tập trung, kỹ thuật trồng dặm như trồng chính. Sau một năm, nếu tỷ lệ sống chưa đạt 85% thì tiếp tục phải trồng dặm bằng cây con của năm trước.

Chăm sóc nuôi dưỡng rừng trồng: (Mắc ca – Giổi xanh)

Nếu trồng xong không có mưa thì tưới ẩm ít nhất trong 20 ngày để cây phục hồi và ra lộc non; trong 2 tháng tiếp theo thực hiện tưới cây 1 tuần 1 lần; lượng nước tưới 10 – 15 lít/cây.

– Chăm sóc năm thứ nhất: Năm đầu tiên tiến hành chăm sóc 02 lần

+ Chăm sóc lần 1: Thực hiện ngay sau khi trồng rừng xong, trồng dặm lại những cây bị chết. Thời gian từ 30 – 45 ngày sau khi trồng.

Phát trắng toàn bộ thực bì (chiều cao gốc phát < 10 cm)

Xới vun gốc đường kính rộng 0,8 – 1 m, kết hợp bón phân NPK 0,1 kg/hố

+ Chăm sóc lần 2: Thực hiện vào cuối năm trồng. Phát trắng toàn bộ thực bì, kết hợp PCCCR (chiều cao gốc phát < 10 cm). Xới vun gốc đường kính rộng 0,8 – 1m.

Chăm sóc năm thứ hai: Năm thứ 2 tiến hành chăm sóc 03 lần

+ Chăm sóc lần 1: Chăm sóc vào đầu mùa mưa, nhằm hạn chế sự sinh trưởng, phát triển của cỏ dại trong mùa mưa, tạo điều kiện cho rừng trồng sinh trưởng.

Dọn sạch cỏ dại, cây bụi, cây gỗ tái sinh (chiều cao gốc phát < 10cm )

Xới vun gốc đường kính rộng 0,8 – 1m.

Bón phân NPK: 100 g/gốc để cây sinh trưởng và phát triển trong mùa mưa

+ Chăm sóc lần 2: Chăm sóc vào cuối mùa mưa, hạn chế vật liệu cháy các lô rừng.

Dọn sạch cỏ dại, cây bụi, cây gỗ tái sinh (chiều cao gốc phát < 10cm)

Xới vun gốc đường kính rộng 0,8 – 1m.

+ Chăm sóc lần 3: Chăm sóc vào cuối năm, hạn chế vật liệu cháy các lô rừng.

Dọn sạch cỏ dại, cây bụi, cây gỗ tái sinh (chiều cao gốc phát < 10cm)

Xới vun gốc đường kính rộng 0,8 – 1m.

Năm thứ ba: Tiến hành chăm sóc 01 lần

+ Chăm sóc lần 1: Chăm sóc vào đầu mùa khô, nhằm hạn chế vật liệu cháy các lô rừng, tạo điều kiện cho rừng trồng sinh trưởng.

Dọn sạch cỏ dại, cây bụi, cây gỗ tái sinh (chiều cao gốc phát < 10 cm) kết hợp tỉa cành thân.

Xới vun gốc đường kính rộng = 0,8 – 1m.

3. Khai thác lâm sản rừng sản xuất

– Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng tự nhiên: Không áp dụng

+ Khai thác tận dụng, tận thu gỗ rừng tự nhiên: Không áp dụng

+ Khai thác lâm sản ngoài gỗ: Khai thác cây dược liệu, lồ ô, tre nứa

– Khai thác lâm sản trong rừng sản xuất là rừng trồng

+ Khai thác gỗ rừng trồng: Khai thác gỗ rừng trồng đối với các lâm phần đã đến tuổi khai thác. Vị trí khai thác gồm các tiểu khu 1451, 1465, 1466, 1476, 1477, 1469, 1475, 1483, 1487, 1496, 1488 và 1520.

a). Những cơ sở và kỹ thuật xây dựng kế hoạch khai thác

– Chu kỳ khai thác theo loài cây:

+ Khai thác cây dược liệu: Dự kiến khai thác 12 loại dược liệu chính (Nhân trần, An xoa, Chuối rừng, Đẳng sâm, Bổ béo đen, Sâm xuyên đá, Na rừng, Cao cẳng, Gắm, Gừng đen, Ngải cau)

Phương thức: Khai thác chọn hàng năm

+ Khai thác lồ ô, tre nứa: Độ tuổi thích hợp để thu hoạch “Lồ ô” là trên 3 năm tuổi với chu kỳ chặt từ 1 – 3 năm tùy theo yêu cầu và điều kiện khai thác. Cây lồ ô trên 3 năm tuổi sẽ đạt được độ dẻo dai nhất định. Đối với lồ ô có mức tuổi trên 5 năm, cây sẽ già, giòn và dễ gãy, thường dễ chết. Do đó, lồ ô ở mức tuổi này không thể khai thác được, gây lãng phí, ảnh hưởng đến sự phát triển của cây non.

Phương thức: Khai thác chọn hàng năm

+ Chu kỳ khai thác rừng trồng gỗ: Tổng diện tích rừng thông dự kiến đưa vào khai thác là những lâm phần thông trồng từ năm 1987.

Keo hiện tại đang ở độ tuổi 4 – 5, dự kiến khi keo được 7 – 10 tuổi sẽ đưa vào khai thác.

Phương thức khai thác gỗ rừng trồng: Khai thác trắng

– Chọn đối tượng rừng đưa vào khai thác:

+ Đối với khai thác cây dược liệu: Toàn bộ các lâm phần trừ các khu vực loại trừ và các khu vực hạn chế khai thác.

+ Đối với lồ ô, tre, nứa: Tập trung chủ yếu vào các lâm phần là rừng Lồ ô thuần loài rồi đến các lâm phần hỗn giao gỗ + tre nứa.

+ Đối với rừng trồng gỗ: Các lâm phần Thông và Keo đến tuổi khai thác.

– Loại sản phẩm, quy cách sản phẩm:

+ Đối với khai thác cây dược liệu: là những cây dược liệu đến tuổi khai thác cho giá trị thương phẩm (theo nhu cầu của bên liên doanh).

+ Đối với lồ ô, tre, nứa: Lồ ô, tre nứa trước mắt phục vụ nhu cầu của xí nghiệp chế biến đũa, tăm, nhang. Ngoài ra trong thời gian tới có thể khai thác lồ ô, tre, nứa phục vụ các nhu cầu khác như công nghiệp sản xuất giấy, trong các ngành xây dựng kiến trúc, sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ… Vì vậy, yêu cầu về sản phẩm cũng đa dạng phong phú, chỉ cần cây già. Qua nghiên cứu cho thấy có thể khai thác các lâm phần này với cường độ khai thác lên đến 50%, với cường độ khai thác này sẽ đảm bảo lượng măng mọc ra nhiều hơn so với khai thác cường độ thấp hoặc không khai thác.

+ Đối với gỗ rừng trồng: Keo khai thác làm nguyên liệu giấy, gỗ ván dăm. Thông khai thác làm các đồ gỗ nội thất như bàn ghế, tủ, giường, lát sàn,…. Tùy theo nhu cầu của thị trường mà phân chia quy cách sản phẩm khác nhau.

– Kỹ thuật và công nghệ theo tiêu chuẩn khai thác tác động thấp

+ Đối với khai thác cây dược liệu: Chủ yếu áp dụng biện pháp khai thác chọn.

+ Đối với khai thác gỗ, lồ ô, tre, nứa: Áp dụng kỹ thuật và công nghệ theo tiêu chuẩn khai thác tác động thấp như sau:

. Diện tích khu vực khai thác liền vùng không được lớn hơn 50 ha nhằm tránh vỡ cảnh quan của khu vực, một vùng nào đó.

. Tránh việc cây đổ xuống sông, suối ảnh hưởng đến dòng chảy trong quá trình khai thác.

. Không được mở các con đường mới, đóng các con đường hiện tại bắt ngang qua suối. Trong trường hợp không có biện pháp nào khác thì phải có hệ thống cống bắt qua.

. Cấm các loại xe trọng tải lớn vào rừng của Công ty để hạn chế việc nén chặt đất.

. Không khai thác cây trong khu vực vùng đệm ven sông, suối.

. Sau khai thác, không được đốt thực bì toàn diện mà cành, ngọn sau khai thác được băm, dập rải đều diện tích hoặc xếp thành băng song song với đường đồng mức.

. Chủ rừng hướng dẫn kỹ thuật chặt cây cho những người khai thác và giám sát thường xuyên để đảm bảo chặt đúng cây đã bài, chặt đúng kỹ thuật và an toàn lao động.

+ Đối với khai thác gỗ rừng trồng: Khai thác trắng.

– Xây dựng kế hoạch cho một chu kỳ:

+ Đối với cây dược liệu: Sản lượng khai thác dự kiến hàng năm là 200 tấn, tổng sản lượng cả chu kỳ kinh doanh 20.000 tấn

+ Đối với lồ ô, tre, nứa: Hiện tai Công ty có 476,8ha rừng lồ ô thuần loài, 300,87ha rừng hỗn giao gỗ + tre, nứa và 96,70ha rừng hỗn giao tre nứa + gỗ đây là các đối tượng được quy hoạch đưa vào khai thác. Vị trí khai thác lồ ô, tre, nứa thuộc các lâm phần phân bố lồ ô tập trung các tiểu khu: 1476, 1483, 1485, 1486, 1496, 1497, 1500, 1506, 1505, 1488, 1511, 1520, 1510, các tiểu khu sau khai thác ở mức hạn chế 1469, 1478, 1475. Tuỳ thuộc vào nhu cầu thị trường, khả năng khai thác, đặc điểm nguyên liệu, cũng như giá cả mà quyết định sản lượng khai thác nhìn chung số lượng cây khai thác không vượt quá lượng đã tính toán.

Quy mô, khối lượng, kế hoạch khai thác lâm sản ngoài gỗ: Dưới 10 triệu cây/năm, tương ứng từ 100 – 300ha.

+ Đối với rừng trồng gỗ: Thông có 48,55ha dự kiến đưa vào khai thác. Keo có 15ha keo 4 tuổi còn lại chủ yếu là những diện tích keo 5 tuổi, những diện tích Keo này sẽ đưa vào khai thác (từ tuổi 7 – 10) theo từng khu vực sao cho không vượt quá 50ha.

b) Công nghệ khai thác

+ Đối với cây dược liệu: Sử dụng phương thức khai thác chọn thủ công.

+ Đối với khai thác lồ ô tre nứa: Khai thác thủ công sử dụng dao.

Công ty không mở đường mới phục vụ cho khai thác mà chủ yếu tận dụng hệ thống đường hiện có của Công ty.

Về kỹ thuật khai thác: Chặt chọn, xác định cường độ khai thác từ 1/4 -2/3 số cây.

Chặt từng cây: Chặt những cây đạt tiêu chuẩn nguyên liệu. Mỗi bụi chặt một số cây trải đều trên bụi, để lại một số cây đủ tiêu chuẩn để sịnh măng, bảo vệ cây non chống đỡ bão gió. Đồng thời chặt bỏ những cây không sử dụng được như cây khô, cây gẫy ngọn, sâu bệnh.

Đối với an toàn lao động do khai thác bằng dao vì vậy ngoài việc tập huấn và giám sát về mặt kỹ thuật khai thác thì vấn đề cần quan tâm đó là quần áo bảo hộ và thiết bị an toàn cho công nhân khai thác. Công nhân khai thác phải được trang bị các thiết bị bảo hộ cần thiết như mũ bảo hiểm, kính đeo mắt, bảo vệ tai, quần áo bảo hộ dễ nhận dạng, găng tay và ủng bảo hộ.

+ Đối với khai thác gỗ: Gồm các bước từ lập kế hoạch khai thác gỗ; hoạt động khai thác gỗ; và các hoạt động sau khai thác.

  1. Lập kế hoạch khai thác gỗ

Bao gồm các hoạt động như điều tra, chuẩn bị bản đồ, tiến hành khoanh những diện tích rừng khai thác (gồm những khu vực rừng sản xuất, khu vực hạn chế khai thác, tránh khai thác), quy hoạch đường, xây dựng kế hoạch khai thác, chuẩn bị hiện trường khai thác.

Khi hồ sơ thiết khai thác lập xong, Công ty ra quyết định cấp phép khai thác.

Quyết định phương thức khai thác: Khai thác trắng, Công ty tự tổ chức thực hiện khai thác hoặc bán đấu giá cây đứng rừng trồng, các nhà thầu trúng đấu giá tự tổ chức khai thác và phải tuân thủ các quy định, quy trình về khai thác rừng trồng do Công ty ban hành.

  1. Hoạt động khai thác gỗ

– Trước khi thực hiện công tác khai thác rừng thì Công ty đánh giá tác động đến môi trường trước khai thác; bàn giao hiện trạng rừng cho bên trúng thầu (trong trường bán đấu giá), đơn vị thi công khai thác (trong trường hợp tự tổ chức khai thác); đóng, cảnh báo khu vực khai thác bằng các loại biển báo theo quy định thì mới được tiến hành khai thác.

– Do gỗ khai thác ra được chuyển ngay trong ngày (hoặc không quá 48 giờ) nên không tiến hành xây dựng bãi gỗ cố định mà chỉ xây dựng bãi gỗ tạm thời. Bãi gỗ tạm thời được xây dựng tại điểm tiếp giáp với rừng để thuận tiện cho việc bốc xếp gỗ lên xe mà không ảnh hưởng đến nén chặt đất (không cho xe trọng tải lớn vào diện tích rừng Công ty).

– Bãi gỗ tạm thời được xây dựng ở những nơi có địa hình tương đối bằng phẳng, nơi khô ráo dễ thoát nước. Phần lớn sẽ tận dụng các diện tích bằng phẳng ven đường lâm nghiệp sẵn có.

– Tất cả diện tích rừng của Công ty đều có đường vận xuất nên nhà thầu chỉ cần duy tu, bảo dưỡng để vận xuất gỗ ra bãi gỗ tạm thời. Việc làm này hạn chế chi phí rất nhiều, không ảnh hưởng đến môi trường. Tuy nhiên, trong quá trình duy tu, bảo dưỡng phải đảm bảo những yêu cầu sau:

+ Chỉ được duy tu, bảo dưỡng đường vận xuất tại những điểm sẵn có; không được mở mới;

+ Đóng tất cả các đường cũ có bắt ngang qua suối. Trong trường hợp bất khả kháng phải qua suối thì phải có hệ thống cống vượt dòng phù hợp với quy định.

+ Giảm đến mức thấp nhất số lượng các công trình vượt dòng (cầu, ngầm qua suối) và hạn chế đến mức thấp nhất việc cắt ngang các dòng chảy. Trường hợp buộc phải cắt ngang dòng chảy, nên chọn ở những nơi bờ suối có độ dốc nhỏ hơn 100 và lòng suối ổn định, điểm giao cắt phải vuông góc với dòng chảy.

+ Tuyến đường vận xuất không đi qua nơi thường bị ngập nước và có nền đất không ổn định như: khe suối, đầm lầy; không làm cản trở dòng chảy và ứ đọng nguồn nước trong khu khai thác.

  • Thiết bị khai thác và vận chuyển

Thiết bị khai thác: Công ty hoặc nhà thầu chủ yếu sử dụng cưa xăng để khai thác rừng. Cưa xăng được sử dụng để chặt hạ cây, cắt khúc với năng suất lao động cao, cải thiện điều kiện làm việc của công nhân khai thác lâm sản.

Công nhân sử dụng cưa xăng phải được cấp chứng chỉ sử dụng cưa xăng, được trang bị bảo hộ lao động theo quy định (Chi tiết có trong quy định an toàn vệ sinh lao động). Việc sử dụng cưa xăng phải tuân theo quy trình sử dụng cưa xăng của Công ty.

Thiết bị vận xuất, vận chuyển gỗ: Vận xuất, vận chuyển gỗ trên diện tích rừng Công ty quản lý chủ yếu sử dụng xe cơ giới (có tải trọng <5 tấn) kết hợp với thủ công để vận xuất. Tuy nhiên phải tuân thủ đúng quy định về sử dụng xe tải.

Xe phải được kiểm tra thường xuyên trước khi đưa vào sử dụng, được bảo dưỡng, sửa chữa theo định kỳ đảm bảo an toàn cho xe và gỗ trong vận chuyển. Công nhân lái xe phải có bằng lái theo quy định. Trong quá trình vận chuyển phải tuân thủ đúng quy định: Chở hàng đúng khối lượng cho phép, tuân thủ đúng các quy định về an toàn lao động, không vận chuyển vào những ngày trời mưa, ẩm ướt.

– Thực hiện khai thác và giám sát khai thác:

Sau khi hồ sơ thiết kế được phê duyệt và cấp phép khai thác, Công ty sẽ thực hiện các bước công việc sau:

+ Tổ chức bán đấu giá cây đứng căn cứ theo đúng các Quy định hiện hành, ký kết hợp đồng với bên mua hoặc Công ty tự tổ chức khai thác thông qua việc thuê đơn vị có chức năng khai thác.

+ Công ty thực hiện giám sát các hoạt động trên địa bàn quản lý, đảm bảo công nhân khai thác phải được tập huấn các nội dung về khai thác của Nhà nước và phải được trang bị đầy đủ trang thiết bị về an toàn lao động.

+ Đột xuất công ty sẽ tiến hành kiểm tra, giám sát các hoạt động khai thác và chế độ vệ sinh an toàn lao động trong khai thác.

+ Khai thác chỉ thực hiện khi mặt đất khô ráo. Cây chặt hạ tránh đổ vào các dòng suối, khe nước (khai thác tác động thấp) và khu vực vùng đệm ven sông, suối.

+ Giữ lại các cây bản địa và khuyến khích tái sinh tự nhiên, đặc biệt đối với các cây được xác nhận là loài bị đe dọa hay nguy cấp.

+ Xe cộ, máy móc vận chuyển vào ra khu khai thác trên cùng một đường. Máy móc khai thác không được phép vào hoạt động trong vòng bán kính 10m từ mép nước, ngoại trừ những điểm được thiết kế để vận chuyển những cành nhánh và vật liệu vụn sau khai thác.

+ Nhiên liệu trong quá trình bị rơi vãi, tràn,…phải được gom lại giao cho Công ty môi trường xử lý theo quy định.

  1. Các hoạt động sau khai thác

Sau khi kết thúc hoạt động khai thác, chậm nhất là 15 ngày, Công ty phải tiến hành vệ sinh rừng bằng nhiều hình thức khác nhau như đốt cục bộ (áp dụng cho những điểm thực bì dày, nguy cơ cháy rừng cao) kết hợp với băm, dập thực bì hoặc băm, dập thực bì rải đều toàn bộ diện tích, xếp thành băng song song với đường đồng mức

Người dân chỉ được lấy củi trong rừng trồng, lấy những cành nhánh sau khai thác, tỉa thưa với một lượng nhất định (công ty quy định hàng năm). Đối với những cây gỗ chết khô, ngã đổ trong rừng người dân không được phép lấy.

Dọn sạch cành ngọn rơi vào dòng chảy, khơi thông dòng chảy bị vùi lấp (nếu có).

Thu gom toàn bộ chất thải gồm sinh hoạt, nhiên liệu của máy móc bị rơi vãi, tràn trong quá trình khai thác giao cho Công ty môi trường xử lý theo quy định.

c) Tổ chức khai thác, tiêu thụ sản phẩm

– Công ty tự đứng ra tổ chức các hoạt động khai thác cụ thể như sau: Đối với lâm sản ngoài gỗ là cây thuốc Công ty sẽ căn cứ vào công suất thiết kế của nhà xưởng và nhu cầu của đơn vị liên doanh liên kết mà sẽ đưa sản lượng khai thác hàng năm. Sau đó Công ty sẽ giao cho giám đốc xí nghiệp phụ trách lên kế hoạch khai thác và do tổ khai thác phụ trách nếu lực lượng nhân công không đủ sẽ thuê khoán các lao động thời vụ bên ngoài.

Đối với các sản phẩm là lồ ô tre nứa Công ty sẽ tổ chức tự khai thác thông qua đội khai thác nứa, lồ ô. Trong trường hợp không đủ nhân công sẽ thuê khoán các lao động thời vụ bên ngoài.

Công ty tự tổ chức thực hiện khai thác hoặc bán đấu giá cây đứng rừng trồng, các nhà thầu trúng đấu giá tự tổ chức khai thác và phải tuân thủ các quy định, quy trình về khai thác rừng trồng do Công ty ban hành.

– Tiêu thụ lượng lâm sản ngoài gỗ tiêu thụ dựa vào lượng thành phẩm bán ra thị trường, công suất thiết kế của nhà máy và nhu cầu cung cấp hàng (dược liệu) của bên đặt hàng. Trường hợp đối với cây gỗ công ty tự tổ chức sẽ tổ chức đấu thầu bán sản phẩm do công ty khai thác.

4. Nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập, đào tạo nguồn nhân lực

a) Danh mục, kế hoạch triển khai các chương trình, đề tài, dự án nghiên cứu khoa học: Chưa triển khai

b) Nhu cầu và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực:

Công ty triển khai các hoạt đông bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho các cán bộ kỹ thuật, các cán bộ tại các trạm về các kỹ thuật hiện đại trong công tác quản lý bảo vệ rừng.

+ Mỗi năm mở lớp đào tạo ngắn ngày cho 4 – 6 lớp, mỗi lớp 20 người

+ Mở lớp đào tạo ngắn hạn thông qua hình thức tham quan, học tập tại các cơ sở trong và ngoài tỉnh: Dự kiến 20 lượt người/năm

+ Đào tạo các cán bộ trình độ đại học hàng năm 2 người, trình độ thạc sỹ hàng năm 1 người.

5. Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí

a) Dự kiến các địa điểm, khu vực tổ chức du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí

Xây dựng trạm dừng nghỉ kết hợp du lịch sinh thái với mục tiêu kết hợp giữa quản lý bảo vệ rừng và du lịch sinh thái, thu hút khách du lịch từ các tỉnh ở phía Nam và khu vựcTây Nguyên đến tham quan nghỉ dưỡng. Khu du lịch sinh thái này sẽ là sự kết hợp xây dựng các chòi canh lửa làm điểm tham quan ngắm cảnh.

Địa điểm xây dựng tại trạm QLBVR số 01, thuộc khoảnh 9 tiểu khu 1469, và khoảnh 2 tiểu khu 1482 diện tích dự kiến xây dựng khoảng 1 ha.

Tuyến du lịch sinh thái theo các tuyến đường như quốc lộ 14c tham quan các khu vực rừng trồng thông dự kiến xe là tuyến vào tiểu khu 1482, 1485, 1469.

Bên cạnh đó sẽ phát triển các tuyến chạy dọc theo các con sông, suối và tham quan những cảnh đẹp của rừng tự nhiên Công ty đi qua các tiểu khu 1465, 1469, 1475, 1476, 1477, 1487, 1496, 1497, 1505, 1510 và tiểu khu 1520.

b) Các phương thức tổ chức thực hiện

Công ty tự thực hiện từng phần và kêu gọi liên kết để thực hiện, nguồn vốn thực hiện: nguồn vốn tự có và các nguồn vốn hợp pháp khác hoặc nguồn vốn liên kết.

c) Khu vực dự kiến xây dựng, bố trí các công trình phục vụ du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí

Năm 2021 sẽ tổ chức xây dựng, bố trí các khu vực dự kiến phục vụ DLST thuộc khoảnh 9 tiểu khu 1469, và khoảnh 2 tiểu khu 1482. Xây dựng hệ thống nhà dừng nghỉ trên diện tích khoảng 0,15 ha, gồm hệ thống các nhà ở, nhà ăn với khinh phí dự kiến khoảng 1 tỷ đồng; Từ năm 2022 trở đi sẽ bố trí kinh phí để xây dựng hệ thống nhà nghỉ kết hợp khu vui chơi trên diện tích còn lại.

Hình thức tổ chức: tổ chức các tua tham quan các thác nước có trong khu vực; xây dựng hệ thống đường mòn đi qua các cây cổ thụ để du khách khám phá thiên nhiên và chụp ảnh làm kỷ niệm.

6. Sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp

a) Dự kiến khu vực tổ chức sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp

Công ty triển khai 2 loại mô hình NLKH đó là mô hình trồng cây và mô hình vật nuôi như dê, heo, nhà chim yến (chi tiết trong bảng 11).

* Mô hình trồng NLKH

Tổng diện tích đất không có rừng tập trung được đưa vào kế hoạch sản xuất NLKH cụ thể phân bổ ở các tiểu khu như sau:

Bảng 10: Địa điểm và diện tích các khu vực trồng các mô hình NLKH

Tiểu khu

1459

1466

1467

1469

1474

1475

1476

1484

1487

1488

1498

Diện tích (ha)

950 ha

Loài cây trồng: Mắc ca, Giổi, Mít, Sầu riêng, Bơ, Điều, Cao su, Muồng, Keo các loại.

* Đối với mô hình trồng NLKH: Công ty phát triển 3 mô hình chăn nuôi đó là

+ Chăn nuôi dê dưới tán rừng;

+ Chăn nuôi heo dưới tán rừng;

+ Mô hình nhà chim yến;

+ Chăn nuôi động vật hoang dã dưới tán rừng tự nhiên tại tiểu khu 1482, 1477, 1469 (Công ty sẽ làm đầy đủ thủ tục xin cấp phép nuôi khi triển khai thực hiện)

b) Dự kiến hình thức tổ chức sản xuất lâm, nông, ngư nghiệp kết hợp

Công ty sẽ lựa chọn 3 hình thức:

+ Tự tổ chức

+ Giao khoán ổn định lâu dài

+ Liên kết

Tùy vào điều kiện cụ thể của công ty sẽ xây dựng hình thức tổ chức phù hợp cho các mô hình.

Bảng 11: Tổng hợp kế hoạch phát triển các mô hình NLKH giai đoạn 2020- 2030

Thứ tự

Hạng mục công việc

Tổng hợp kế hoạch phát triển NLKH của chủ rừng

 Ghi chú

2020-2021

2021-2022

2022-2023

2023-2024

20242025

2025-2026 

2026-2027 

2027-2028 

2028-2029 

2029-2030 

I

Mô hình trồng cây NLKH

                     

1

Vị trí (tiểu khu)

1459, 1466, 1469, 1467, 1474, 1475, 1498, 1487

1459,1467, 1474, 1475, 1476

1474, 1475, 1476, 1484, 1487

1459,1467, 1474, 1475, 1476

1474, 1475, 1476, 1484, 1487

1474, 1475, 1476, 1484, 1487, 1488

1475, 1476, 1484, 1487, 1498, 1488

1459,1467, 1474, 1475, 1476

1474, 1475, 1476, 1484, 1487

1474, 1475, 1476, 1484, 1487, 1488

 

2

Diện tích (ha)

50

100

100

100

100

100

100

100

100

100

 

3

Loài cây

Mắc ca, Giổi, Mít, Sầu riêng, Bơ, Điều, Cao su, Muồng, Keo các loại

 

4

Hình thức tổ chức

Giao khoán theo Nghị định 168, liên kế

 

II

Mô hình chăn nuôi

                   

 

1

                     
 

Vị trí

1511

                   
 

Hình thức tổ chức

Giao khoán theo Nghị định 168

                   

2

Heo

                     
 

Vị trí

1459

1467

                 
 

Hình thức tổ chức

Giao khoán theo Nghị định 168

Giao khoán theo Nghị định 168

                 

3

Nhà dụ chim yến

                     
 

Vị trí

1476

                   
 

Hình thức

Liên kết

                   

7. Xây dựng hạ tầng phục vụ quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng

Những năm qua do nguồn vốn hạn chế nên việc đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng chưa tương xứng với yêu cầu nhiệm vụ. Bên cạnh đó các công trình đã được đầu tư xây dựng như xây dựng một số các trụ sở các trạm QLBVR, duy tu đường lâm nghiệp, phát dọn đường ranh cản lửa, biển báo tuy nhiên một số công trình đã có dấu hiệu xuống cấp. Vì vậy việc đầu tư xây dựng mới, bổ sung, nâng cấp, sửa chữa các công trình cơ sở hạ tầng là hết sức cần thiết trong công tác QLRBV.

– Xây dựng mới đường lâm nghiệp mới 14km từ trạm số 6 đến trạm số 8 với tổng số chiều dài là 14km, dự kiến thời gian thực hiện năm 2022.

– Duy tu bảo dưỡng đường, tên tuyến, thời gian thực hiện

Công ty có 3 tuyến đường lâm nghiệp đó là Đường lâm nghiệp số 01; Đường vào trạm QLBVR số 04; và Đường lâm nghiệp số 02 với tổng chiều dài 52,17km, đây đều là đường đất do đó sẽ xạt lở, xuống cấp vào các tháng mùa mưa nên đòi hỏi hàng năm đều phải được duy tu và bảo dưỡng. Các hoạt động duy tuy bảo dưỡng chủ yếu là san lấp các đoạn đường bị xạt lở, phát dọn thực bì 2 bên đường. Dự kiến mỗi năm công ty sẽ duy tu sửa chữa từ dự kiến từ 2-5km/năm, khối lượng công việc cụ thể tùy theo kết quả rà soát, đánh giá thực tế và khả năng bố trí vốn của Công ty cho từng năm.

– Xây dựng các công trình phúc lợi:

Hiện tại Công ty có có 8 trạm QLBVR nhìn chung đã xây dựng cơ sở vật chất ở dạng kiên cố (nhà cấp 4) do đó hàng năm cần phải có lượng kinh phí nhất định để duy tu bảo dưỡng.

+ Đối với các trạm (8 trạm) luân phiên sửa chữa nâng cấp hàng năm

+ Dự trù xây dựng mới 1 trạm, tổng diện tích là 120m2, dự trù xây dựng trong 3 năm từ 2020 – 2023.

+ Đối với trụ sở chính và nhà tập thể đã xuống cấp, dự kiến sẽ xây dựng mới với tổng diện tích xây dựng là 600m2 và hàng rào xung quanh công ty vào khoảng 1,5km. Dự trù xây dựng trong 3 năm từ 2020 – 2023.

Địa điểm xây dựng: Khoảnh 3 tiểu khu 1459

+ Xây dựng văn phòng đại diện trên diện tích 1028m2. Thời gian thực hiện dự kiến đến năm 2025.

Địa điểm xây dựng: TDP 2 Thị Trấn Kiến Đức huyện Đắk R’Lấp tỉnh Đắk Nông

+ Xây dựng 2 chòi canh lửa, dự kiến năm xây dựng 2021 và năm 2022.

+ Làm 8 biển báo cấp độ cháy rừng, dự kiến mỗi năm làm 1 cái từ năm 2022 đến năm 2029.

– Xây dựng vườn ươm

Hiện tại Công ty đã có vườn ươm với diện tích vào khoảng 0,5 ha được xây dựng tứ năm 2018 đến năm 2019, với quy mô sản xuất 51.150 cây cho 7 loài . Trong đó:

+ Macca: 30.000 cây

+ Bơ: 300 cây

+ Sầu riêng: 700 cây

+ Giổi xanh: 10.000 cây

+ Mít: 150 cây

+ Keo lai: 5.000 cây

+ Sao đen: 5.000 cây.

Mục đích: Công ty muốn phát triển diện tích rừng trồng và phát triển các mô hình nông lâm kết hợp trên các diện tích rừng bị xâm lấn kế hoạch là năm 2020 trồng khoảng 100ha, sang các năm tiếp theo mỗi năm sẽ phát triển lên diện tích tầm 200 ha, như vậy nhu cầu về cây giống cũng tăng lên rất nhiều. Để Công ty có thể chủ động đường nguồn giống cho công tác trồng rừng trong thời gian tới cần mở rộng diện tích vườn ươm cũng như nhập một số loại máy móc thiết bị hiện đại như máy đóng bầu, lắp đặt hệ thống tưới tiêu tự động dự kiến xây dựng trong khoảng từ 2 – 3.

Địa điểm mở rộng vườn ươm: Khoảnh 2, tiểu khu 1467

Diện tích: khoảng 1ha

Công suất: 100.000 cây/năm

Thời gian thực hiện: Năm 2021 – 2023

8. Hoạt động dịch vụ cho cộng đồng

a) Dự kiến các dịch vụ cho cộng đồng

Dịch vụ cộng đồng bao gồm các hoạt động như cung cấp cây, con giống; phân bón; thuốc bảo vệ thực vật; thu mua, chế biến tiêu thụ sản phẩm hoặc các dịch vụ khác từ đó công ty sẽ có các hoạt động

– Hình thức cung cấp cây giống và chuyển giao khoa học kỹ thuật cho đối với các mô hình NLKH giao khoán theo nghị định 168.

– Hình thức liên doanh liên kết, xây dựng cơ sở chế biến lâm sản, hỗ trợ thu mua, bao tiêu các nông sản cho bà con trong vùng.

– Một số hình thức khác như đóng góp tổ chức các lễ hội tại địa phương, quảng bá các sản phẩm của bà con sản xuất ra các thị trường khác ngoài tỉnh …..

b) Hình thức tổ chức thực hiện

Công ty sẽ đa dạng các hình thức tổ chức thực hiện các hoạt động phục vụ cho cộng đồng. Từ hình thức Công ty hoạt động độc lập tự đứng ra tổ chức các hoạt động cho tới việc liên doanh, liên kết với các đơn vị bên ngoài phối hợp để phát triển đời sống kinh tế, xã hội cho người dân đến hình thức phối hợp cùng với các cơ quan chức năng trong vùng và UBND xã, huyện để triển khai tổ chức thực hiện nhằm đạt được mục tiêu phát triển đời sống xã hội cho người dân trong xã, góp phần giảm áp lực của bà con đối với các diện tích rừng hiện có của Công ty.

9. Hoạt động chi trả dịch vụ môi trường rừng, thuê môi trường rừng

a) Các dịch vụ được tiến hành

Công ty không có các hoạt động chi trả môi trường rừng (cho các cá nhân và hộ gia đình) cũng như thuê môi trường rừng. Hiện tại Công ty mới dừng ở cung ứng dịch vụ môi trường rừng cho diện tích 20.226,34ha đây là những diện tích được hưởng dịch vụ giữ đất, giữ nước, điều tiết dòng chảy thuộc lưu vực sông Đồng Nai. Toàn bộ diện tích này đều thuộc quyền quản lý của Công ty và được hưởng dịch vụ theo quy định của tỉnh Đắc Nông. Trong thời gian tới Công ty sẽ triển khai phát triển du lịch lịch sinh thái và kêu gọi vốn đầu tư liên doanh liên kết đây sẽ là các hoạt động liên quan đến thuê môi trường rừng để phát triển du lịch sinh thái.

Một trong những DVMTR có triển vọng là hấp thụ và lưu trữ Cacbon rừng, giảm phát thải khí nhà kính bằng các biện pháp chống thoái hóa rừng, mất rừng và phát triển rừng bền vững. Trong thời gian tới nếu có thể được áp dụng khi có quy định, hướng dẫn cụ thể, đây cũng sẽ là một nguồn thu đáng kể của Công ty trong tương lai.

b) Tổ chức triển khai, thực hiện

Về dịch vụ môi trường rừng từ thủy điện và sử dụng nước hiện nay Công ty đã ủy thác cho quỹ BVPT rừng tỉnh Đắk Nông tổ chức thu và chi trả cho Công ty trên toàn bộ lâm phần quản lý.

Các dịch vụ còn lại khi triển khai sẽ thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.

10. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng

Hàng năm Công ty đều tổ chức tuyên truyền cho người dân xã Quảng Trực, kết hợp với lực lượng kiểm lâm huyện Tuy Đức xây dựng quy ước, quy định về công tác QLBVR – PCCCR trên địa bàn xã Quảng Trực

– Hình thức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng:

+ Phối hợp, lồng ghép tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng như phát thanh, truyền hình,…

+ Tổ chức tuyên truyền thông qua các buổi họp bon.

+ Tổ chức đào tạo những cán bộ nòng cốt tại bon rồi từ đó ký hợp đồng với họ để họ trở thành các kiểm lâm viên địa phương, tổ chức tuyên truyền giáo dục về pháp luật lâm nghiệp cho người trong bon.

+ Phối hợp với lực lượng Kiểm lâm tổ chức ký cam kết bảo vệ rừng với các thôn, bản, các hộ dân sống trong rừng và ven rừng.

+ Tuyên truyền lưu động bằng loa phóng thanh trên các vùng tập trung dân cư, tổ chức họp dân để tuyên truyền, hỗ trợ kinh phí cho các xã tổ chức tuyên truyền.

+ Sử dụng các loại áp phích, tờ rơi về bảo vệ rừng – PCCCR hàng năm của đơn vị phát hành để phát cho người dân.

+ Thông báo bằng văn bản về khu vực rừng trồng, khu vực cấm đốt lửa, tuyên truyền mọi người thực hiện tốt PCCCR.

+ Công ty tiến hành in ấn sổ họp cho các chi bộ bon, trưởng bon, phó trưởng bon.

+ Công ty đã thự hiện in nội dung tuyên truyền lên vở học sinh phát cho các cháu học sinh tiểu học, trung học cơ sở.

+ Công ty in lịch tuyên truyền QLBVR

+ Tổ chức cuộc thi tìm hiểu về pháp luật liên quan đến lâm nghiệp

– Công ty phối hợp với các đồn biên phòng, lực lượng xã Quảng Trực tăng cường công tác QLBVR, PCCCR; đây là hình thức huy động lực lượng từ các đơn vị hành chính, quân sự cũng như người dân địa phương tham gia vào công tác QLBVR, PCCCR mang lại hiệu quả rất lớn góp phần vào việc xã hội hóa công tác QLBVR, PCCCR.

– Nội dung tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ, phát triển rừng: triển khai quán triệt đầy đủ các nội dung cần tuyên truyền chủ yếu các văn bản pháp luật Nhà nước có liên quan đến công tác bảo vệ rừng, cụ thể: Luật Lâm nghiệp; Nghị định 156/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật lâm nghiệp; Nghị định số 35/2019/NĐ – CP ngày 25/4/2019 của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp; Chỉ thị của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc tăng cường các biện pháp PCCCR; các chỉ thị, quyết định của UBND tỉnh và huyện về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.

11. Theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, đa dạng sinh học; điều tra, kiểm kê rừng

a) Mục tiêu

Xây dựng kế hoạch theo dõi diễn biến tài nguyên rừng, đa dạng sinh học, điều tra, kiểm kê rừng nhằm tổng hợp lại kết quả hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng tài nguyên rừng của đơn vị quản lý và cũng là cơ sở, dữ liệu làm căn cứ để xây dựng kế quản lý, bảo vệ rừng, kế hoạch phát triển rừng đúng với tình hình thực tế diện tích rừng, hiện trạng rừng, vốn rừng của đơn vị quản lý.

b) Đối tương

Toàn bộ diện tích rừng và đất lâm nghiệp trong phạm vi quản lý của Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên.

c) Tổ chức thực hiện

– Thực hiện Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng. Công ty, phân công bố trí giao trách nhiệm cho các phòng chuyên môn nghiệp vụ, các Trạm quản lý bảo vệ rừng có trách nhiệm điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng trên lâm phần rừng được giao quản lý.

– Trang thiết bị phục vụ điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng là bản đồ (bản đồ giấy, bản đồ số), ảnh vệ tinh, máy định vị GPS, máy tính bảng, thước dây…

– Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật – Quản lý bảo vệ rừng chịu trách nhiệm tổng hợp số liệu, tham mưu cho Lãnh đạo để báo cáo kết quả theo dõi diễn biến rừng đến Hạt Kiểm lâm theo đúng quy định.

12. Chế biến, thương mại lâm sản

a) Xây dựng nhà xưởng sơ chế và chế biến các sản phẩm nông lâm sản

Trong thời gian tới Công ty dự kiến sẽ phát triển và xây dựng xưởng sơ chế cây thuốc và một số (lâm sản ngoài gỗ), xưởng chế biến nông lâm sản chế biến cà phê, điều, mắc ca, tăm, nhang, đũa,…… Cụ thể như sau:

* Nhà xưởng chế biến nông, lâm sản, dược liệu:

– Diện tích nhà xưởng: 2.000 m2

– Đầu tư dây chuyền công nghệ, hệ thống máy móc thiết bị

– Tổng vốn đầu tư: 7 tỷ đồng

– Địa chỉ: Thôn 5, xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông

– Hình thức đầu tư: Liên doanh liên kết

* Nhà xưởng chế biến lồ ô, tre nứa:

– Diện tích: 500m2

– Đầu tư dây chuyền công nghệ, hệ thống máy móc thiết bị

– Tổng vốn đầu tư: 3 tỷ đồng

– Địa chỉ: Thôn 5, xã Quảng Trực, huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông

– Hình thức đầu tư: Liên doanh liên kết

b) Xây dựng văn phòng đại diện kết hợp dịch vụ thương mại tại huyện Đắk R’lấp

Mục tiêu xây dựng nhằm mục đích làm văn phòng đại diện và kinh doanh, dịch vụ theo quy định pháp luật.

– Diện tích: 1028 m2

– Tổng vốn đầu tư: 10 tỷ đồng

– Địa chỉ: Đường Nguyễn Du, tổ dân phố 2, thị trấn Kiến Đức, huyện Đăk R’lấp, tỉnh Đắk Nông.

– Hình thức đầu tư: Liên doanh liên kết

VI. Dự kiến nguồn thu, NHU CẦU VỐN VÀ NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ

1. Dự kiến nguồn thu

Các nguồn thu chính của công ty bao gồm:

– Thu từ nguồn DVMTR: Bình quân 16 tỷ/năm, tổng 160 tỷ cho 10 năm.

– Các nguồn thu hợp pháp khác: Bình quân 6 tỷ/năm, tổng 60 tỷ cho 10 năm.

– Thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ: Bình quân 2,6 tỷ/năm, tổng 26 tỷ cho 10 năm.

– Các nguồn thu từ hoạt động khai thác rừng: khoảng 11 tỷ đồng

Tổng hợp các nguồn thu cho 10 năm vào khoảng 257 tỷ đồng (Có thể sẽ thêm các nguồn thu trong tương lai như dịch vụ các bon, tăng giá điện, tăng diện tích quy đổi chi trả DVMTR,…)

2. Tổng hợp nhu cầu vốn cho kế hoạch quản lý rừng bền vững

Về mặt quan điểm công ty phân bổ nguồn kinh phí để thực hiện cho các hoạt động của phương án quản lý rừng bền vững dựa trên dự kiến nguồn thu và khái toán ra khối lượng. Tùy vào điều kiện cụ thể hàng năm Công ty sẽ xây dựng hồ sơ thiết kế dự toán kỹ thuật bảo đảm bố trí kinh phí thực hiện theo phương án và quy định của pháp luật.

a) Xây dựng phương án quản lý rừng bền vững cho Công ty

Công ty tổ chức xây dựng phương án QLRBV với tổng kinh phí được duyệt là 2.008.940.810đồng (Hai tỷ không trăm tám triệu chín trăm bốn mươi nghìn tám trăm mười đồng) cho toàn bộ diện tích của Công ty, với thời gian xây dựng cho phương án là 10 năm.

b) Bảo vệ rừng

Chi phí bảo vệ rừng bao gồm chi phí QLBVR tập trung và chi phí PCCR.

– Nhu cầu vốn đầu tư QLBVR tập trung cho một năm bình quân là 153.246.284.844 đồng (Một trăm năm mươi ba tỷ hai trăm bốn mươi sáu triệu hai trăm tám mươi tư nghìn tám trăm bốn mươi bốn đồng) (đã tính tỷ lệ trượt giá 3%). Như vậy tổng nhu cầu vốn bình quân cho mỗi năm là 15.324.628.484 đồng (Mười lăm tỷ ba trăm hai mươi bốn triệu sáu trăm hai mươi tám nghìn bốn trăm tám mươi tư đồng).

Chi phí này bao gồm các khoản chính sau: Lương, và các khoản phải đóng cho lực lượng QLBVR, chi phí thuê phương tiện tuần tra quản lý bảo vệ rừng, chi phí nhiên liệu xăng xe cho lực lượng QLBVR, chi phí hỗ trợ cho lực lượng quản lý bảo vệ rừng (bảo hộ lao động, chế độ nghỉ phép, nghỉ tại chỗ, Tiền ăn ca cho lực lực lượng BVR, Phụ cấp điện thoại, internet tại các trạm), chi phí làm thêm giờ, chi phí thuê mướn người dân tham gia tuần tra bảo vệ rừng, chi phí phối kết hợp tuần tra, quản lý bảo vệ rừng như chi phí cho xử lý các điểm nóng hội nghị tổng kết.

– Chi phí cho công tác PCCR là 700.000.000đồng (Bảy trăm triệu đồng chẵn) cho một năm, như vậy tổng chi phí cho cả giai đoạn là 7.000.000.000 đồng (Bảy tỷ đồng chẵn).

Bảng 12: Tổng nhu cầu vốn cho công tác bảo vệ rừng của Công ty

Đơn vị tính: Đồng

TT

Năm

Lương (trượt giá 3%/năm)

Các khoản cho QLBV

PCCR

Tổng tiền QLBV

1

2020-2021

8.560.000.000

4.463.700.000

700.000.000

13.723.700.000

2

2021-2022

9.159.200.000

4.463.700.000

700.000.000

14.322.900.000

3

2022-2023

9.433.976.000

4.463.700.000

700.000.000

14.597.676.000

4

2023-2024

9.716.995.280

4.463.700.000

700.000.000

14.880.695.280

5

2024-2025

10.008.505.138

4.463.700.000

700.000.000

15.172.205.138

6

2025-2026

10.308.760.293

4.463.700.000

700.000.000

15.472.460.293

7

2026-2027

10.618.023.101

4.463.700.000

700.000.000

15.781.723.101

8

2027-2028

10.936.563.794

4.463.700.000

700.000.000

16.100.263.794

9

2028-2029

11.264.660.708

4.463.700.000

700.000.000

16.428.360.708

10

2029-2030

11.602.600.529

4.463.700.000

700.000.000

16.766.300.529

Tổng tiền

153.246.284.844

Làm tròn

153.246.285.000

Như vậy tổng nhu cầu vốn của Công ty cho bảo vệ rừng trong cả chu kỳ 10 năm sẽ là 153.246.285.000 đồng (Một trăm năm mươi ba tỷ hai trăm bốn mươi sáu triệu hai trăm tám mươi năm đồng chẵn). Tổng nhu cầu vốn bình quân cho QLBVR mỗi năm là 15.324.628.500 đồng (Mười lăm tỷ ba trăm hai mươi bốn triệu sáu trăm hai mươi tám ngàn năm trăm đồng chẵn).

c. Phát triển rừng

Về quan điểm toàn bộ diện tích đất xâm canh hiện nay công ty sẽ đưa vào kế hoạch trồng rừng NLKH gắn với giao khoán theo Nghị định 168, công ty chỉ hỗ trợ phần cây giống tương ứng 1 năm vào khoảng 20 triệu đồng/ha, còn các chi phí khác do người dân tự đóng góp (tương ứng 40 triệu đồng/ha). Công ty không tổ chức trồng rừng tập trung.

Về trồng rừng khắc phục không thể đưa vào kế hoạch dự trù về mặt diện tích cụ thể lý do vì diện tích này chỉ khi nào bị lấn chiếm, bị phá thì mới đưa vào thực hiện. Tuy nhiên cần dự trù vốn cho hoạt động này. Dự kiến mỗi năm công ty sẽ dành một khoản tiền là 500 triệu cho hoạt động này. Như vậy nhu cầu vốn cho hoạt động này cho cả chu kỳ là 5 tỷ.

Chi tiết về nhu cầu vốn cho hoạt động phát triển rừng được cho chi tiết trong bảng 12 sau:

Bảng 13: Tổng hợp nhu cầu vốn cho công tác trồng rừng của Công ty

Đơn vị tính: Đồng

Stt

Năm

Diện tích (ha)

Vốn cho trồng rừng NLKH

Vốn trồng rừng khắc phục

Tổng nhu cầu vốn (đồng)

1

2020-2021

50

3.000.000.000

500.000.000

3.500.000.000,00

2

2021-2022

100

6.000.000.000

500.000.000

6.500.000.000,00

3

2022-2023

100

6.000.000.000

500.000.000

6.500.000.000,00

4

2023-2024

100

6.000.000.000

500.000.000

6.500.000.000,00

5

2024-2025

100

6.000.000.000

500.000.000

6.500.000.000,00

6

2025-2026

100

6.000.000.000

500.000.000

6.500.000.000,00

7

2026-2027

100

6.000.000.000

500.000.000

6.500.000.000,00

8

2027-2028

100

6.000.000.000

500.000.000

6.500.000.000,00

9

2028-2029

100

6.000.000.000

500.000.000

6.500.000.000,00

10

2029-2030

100

6.000.000.000

500.000.000

6.500.000.000,00

Tổng

62.000.000.000,00

Như vậy tổng nhu cầu vốn cho cả giai đoạn là 62.000.000.000đồng (Sáu mươi hai tỷ đồng chẵn), trong đó Công ty sẽ cung cấp 24.000.000.000đồng (Hai mươi bốn tỷ đồng chẵn), bình quân nhu cầu vốn cho mỗi năm là 2.400.000.000đồng (Hai tỷ bốn trăm triệu đồng chẵn). Số tiền còn lại là 38.000.000.000đồng (Ba mươi tám tỷ đồng chẵn) huy động người dân đóng góp.

Trồng rừng lại sau khai thác: Trồng rừng sau khai thác là rừng Giổi xanh + Mắc ca, bình quân 1ha là 80.000.000 đồng (Tám mươi triệu đồng chẵn) chi phí này bao gồm trồng và chăm sóc rừng trong 3 năm. Tổng diện tích rừng trồng sau khai thác sẽ là 127,55ha trong cả giai đoạn, tổng số tiền tương ứng sẽ là 10.200.000.000đồng (Mười tỷ hai trăm triệu đồng chẵn).

Như vậy tổng nhu cầu vốn cho phát triển rừng cả giai đoạn sẽ là 72.200.000.000 đồng (Bảy mươi hai tỷ hai trăm triệu đồng chẵn) trong đó Công ty sẽ cung cấp 34.200.000.000 đồng (Ba mươi tư tỷ hai trăm triệu đồng chẵn).

đ) Trồng và phát triển cây dược liệu

Trong giai đoạn quy hoạch Công ty dự kiến sẽ trồng và phát triển 200ha cây dược liệu dưới tán rừng đối với một số loài cây dược liệu có triển vọng, dự kiến số tiền đầu tư cho 1ha trồng cây dược liệu vào khoảng 25 triệu đồng/ha như vậy tổng số tiền sẽ là 5.000.000.000đồng (Năm tỷ đồng chẵn). Số tiền này sẽ huy động từ các nguồn vốn liên doanh liên kết.

e) Nghiên cứu khoa học, đào tạo tập huấn

Hàng năm Công ty sẽ chi từ nguồn khoa học công nghệ của doanh nghiệp (không quá 10% lợi nhuận trước thuế) cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo bình quân 150.000.000 đồng, như vậy tổng nhu cầu kinh phí cho toàn bộ giai đoạn là 1.500.000.000đồng (Một tỷ năm trăm ngàn đồng chẵn).

f) Du lịch sinh thái nghỉ dưỡng

Công ty có kế hoạch phát triển du lịch sinh thái thông qua hình thức tự tổ chức, dự tính trong giai đoạn 10 năm tổng vốn đầu tư khoảng 5.000.000.000đồng (Năm tỷ đồng chẵn).

g) Ổn định dân cư

Việc ổn định dân cư không thuộc thẩm quyền giải quyết của Công ty, tuy nhiên về mặt xã hội là đơn vị đóng trên địa bàn Công ty sẽ xem xét bố trí nguồn kinh phí khoảng 500 triệu đồng/năm (tùy theo doanh thu hàng năm người đại diện pháp luật của công ty sẽ quyết định theo thẩm quyền hoặc trình chủ sở hữu) để phục vụ cho hoạt động công ích của địa phương nhưng các hoạt động phải được pháp luật cho phép. Như vậy tổng số tiền cho cả 10 năm tổng vốn đầu tư khoảng 5.000.000.000đồng (Năm tỷ đồng chẵn).

h) Xây dựng cơ sở hạ tầng

Xây dựng cơ sở hạ tầng gồm các hạng mục như

+ Xây dựng trụ sở, hàng rào: 7.500.000.000 đồng (Bảy tỷ năm trăm triệu đồng chẵn). + Xây dựng văn phòng đại diện, kết hợp dịch vụ thương mại: 10.000.000.000 đồng (Mười tỷ đồng chẵn).

+ Xây dựng hai nhà xưởng chế biến: 10.000.000.000đồng (Mười tỷ đồng chẵn).

+ Xây dựng trạm mới: 1.000.000.000đồng (Một tỷ đồng chẵn).

+ Sửa chữa nâng cấp các trạm: 1.000.000.000đồng (Một tỷ đồng chẵn) (cả chu kỳ).

+ Nâng cấp, duy tu và bảo dưỡng hệ thống đường lâm nghiệp: 100.000.000 đồng/năm, tổng chu kỳ 1.000.000.000đồng (Một tỷ đồng chẵn).

+ Làm đường lâm nghiệp mới 14km từ trạm số 6 đến trạm số 8: 6.000.000.000đồng (Sáu tỷ đồng chẵn)

+ Xây dựng 2 chòi canh lửa là 400.000.000đồng (Bốn trăm triệu đồng)

+ Xây dựng 8 biển báo cấp độ cháy rừng, mỗi biển là 150.000.000đồng, tổng kinh phí là 1.200.000.000 đồng (Một tỷ hai trăm triệu đồng chẵn).

+ Xây dựng nâng cấp vườn ươm: 2.000.000.000đồng (Hai tỷ đồng chẵn).

Tổng số tiền cho cơ sở hạ tầng sẽ là 40.100.000.000đồng (Bốn mươi tỷ một trăm triệu đồng), trong đó vốn Công ty là 19.100.000.000đồng (Mười chín tỷ một trăm triệu đồng chẵn); vốn liên doanh liên kết là 21.000.000.000đồng (Hai mươi mốt tỷ đồng chẵn).

i) Vốn cho các mô hình chăn nuôi NLKH

– Vốn cho mô hình nuôi dê: 160.000.000đồng (Một trăm sáu mươi triệu đồng chẵn) – nguồn này do vốn của Công ty.

– Vốn cho mô hình nuôi heo: 80.000.000đồng (Tám mươi triệu đồng chẵn) – nguồn này do vốn của Công ty.

– Vốn xây nhà Yến: dự kiến xây 3 nhà, mỗi nhà 800.000.000động (Tám trăm triệu đồng chẵn), tổng số vốn huy động là 2.400.000.000đồng (Hai tỷ bốn trăm ngàn đồng chẵn) vốn này sẽ huy động từ các hình thức liên doanh, liên kết.

Như vậy tổng nhu cầu vốn cho hoạt động chăn nuôi NLKH là 2.640.000.000 đồng (Hai tỷ sáu trăm bốn mươi triệu đồng chẵn).

Bảng 14: Tổng hợp nhu cầu và nguồn vốn cho kế hoạch quản lý rừng bền vững

Đơn vị tính: đồng

Nguồn vốn

Nhu vầu vốn

Tổng số

Vốn của Công ty

Vốn liên doanh, liên kết, hợp tác đầu tư

Nguồn vốn xã hội hóa (huy động từ dân)

1. Xây dựng phương án QLRBV

2.008.940.810

2.008.940.810

   

2. Bảo vệ rừng

153.246.285.000

153.246.285.000

   

3. Phát triển rừng

     

38.000.000.000

  • NLKH

62.000.000.000

24.000.000.000

   
  • Trồng rừng sau khai thác

10.200.000.000

10.200.000.000

   

4. Trồng và phát triển cây dược liệu

5.000.000.000

 

5.000.000.000

 

5. Đào tạo tập huấn

1.500.000.000

1.500.000.000

   

6. Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng

5.000.000.000

5.000.000.000

   

7. Ổn định dân cư

5.000.000.000

5.000.000.000

   

8. Xây dựng cơ sở hạ tầng

40.100.000.000

19.100.000.000

21.000.000.000

 

– Xây dựng trụ sở, hàng rào công ty

7.500.000.000

7.500.000.000

   

– Xây dựng văn phòng đại diện, kết hợp dịch vụ thương mại

10.000.000.000

5.000.000.000

5.000.000.000

 

+ Xây dựng hai nhà xưởng chế biến

10.000.000.000

 

10.000.000.000

 

+ Xây dựng trạm mới

1.000.000.000

1.000.000.000

   

+Sửa chữa nâng cấp các trạm

1.000.000.000

1.000.000.000

   

+ Nâng cấp, duy tu và bảo dưỡng hệ thống đường lâm nghiệp

1.000.000.000

1.000.000.000

   

+ Làm đường lâm nghiệp mới

6.000.000.000

 

6.000.000.000

 

+ Xây dựng chòi canh lửa

400.000.000

400.000.000

   

+ Xây dựng biển báo cấp độ cháy rừng

1.200.000.000

1.200.000.000

   

+ Xây dựng nâng cấp vườn ươm

2.000.000.000

2.000.000.000

   

9. Vốn cho các mô hình chăn nuôi NLKH

2.640.000.000

240.000.000

2.400.000.000

 

Tổng

286.695.225.810

220.295.225.810

28.400.000.000

38.000.000.000

Bảng trên cho thấy tổng nhu cầu vốn đầu tư của cho phương án là 286.695.225.810đồng (Hai trăm tám mươi sáu tỷ sáu trăm chín mươi năm triệu hai trăm hai mươi lăm nghìn tám trăm mười đồng chẵn). Trong đó nhu cầu vốn từ nguồn Công ty là 220. 295.225.810đồng (Hai trăm hai mươi tỷ hai trăm chín mươi lăm triệu hai trăm hai mươi lăm nghìn tám trăm mười đồng chẵn), bình quân 22.029.522.581,0 đồng (Hai mươi hai tỷ không trăm hai mươi chín triệu năm trăm hai mươi hai nghìn đồng/năm; vốn liên doanh liên kết vào khoảng 28,5 tỷ đồng; vốn huy động từ dân là 38 tỷ đồng.

VII. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Giải pháp về công tác quản lý, nguồn nhân lực

– Phương án sử dụng lao động cơ bản vẫn không thay đổi lớn như hiện nay, chủ yếu giảm và chuyển lao động ở bộ phận gián tiếp sang bộ phận kinh doanh tổng hợp và bổ sung thêm lao động có tay nghề làm làm tại các xưởng chế biến. Các năm sau, tùy theo yêu cầu sản xuất kinh doanh, đơn vị sẽ tiến hành tuyển thêm lao động để đáp ứng công việc, tiền lương, thưởng được hạch toán theo sản xuất kinh doanh.

– Củng cố và xây dựng lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách của đơn vị, tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng, khai thác lâm sản chủ yếu là lâm sản ngoài gỗ theo quy định của pháp luật; tăng cường sự phối hợp giữa các lực lượng chuyên trách trên địa bàn để ngăn chặn mọi hành vi xâm hại đến tài nguyên rừng; tổ chức thực hiện tốt công tác.

– Sắp xếp, bố trí cán bộ hợp lý, phù hợp với trình độ, năng lực chuyên môn của mỗi cá nhân ở từng bộ phận, trạm nhằm đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị; khuyến khích và tạo điều kiện để cán bộ, công nhân viên, người lao động học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, đồng thời hàng năm làm tốt công tác quy hoạch cán bộ, chú trọng những cán bộ trẻ có trình độ và năng lực, nhằm đảm bảo thực hiện tốt các nhiệm vụ trong giai đoạn tới của Công ty.

– Đối với công tác QLBVR, cần có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa đơn vị, các ngành chức năng và chính quyền địa phương. Công ty có biện pháp xử lý kịp thời, kiên quyết các đối tượng vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng, không phân biệt đối tượng vi phạm, nhằm phát huy tính răn đe, giáo dục và thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, như vậy mới phát huy hiệu quả công tác bảo vệ rừng. Cần có các giải pháp thu hút sự tham gia nhiều nhất của cộng đồng trong.

– Hàng năm Công ty đều chủ động lên kế hoạch mời các chuyên gia và các giáo viên đầu ngành trong lĩnh vực lâm nông nghiệp để mở các lớp đào tạo ngắn hạn về sử dụng thiết bị, phần mềm nhằm nâng cao chất lượng lao động đáp ứng được yêu cầu hiện đại hóa trong quản lý tài nguyên rừng của Công ty. Trong thời gian tới Công ty tiếp tục triển khai hình thức đưa cán bộ đi tập huấn (thiết kế, kỹ thuật lâm sinh, tham quan các mô hình điểm, công tác giống) do các chương trình, dự án tổ chức.

– Trong tương lai để có được nguồn nhân lực tại chỗ có chất lượng cao phục vụ cho nhu cầu phát triển của Công ty, Công ty sẽ phối hợp với chính quyền địa phương khuyến khích người dân đầu tư cho con em được đào tạo các ngành nghề nông lâm nghiệp và sẽ xây dựng những cơ chế hợp lý để đảm bảo nguồn nhân lực này sẽ được sử dụng một cách hợp lý và có hiệu quả nhất. Bên cạnh đó Công ty sẽ lập kế hoạch về nhu cầu nhân sự được đào tạo qua các năm để cho bà con thấy được tương lai làm việc của con em mình.

– Chỉ đạo và điều hành việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ, kiểm tra và giám sát kỹ thuật, nghiệm thu và chịu trách nhiệm về khối lượng, chất lượng các công trình thuộc phương án đầu tư theo đúng quy hoạch, kế hoạch và phương án được duyệt đảm bảo tiến độ và hiệu quả của phương án.

– Các công việc được thực hiện theo thời vụ như trồng rừng, nuôi dưỡng, tu sửa các hệ thống đường lâm nghiệp, hệ thống băng cản lửa,…. Công ty sẽ tổ chức thực hiện thông qua ký kết các hợp đồng kinh tế, hoặc khoán sản phẩm đến người lao động.

– Xây dựng chi tiết hợp đồng khoán bảo vệ rừng, trồng rừng (đối với các mô hình NLKH) nhằm xác định rõ trách nhiệm, quyền lợi của các hộ gia đình, tổ chức, cá nhân khi tham gia nhận khoán.

– Đảm bảo thực hiện tốt các chế độ chính sách được đầy đủ, kịp thời cho người lao động trong đơn vị cũng như các hộ nhận khoán bảo vệ rừng, quan tâm đúng mức đến quyền và lợi ích chính đáng của người lao động, nhằm giúp cho người lao động đảm bảo về mặt thu nhập, an tâm gắn bó với công tác quản lý bảo vệ rừng.

2. Giải pháp về phối hợp với các bên liên quan

– Xây dựng quy chế hoặc hợp đồng phối hợp với các cơ quan chức năng như công an, bộ đội biên phòng để kết hợp quản lý bảo vệ rừng và xử lý các điểm nóng về xâm lấn rừng.

– Phối hợp với các cơ quan ngành dọc như Kiểm lâm huyện, sở NNPTNT, Quỹ Bảo vệ và phát triển rừng rừng của tỉnh, rà soát và kiểm kê các loại rừng nhằm đảm bảo việc thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng đúng với thực tế.

– Thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương để tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong nhân dân về ý nghĩa của trồng rừng kinh tế. Tuyên truyền luật bảo vệ và phát triển rừng, Nghị định, Thông tư hướng dẫn xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý bảo vệ rừng để người dân hiểu được tầm quan trọng của việc bảo vệ và phát triển rừng.

– Phối hợp với chính quyền địa phương ký cam kết bảo vệ rừng, PCCCR với người dân sinh sống trên địa bàn do Công ty quản lý.

– Ưu tiên sử dụng lao động địa phương trong các hoạt động sản xuất lâm nghiệp của Công ty đảm bảo đầy đủ mọi quyền lợi của người lao động theo luật pháp quy định. (Luật lao động, Công ước ILO).

– Thông báo các quy định về giải quyết tranh chấp, quy định cộng đồng, để người dân được biết và cùng phối hợp với Công ty trong việc thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng và đất rừng.

– Công ty tôn trọng quyền sử dụng đất của các cộng đồng dân cư và các bên liên quan. Công ty chỉ sử dụng đất của các công đồng dân cư và các bên liên quan khi có sự đồng ý tự nguyện, bằng văn bản của họ.

– Công ty ủng hộ địa phương xây dựng các công trình phúc lợi như: nhà tình thương, đường giao thông, nhà văn hóa, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân địa phương.

– Công ty không tiến hành các hoạt động sản xuất lâm nghiệp khi có mâu thuẫn xảy ra tại các diện tích có yêu sách đòi đất, lãnh thổ hoặc quyền truyền thống mà chưa nhận được sự đồng thuận của người dân địa phương và các bên liên quan khác.

– Trước khi tiến hành các hoạt động quản lý rừng có khả năng gây thiệt hại, mất mát và các tác động tiêu cực khác ảnh hưởng tới người dân địa phương, Công ty sẽ thỏa thuận, tìm hướng giải quyết hợp lý, nếu các hoạt động đó gây ảnh hưởng bất lợi thì sẽ bồi thường thiệt hại.

– Trong hoạt động quản lý rừng Công ty áp dụng Quy trình giải quyết mâu thuẫn, khiếu nại trong quản lý, bảo vệ rừng trồng.

3. Giải pháp về khoa học, công nghệ

– Ứng dụng khoa học công nghệ tiên tiến về giống cây trồng và biện pháp kỹ thuật lâm sinh, quản lý đất đai với các phần mềm chuyên ngành có độ chính xác cao để mang lại hiệu quả. Cụ thể thực hiện việc chọn lọc giống mới cho năng suất cao phù hợp với sinh thái và điều kiện cây trồng ở địa phương, hiện tại Công ty đã chọn lọc một số mắc ca phù hợp với điều kiện địa phương như

– Quản lý rừng bằng xây dựng các hồ sơ và bản đồ số phù hợp với yêu cầu thực tế hiện nay.

– Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh, đặc biệt là trong khâu trồng rừng, cây giống phải có xuất xứ tốt, có chứng nhận của các cơ quan có thẩm quyền. Cần chú trọng đầu tư thâm canh theo đúng quy trình, tăng cường lực lượng cán bộ kỹ thuật để kiểm tra, giám sát chặt chẽ quá trình trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng.

– Thực hiện đúng các chính sách, các quy trình, quy phạm kỹ thuật lâm sinh hiện hành. Tham mưu cấp trên tìm ra các giải pháp kỹ thuật áp dụng cho tiểu vùng khí hậu đặc thù tại địa phương.

– Ứng dụng ảnh viễn thám, công nghệ thông tin trong điều tra rừng, quản lý tài nguyên rừng để đánh giá đúng diễn biến rừng, thay đổi đất đai, lập ô định vị theo dõi thay đổi tổ thành loài, đa dạng sinh học, tăng trưởng rừng, tái sinh rừng.

– Bố trí nâng cấp, mua sắm máy móc thiết bị và xây dựng mới các hạng mục công trình đảm bảo đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của quá trình sản xuất kinh doanh.

– Khu vực chế biến lâm sản ngoài gỗ, sẽ được mở rộng cùng với số máy móc của xưởng chế biến cũ, đầu tư mua sắm bổ sung thêm nhằm đáp ứng yêu thị trường.

– Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh đặc biệt là trong khâu chế biến gỗ, tinh chế gỗ, sản xuất hàng mộc gia dụng và trang trí nội thất.

4. Giải pháp về nguồn vốn, huy động nguồn vốn đầu tư

Nguồn vốn đầu tư thực hiện kế hoạch sản xuất phát triển rừng bền vững từ nguồn thu dịch vụ môi trường rừng, nguồn vốn hỗ trợ do tạm ngừng khai thác, từ các hoạt động khai thác lâm sản ngoài gỗ, từ các mô hình NLKH, vốn liên doanh liên kết, huy động vốn từ nguồn vốn xã hội.

5. Giải pháp về thị trường (chỉ áp dụng với chủ rừng có sản xuất kinh doanh)

– Tăng cường sự hợp tác, liên doanh – liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để cung cấp nguyên liệu, vật tư, gia công, tiêu thụ sản phẩm. Ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp lớn để tìm nguồn tiêu thụ đầu ra cho các sản phẩm nông lâm sản.

– Tăng cường các biện pháp tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, đa dạng hoá sản phẩm tinh chế để đáp ứng nhu cầu của thị trường.

– Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, hạ giá thành sản phẩm, tiêu thụ hết sản phẩm làm ra.

6. Giải pháp khác

Giải pháp về xử lý xung đột về đất đai: Xử lý theo Quyết định số 2159 của UBND tỉnh Đắk Nông, Quyết định số 500 UBND tỉnh Đắk Nông.

VIII. ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA PHƯƠNG ÁN

1. Hiệu quả về kinh tế

Thực hiện thành công phương án QLRBV sẽ đạt các chỉ tiêu kinh tế, bảo toàn và không ngừng phát triển vốn rừng; Công ty hoạt động ổn định, doanh thu ngày càng tăng.

a) Giá trị sản phẩm thu được

Ngoài các thu nhập chính của Công ty là từ cung ứng dịch vụ môi trường rừng, những năm tiếp theo Công ty sẽ tăng doanh thu theo hướng đẩy mảnh sản xuất dịch vụ trong lĩnh vực nông lâm nghiệp như khai thác rừng trồng và chế biến các lâm sản ngoài gỗ, nông, lâm sản trong vùng; sản xuất và cung ứng giống cây trồng có chất lượng cao phục vụ công tác trồng rừng và sản xuất NLKH của bà con trong vùng; liên doanh liên kết với các đơn vị khác nhau để phát triển du lịch sinh thái.

Tổng hợp các nguồn thu cho 10 năm vào khoảng 257 tỷ đồng (Có thể sẽ thêm các nguồn thu trong tương lai như dịch vụ các bon, tăng giá điện, tăng diện tích quy đổi chi trả DVMTR,…)

b) Sản phẩm từ các hoạt động lâm sinh

Sản phẩm từ hoạt động lâm sinh bao gồm các hoạt động từ quản lý bảo vệ rừng phát triển rừng tự nhiên, phát triển rừng trồng.

– Bảo vệ rừng: Bảo vệ toàn bộ diện tích rừng hiện có và các diện tích rừng mới phát triển cho cả chu kỳ. Tổng diện tích khi hoàn thành phương án đối với đất có rừng sản xuất là rừng tự nhiên 20.784.47ha đến năm cuối cùng sẽ tăng thêm 111,89ha rừng tự nhiên nâng tổng số rừng tự nhiên của Công ty sẽ là 20.896,36ha. Tổng diện tích rừng trồng của Công ty là 1.945,04ha. Tổng diện tích bảo vệ rừng của Công ty hết chu kỳ kinh doanh sẽ là 22.841,40ha.

– Phát triển rừng trồng: Bao gồm những rừng trồng lại sau khai thác và các mô hình rừng NLKH

+ Rừng trồng lại sau khai thác của cả giai đoạn là 127,5ha

+ Rừng trồng mới theo phương thức NLKH của cả giai đoạn là 950ha.

Như vậy nâng tổng số diện tích rừng trồng mới trong cả chu kỳ sẽ là 1077,50ha.

– Phát triển rừng tự nhiên: Hiện tại Công ty có 111,89ha diện tích sẽ được quy hoạch khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, đến khi hết giai đoạn này toàn bộ diện tích này sẽ phát triển thành rừng tự nhiên.

c) Tăng vốn rừng

– Tăng lên về diện tích: Tổng số diện tích rừng trồng mới tăng trong cả chu kỳ sẽ là 950ha (NLKH).

– Tăng lên về trữ lượng: Đối với những diện tích rừng trồng Cao su, Điều không tính giá trị thông qua trữ lượng. Đối với diện tích thông còn lại thời điểm hiện tại đạt gần 145m3/ha, những diện tích này đang ở trong giai đoạn già cỗi lượng tăng lên không đáng kể dự tính hết giai đoạn cũng chỉ đạt được từ 145 – 150m3/ha. Đối với các diện tích Keo, ở thời điểm hiện tại đạt trên dưới 20m3/ha, do tình hình sinh trưởng của những diện tích keo này vào loại kém vì vậy dự kiến khi đưa vào khai thác chỉ tăng lên khoảng 60m3/ha như vậy tổng trữ lượng keo tăng lên của Công ty vào khoảng 3.158m3.

d) Giá trị kinh tế thu từ các dịch vụ

Khi phương án thực hiện thành công sẽ làm tăng diện tích rừng trồng, diện tích rừng tự nhiên hiện có được bảo vệ và phục hồi thông qua công bảo vệ rừng, công tác khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên, nuôi dưỡng rừng. Công ty thực được như phương án QLRBV đề ra thì diện tích rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng ngày càng tăng thể hiện thông qua tăng diện tích rừng (cả rừng trồng, rừng phục hồi) và tăng trữ lượng rừng, diện tích rừng giàu và trung bình ngày càng tăng. Đối với những diện tích rừng trồng cuối chu kỳ sẽ đến kỳ khai thác, góp phần đem lại hiệu quả kinh tế cao, cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lâm sản.

– Thu từ nguồn DVMTR: Bình quân 16 tỷ/năm, tổng 160 tỷ cho 10 năm.

– Các nguồn thu hợp pháp khác: Bình quân 6 tỷ/năm, tổng 60 tỷ cho 10 năm.

– Thu từ các hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ: Bình quân 2,6 tỷ/năm, tổng 26 tỷ cho 10 năm.

2. Hiệu quả về xã hội

– Thông qua các hoạt động lâm sinh trong phương án, người dân địa phương có việc làm, góp phần xoá đói giảm nghèo, hạn chế thất nghiệp, góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn. Công ty tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, thông qua hình thức thuê mướn công việc như trồng rừng, QLBVR, khai thác lâm sản ngoài gỗ. Bình quân hàng năm Công ty tổ chức thuê mướn vào khoảng từ 40.000-60.000 ngày công lao động. Việc thuê lao động tại chỗ đã góp phần tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân, giúp người dân có thêm thu nhập lúc nông nhàn góp phần nâng cao đời sống cho đồng bào các buôn, từng bước xã hội hóa nghề rừng trên địa bàn quản lý, góp phần nâng cao độ che phủ của rừng.

– Công ty phối hợp với các cơ quan chức năng giải quyết các vấn đề tranh chấp đất đai, đặc biệt những diện tích đất rừng do Công ty quản lý đang bị đồng bào dân tộc tại chỗ xâm lấn. Mục tiêu cuối cùng là làm thế nào để xanh hóa các diện tích này và mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường cao nhất cho Công ty cũng như cho bà con. Đối với những diện tích đất không thể thu hồi để trồng rừng, Công ty sẽ tiến hành cho bà con nhận khoán để sản xuất NLKH, trong đó các cây trồng đa mục đích, cây công nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao. Như vậy cộng đồng dân cư sẽ chung tay, góp vốn, vật tư, công lao động cùng Công ty phát triển các mô hình này và được hưởng hầu hết các giá trị kinh tế từ các mô hình (hình thức phân chia người dân được hưởng (95 – 98%).

– Các mô hình phát triển kinh doanh tổng hợp của Công ty như bao tiêu, sơ chế, chế biến các sản phẩm nông lâm sản trên địa bàn sẽ giúp bà con yên tâm sản xuất nông lâm nghiệp và mang lại hiệu quả kinh tế cao.

– Các chương trình phát triển cơ sở hạ tầng và du lịch sinh thái cũng góp phần giải quyết công ăn việc làm và phát triển các dịch vụ liên quan cho cộng đồng địa phương.

– Công ty sẽ hỗ trợ điạ phương trong các hoạt động cộng đồng như: xây nhà tình nghĩa, giúp đỡ các em nhỏ có hoàn cảnh nghèo khó và học giỏi, hỗ trợ địa phương xây dựng các công trình phúc lợi, đường xá… với số tiền là 5 tỷ đồng cho toàn bộ giai đoạn xây dựng phương án. Bên cạnh đó Công ty sẽ các kế hoạch phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao một rõ ràng, khuyến khích tuyển dụng các cán bộ kỹ thuật là con đồng bào các dân tộc tại chỗ.

– Các hoạt động khác nhau của Công ty từ các hoạt động kinh tế đến các hoạt động về tinh thần và tuyên truyền về pháp luật sẽ dần dần chuyển biến được suy nghĩ và hành động của người dân địa phương, đặc biệt là các hiệu quả kinh tế làm cho người dân phối hợp và hợp tác với Công ty trong việc tăng độ che phủ của rừng.

– Ổn định và tăng thu nhập cho cán bộ công nhân viên Công ty.

3. Hiệu quả về môi trường

a. Ảnh hưởng tích cực

Trong thời gian tới Công ty sẽ thực hiện các biện pháp kỹ thuật lâm sinh để nuôi dưỡng 111,89ha là đất trống có cây tái sinh thành rừng thứ sinh; từng bước đưa diện tích gần 1000ha đất trống không có rừng (đất xâm lấn, tranh chấp) thành rừng (rừng trồng sau khai thác và các mô hình NLKH), khai thác 127,5ha rừng Thông và Keo. Sau khi phương án được triển khai sẽ trở thành một hệ thống rừng phát triển bền vững góp phần quan trọng cho bảo tồn đa dạng sinh học, hình thành và duy trì môi trường sống cho các loài động, thực vật quý hiếm có giá trị bảo tồn trong khu vực.

Hầu hết diện tích rừng và đất rừng do Công ty quản lý đều là những vùng rừng có vị trí trọng yếu, có tác dụng bảo vệ nguồn nước, chống sạt lở, bồi lắng các hồ thủy lợi, công trình nước sinh hoạt, các diện tích rừng sản xuất của Công ty (phần lớn là rừng tự nhiên) đảm bảo và tăng cường cung cấp các giá trị dịch vụ môi trường rừng như tăng khả năng phòng hộ môi trường, giữ nước đầu nguồn, giữ đất chống xói mòn, bảo vệ và điều hòa nguồn nước của sông; góp phần giữ nước vào mùa khô hạn, hạn chế được lũ lụt vào mùa mưa ở vùng hạ lưu; tích trữ và điều hoà lượng nước tưới tiêu, sinh hoạt cho bà con các buôn, góp phần không nhỏ đến quá trình phát triển kinh tế trong vùng.

Một trong những đóng góp không nhỏ của công tác bảo vệ và phát triển rừng đó là góp phần cân bằng sinh thái và cải thiện tiểu khí hậu vùng, tăng khả năng hấp thu khí CO2, góp phần vào việc chống biến đổi khí hậu tại khu vực. Việc bảo vệ được các hệ sinh thái rừng sẽ góp phần phát triển các hoạt động du lịch sinh thái góp phần nâng cao nhận thức của bà con trong vùng về các giá trị của rừng đặc biệt là các diện tích rừng của Công ty, đồng thời mang lại các nguồn lợi kinh tế xã hội khác.

b. ảnh hưởng tiêu cực (có thể có)

Công ty sẽ áp dụng các biện pháp khai thác tác động thấp và chú ý đến vấn đề môi trường khi thực hiện các biện pháp phát triển rừng. Tuy nhiên, các hoạt động khai thác rừng và khai thác lâm sản thực hiện trên địa bàn Công ty có thể sẽ gây ra một số tác động tiêu cực cho môi trường sinh thái như sau:

* Bụi, khí thải:

– Tro, bụi và các khí thải độc hại như CO, SO2, NOx, bụi, muội phát sinh do quá trình khai thác, cán bộ, công nhân khai thác ở lán trong rừng thải ra.

– Bụi từ công đoạn cuốc hố trồng rừng, xới vun gốc trong quá trình chăm sóc rừng làm ảnh hưởng đến môi trường; mức độ phát tán vào không khí trong phạm vi hẹp nên ít ảnh hưởng đối với môi trường mà chủ yếu ảnh hưởng tới công nhân trực tiếp sản xuất.

– Bụi phát sinh do quá trình vận chuyển, vận xuất: Hình thức vận xuất gỗ chủ yếu bằng các xe vận tải nhẹ, nên phần nào vẫn phát sinh ra ô nhiễm; một số trường hợp vẫn sử dụng hình thức kéo lết sẽ tạo ra bụi phát tán vào môi trường không khí ở mức độ ít.

* Tiếng ồn: Tiếng ồn từ quá trình khai thác và vận chuyển, vận xuất gỗ thường không lớn và không liên tục. Tuy nhiên do rừng là một hệ sinh thái rất nhạy cảm đối với các tác nhân vật lý, đặc biệt là tiếng ồn do vậy trong khai thác cần chú ý giảm thiểu.

* Tác động tới môi trường đất

Nguồn gây ô nhiễm: Do bón phân vô cơ; sử dụng hoá chất bảo vệ thực vật trong giai đoạn trồng rừng và ươm cây. Để hạn chế công ty cố gắng sử dụng các loại phân chuồng và phân vi sinh, không sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật.

Xói mòn đất xảy ra do hoạt động trồng, phát dọn thực bì và khai thác rừng: Đây được coi là tác động lớn nhất tới môi trường khi thực hiện phương án. Chú ý khi có hoạt động khai thác áp dụng đúng quy trình khai thác tác động thấp để hạn chế tối đa các tác động xấu tới môi trường.

* Tác động tới môi trường nước

Do hoạt động khai thác rừng bỏ lại cành lá, chất thải do công nhân thi công sinh hoạt tại rừng thải ra; do xói mòn đất trong quá trình cuốc hố trồng rừng và một số hoạt động khác. Chất thải xuống dòng chảy làm thay đổi hợp chất hữu cơ, hàm lượng COD, BOD trong nước.

Có thể sẽ có ô nhiễm môi trường do các phương tiện vận hành trong quá trình khai thác sử dụng xăng dầu như cưa xăng, các phương tiện vận chuyển bị rò rỉ.

Công ty phải áp dụng triệt để các nguyên tắc của khai thác tác động thấp và cần có các biện pháp kiểm tra giám sát thường xuyên các phương tiện vận chuyển khi tiến hành các hoạt động khai thác rừng.

* Tác động đến đa dạng sinh học

Tất cả các công đoạn sản xuất từ khai thác, phát, dọn thực bì, cuốc hố trồng rừng, chăm sóc rừng đều gây tác động nhất định đến đa dạng sinh học trong khu vực. Phát và dọn thực bì để trồng rừng là hoạt động có tác động lớn đối với đa dạng sinh học, từ hoạt động này làm mất đi tầng cây bụi, thảm tươi. Tuy nhiên có một số loài cây mọc nhanh sẽ nhanh chóng mọc lại ngay sau khi trồng rừng.

Các hoạt động chăm sóc rừng bao gồm phát thực bì cạnh tranh, dây leo, tỉa cành, xới vun gốc ít làm thay đổi môi trường sống của động thực vật trong khu vực; do vậy ít ảnh hưởng đến đa dạng sinh học.

Khai thác phải sử dụng các loại phương tiện chặt hạ như cưa xăng, dao, búa; vận xuất sử dụng các phương tiện vận chuyển; hiện tượng cây đổ làm dập nát thảm thực vật tầng dưới; những hoạt động trên đều làm giảm tính đa dạng sinh học trong khu vực thực hiện phương án.

Hạn chế các tác động ở các khu vực có giá trị bảo tồn cao, các khu vực là môi trường số của một số loài động, thực vật quý hiếm vì các hoạt động khai thác có thể làm sáo trộn, chia cắt hệ sinh thái của các loài này.

Chương 4: TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

– Chủ tịch Công ty là người chỉ đạo chung thực hiện phương án và phân công trách nhiệm cho các thành viên và các bộ phận chuyên môn nghiệp vụ như sau:

– Giám đốc Công ty chịu trách nhiệm chính và trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo các bộ phận, các phòng, ban trực thuộc Công ty thực hiện các nội dung theo đúng kế hoạch được duyệt trong Phương án.

– Các Phó Giám đốc giúp việc cho Giám đốc, tham mưu giải quyết những vướng mắc kịp thời của các phòng, ban trực thuộc Công ty để có hướng xử lý kịp thời.

– Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật – Quản lý bảo vệ rừng có trách nhiệm:

+ Đưa ra ý tưởng, kế hoạch, kỹ thuật của phương án QLRBV, cập nhật các bản đồ hiện trạng sử dụng đất, hiện trạng tài nguyên rừng.

+ Xây dựng các hồ sơ thuyết minh phương án phòng chống cháy rừng hàng năm.

+ Xây dựng các hồ sơ phương án QLBVR hàng năm.

+ Phối hợp với các đơn vị liên kết xây dựng phương án phát triển DLST.

+ Chịu trách nhiệm trực tiếp kiểm tra, đôn đốc các Trạm thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ và phát triển rừng.

+ Mời thành phần UBNDX, Kiểm lâm địa bàn, đồn biên phòng tham gia vào thực hiện kế hoạch quản lý bảo vệ rừng.

+ Xây dựng kế hoạch đào tạo kỹ thuật, các lớp tập huấn ngắn ngày cho các cán bộ công nhân viên của Công ty.

+ Xây dựng các kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, tu sửa cơ sở vật chất hiện có của Công ty.

– Phòng Tổ chức – Tài vụ:

+ Bộ phận tài vụ: Chịu trách nhiệm theo dõi công tác tài chính, lập kế hoạch, báo cáo kế toán theo đúng qui định.

+ Bộ phận tổ chức: Lên kế hoạch nhân sự thực hiện các nhiệm vụ của phương án, có quy hoạch bồi dưỡng cán bộ, kế hoạch tuyển dụng tròng gian thực hiện phương án, thực hiện việc mở các lớp đào tạo ngắn hạn cho cán bộ công nhân viên của Công ty tại Công ty cũng như tham quan học tập tại các cơ sở khác.

+ Xây dựng các hồ sơ giao khoán cho các hộ dân tham gia vào công tác QLBVR và phát triển rừng.

+ Thực hiện và giám sát các hoạt động phát triển cộng đồng của Công ty.

– Các trạm quản lý bảo vệ rừng:

+ Trực tiếp quản lý bảo vệ rừng trên diện tích được giao.

+ Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của các hộ nhận khoán trong phạm vi quản lý, chủ động phối hợp với UBND xã Quảng Trực, kiểm lâm địa bàn trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý bảo vệ rừng trên diện tích được giao.

– Phòng quản lý dự án: Chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát các dự án trồng rừng, dự án phát triển NLKH của Công ty.

– Xí nghiệp kinh doanh tổng hợp:

+ Xây dựng kế hoạch phát triển vườn ươm của Công ty

+ Xây dựng phương án liên doanh liên kết với các đơn vị về xây dựng xưởng chế biến nông lâm sản và cây thuốc.

+ Xây dựng phương án xây dựng phòng trưng bày và giới thiệu về hệ sinh thái rừng của Công ty cũng như các sản phẩm Công ty đang triển khai thực hiện.

+ Xây dựng các phương án hoạt động trong các lĩnh vực tư vấn các công trình kỹ thuật lâm sinh, xây dựng đường vận xuất, vận chuyển lâm nghiệp.

+ Xây dựng các hồ sơ thuyết minh trồng rừng, chăm sóc, bảo vệ rừng, theo kế hoạch phân hàng năm.

+ Xây dựng các hồ sơ thiết kế các phương án NLKH.

II. KẾ HOẠCH KIỂM TRA, GIÁM SÁT

1. Mục đích của việc kiểm tra, giám sát

Kiểm tra, giám sát là một công tác cần thiết nhằm để nắm được tình hình thực hiện cụ thể có theo như thiết kế ban đầu hay không để từ đó có thể sẽ phải đưa ra các điều chỉnh kế hoạch quản lý cho phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cao cả về kinh tế, xã hội và môi trường. Vì vậy, Công ty xác định công tác kiểm tra, giám sát là việc làm thường xuyên, liên tục nhằm:

– Xác định được những thay đổi của tài nguyên rừng từ hoạt động lâm nghiệp hiện tại của Công ty và môi trường tự nhiên.

– Thu thập thông tin thường xuyên để nắm được tình hình và tác động theo thời gian của công tác quản lý rừng ở những khu vực quan trọng, ở những diện tích rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng.

– Kết quả kiểm tra, giám sát sẽ được thông báo cho cán bộ công nhân viên trong các cuộc họp giao ban, tóm tắt kết quả gửi để các bên liên quan nắm được. Ban kiểm tra, giám sát sẽ tổng hợp kết quả giám sát, đề xuất các biện pháp khắc phục sau đó lãnh đạo Công ty sẽ tổ chức họp để điều chỉnh phương án quản lý rừng cho phù hợp với điều kiện thực tế. Kết quả họp giám sát cuối năm sẽ được sử dụng để điều chỉnh phương án quản lý rừng cho năm sau. Ban giám sát có trách nhiệm theo dõi sự khắc phục những tồn tại của những lần giám sát trước. Các hoạt động khắc phục phải được tiến hành và thực thi một cách nghiêm túc không để những tồn tại tiếp diễn ở những lần giám sát sau.

2. Nội dung kiểm tra, giám sát

a). Kiểm tra, giám sát hoạt động vườn ươm

Các hoạt động kiểm tra, giám sát bao gồm:

– Tiến độ thực hiện các hoạt động nâng cấp vườn ươm theo kế hoạch thời gian định trước.

– Các trang thiết bị được lắp đặt tại vườn ươm có đúng với yêu cầu hay không.

– Đánh giá nguy cơ tiềm ẩn đến môi trường trước khi thực hiện hoạt động gieo tạo cây giống: Trước khi bước vào mùa gieo tạo cây giống Công ty sẽ tiến hành đánh giá các nguy cơ tiềm ẩn đến môi trường từ đó đưa ra các cảnh báo để thực hiện.

– Giám sát các chỉ tiêu kỹ thuật và việc tuân thủ quy trình kỹ thuật gieo tạo cây giống: nguồn gốc giống; kỹ thuật làm đất, đóng bầu; chăm sóc, bảo vệ; tình trạng phát triển của cây con; tình hình sâu, bệnh hại cây con; số lượng cây con gieo tạo, số lượng, tiêu chuẩn cây xuất vườn.

– Giám sát việc thực hiện quy định về An toàn vệ sinh lao động: việc đào tạo, tập huấn cho người lao động; lao động địa phương, lao động trẻ em,…; việc trang bị, sử dụng bảo hộ lao động; tiền lương, tiền công, các loại bảo hiểm của công nhân vườn ươm.

– Giám sát việc tuân thủ quy định về sử dụng hóa chất: các loại hóa chất được sử dụng tại trạm giống phải tuân thủ quy định của Công ty, phải được Pháp luật Việt Nam và FSC cho phép sử dụng; phải có Sổ theo dõi nhập xuất tồn hóa chất.

– Giám sát tác động môi trường, xã hội: tình trạng vệ sinh vườn ươm, tình trạng rác thải, tình hình sử dụng hóa chất và các ảnh hưởng của nó đến môi trường, xã hội và cộng đồng địa phương.

b) Kiểm tra, giám sát hoạt động trồng rừng, các hoạt động NLKH

Các hoạt động kiểm tra, giám sát:

Kiểm tra đánh giá thực địa trước khi trồng rừng: Tại mỗi địa điểm, khu vực trồng rừng thì Công ty đều tiến hành hoạt động đánh giá các nguy cơ tiềm ẩn của hoạt động trồng rừng đến môi trường, xã hội để thực hiện. Sau khi công tác trồng rừng hoàn thành sẽ tiến hành đánh giá lại những điểm đã được cảnh báo có tuân thủ theo báo cáo trước khi diễn ra không.

Kiểm tra, giám sát các chỉ tiêu kỹ thuật và việc tuân thủ quy trình kỹ thuật lâm sinh: vị trí, diện tích trồng rừng; phương pháp xử lý thực bì, cuốc hố, kỹ thuật trồng rừng, mật độ trồng, tỷ lệ cây sống, thời vụ trồng rừng, tình trạng gia súc phá hại rừng trồng; người dân trồng xen canh cây nông nghiệp;

Kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về An toàn vệ sinh lao động: việc đào tạo, tập huấn cho người lao động; lao động địa phương, lao động trẻ em,…; việc trang bị, sử dụng bảo hộ lao động; tiền lương, tiền công, các loại bảo hiểm của người lao động trồng rừng;

Kiểm tra, giám sát việc tuân tủ quy định về sử dụng hóa chất: các loại hóa chất được sử dụng cho trồng rừng phải tuân thủ quy định của Công ty, phải được Pháp luật Việt Nam cho phép sử dụng;

– Kiểm tra, giám sát tác động môi trường, xã hội: phương pháp xử lý thực bì, cuốc hố, trồng rừng; tình trạng vệ sinh hiện trường sau khi trồng rừng, tình trạng rác thải, tình hình sử dụng hóa chất và các ảnh hưởng của nó đến môi trường, hệ sinh thái, xã hội và cộng đồng địa phương.

Đánh giá và đề xuất các biện pháp khắc phục nếu có các điểm không tuân thủ được phát hiện.

c). Kiểm tra, giám sát các hoạt động chăm sóc rừng

Các hoạt động kiểm tra, giám sát:

Kiểm tra, giám sát các chỉ tiêu kỹ thuật và việc tuân thủ quy trình kỹ thuật lâm sinh: vị trí, diện tích chăm sóc rừng; phương thức, phương pháp chăm sóc, kỹ thuật chăm sóc, thời vụ chăm sóc, tiến độ chăm sóc theo kế hoạch; tình trạng gia súc phá hại; cây chừa lại, cây xâm lấn;

Kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy định về An toàn vệ sinh lao động: việc đào tạo, tập huấn cho người lao động; lao động địa phương, lao động trẻ em,…; việc trang bị, sử dụng bảo hộ lao động; tiền lương, tiền công, các loại bảo hiểm của người lao động chăm sóc rừng;

Kiểm tra, giám sát tác động môi trường, xã hội: phương thức, phương pháp chăm sóc; tình trạng vệ sinh hiện trường sau khi chăm sóc, tình trạng rác thải, tình hình sử dụng hóa chất và các ảnh hưởng của nó đến môi trường, hệ sinh thái, xã hội và cộng đồng địa phương.

Đánh giá và đề xuất các biện pháp khắc phục nếu có các điểm không tuân thủ được phát hiện.

d). Kiểm tra giám sát hoạt động bảo vệ rừng

Các hoạt động kiểm tra, giám sát:

Kiểm tra, giám sát tình hình diễn biến rừng và đất lâm nghiệp: hiện trạng rừng, đất lâm nghiệp; tình hình khai thác rừng, lấn chiếm đất đai trái pháp luật; tình hình cháy rừng; con người phá hoại, gia súc phá hại; nấm/ Sâu bệnh hại; thực hiện công tác phòng chống cháy rừng;

– Giám sát tình trạng săn bắn, bắt, bẫy động vật trái pháp luật; các loài động, thực vật quý hiếm cần bảo vệ; tình hình khai thác lâm sản ngoài gỗ;

– Giám sát tác động môi trường sinh thái, xã hội.

Đánh giá và đề xuất các biện pháp khắc phục nếu có các điểm không tuân thủ được phát hiện.

e). Kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác rừng

– Kiểm tra, đánh giá trước khi tiến hành khai thác:

+ Thu thập các thông tin về vị trí, địa hình, tình hình đường lâm nghiệp, nguồn nước, cảnh quan, khu vực loại trừ và cộng đồng gần khu khai thác.

+ Trên cơ sở các thông tin thu thập được, đánh giá nguy cơ tiểm ẩn (xói mòn đất, bụi ồn, ô nhiễm đất, nguồn nước, nguy cơ tai nạn cho người lao động, …) có thể xảy ra cho từng hoạt động khi khai thác như: sửa đường lâm nghiệp; khai thác, vận xuất, vận chuyển gỗ,…; Từ đó đề xuất các biện pháp nhằm ngăn chặn/giảm thiểu tác động đến môi trường.

– Kiểm tra, giám sát sau khi tiến hành khai thác:

+ Địa điểm khai thác, loài cây khai thác và sản lượng khai thác có phù hợp với thiết kế hay không;

+ Thu thập các thông tin về vị trí, địa hình, tình hình đường lâm nghiệp, nguồn nước, cảnh quan, khu vực loại trừ,… và cộng đồng gần khu khai thác sau khi hoạt động khai thác kết thúc.

+ Căn cứ vào các yếu tố thu thập được trước và sau khai thác như: mức độ xói mòn, sạt lở, rửa trôi đất; mức độ ô nhiễm đất, chất lượng nước, mức độ bụi ồn; tai nạn lao động; cảnh quan và khu vực loại trừ,… Từ đó đánh giá các biện pháp kỹ thuật đã được áp dụng, đề xuất thay đổi nếu có phát hiện các tác động tiêu cực đến môi trường.

f) Kiểm tra, giám sát các hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng, tuyên truyền và các hoạt động cộng đồng

Nội dung kiểm tra, giám sát cụ thể:

– Kiểm tra, giám sát các tiến độ của các hạng mục công việc;

– Kiểm tra, giám sát yêu cầu kỹ thuật và chất lượng công trình;

– Kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác an toàn vệ sinh lao động; các chế độ đối với CBCNV, lao động thời vụ của Công ty, của nhà thầu.

– Kiểm tra, giám sát, đánh giá các tác động tích cực trong hoạt động lâm nghiệp của Công ty đến xã hội.

– Kiểm tra, giám sát, đánh giá nội dung, hiệu quả của các công tác phát triển cộng đồng của Công ty.

3. Nhiệm vụ của từng cấp khi thực hiện dánh giá, giám sát

a). Cấp Công ty

– Hàng năm, phòng Kế hoạch – Kỹ thuật – Quản lý bảo vệ rừng có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, phân công nhiệm vụ kiểm tra, giám sát các hoạt động lâm nghiệp cho các phòng, các trạm.

– Hàng tháng, tổng hợp kết quả kiểm tra, giám sát các hoạt động lâm nghiệp của các đơn vị cơ sở; phân tích đánh giá kết quả kiểm tra, giám sát; trong đó, nêu ra được những điểm hoàn thành và chưa hoàn thành của các cơ sở trực thuộc và các nhà thầu có liên quan. Đề xuất các biện pháp khắc phục trình Lãnh đạo Công ty chỉ đạo các cơ sở trực thuộc, hoặc yêu cầu nhà thầu liên quan có các hành động khắc phục.

– Trên cơ sở báo cáo giám sát hàng tháng của cơ sở trực thuộc, phòng Kế hoạch – Kỹ thuật – Quản lý bảo vệ rừng sẽ có trách nhiệm phối hợp với các phòng liên quan tổ chức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất các nội dung mà cơ sở đã báo cáo. Kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất bao gồm kiểm tra tại hiện trường và kiểm tra việc ghi chép sổ tay kiểm tra, giám sát.

– Theo dõi các hoạt động khắc phục của Công ty và các nhà thầu.

– Kiểm tra, giám sát các hoạt động hoặc lĩnh vực có phạm vi, mức độ, tính chất quan trọng gồm:

+ Giám sát biến động về diện tích của các diện tích rừng hiện có của cống ty;

+ Giám sát TĐMT của tất cả các hoạt động lâm nghiệp của Công ty;

+ Giám sát tác động xã hội của các hoạt động lâm nghiệp;

+ Giám sát những diện tích rừng loại trừ (rừng không có hoạt động khai thác, rừng ven sông suối, rừng ở những nơi có độ dốc lớn);

+ Giám sát khai thác, thu hái lâm sản ngoài gỗ;

+ Giám sát hệ thống thủy văn của khu vực;

Định kỳ hàng năm vào tháng 06 và cuối năm vào tháng 12 Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật – Quản lý bảo vệ rừng sẽ tổng hợp kết quả giám sát các hoạt động lâm nghiệp, đề xuất lãnh đạo Công ty điều chỉnh kế hoạch quản lý năm tiếp theo.

b). Cấp trạm (xí nghiệp)

– Hằng năm, các cơ sở trực thuộc Công ty có trách nhiệm lập kế hoạch giám sát tất cả các hoạt động lâm nghiệp tại khu vực được giao (trên cơ sở kế hoạch của Công ty) cho nhân viên phụ trách địa bàn của từng trạm.

– Hiểu rõ và nắm bắt kịp thời, đầy đủ, chính xác các quy trình, quy định của Công ty, trường hợp có những điểm chưa rõ hoặc sai sót kịp thời báo cáo về Công ty (qua Phòng Kế hoạch – Kỹ thuật – Quản lý bảo vệ rừng); các nội dung công việc được giao phụ trách.

– Hàng ngày nhân viên phụ trách địa bàn kiểm tra, giám sát ngoài thực địa các hoạt động lâm nghiệp tại địa bàn được giao phụ trách, thu thập đầy đủ thông tin theo mẫu biểu giám sát trong Sổ tay giám sát.

– Hàng tháng, tổng hợp kết quả giám sát và báo cáo định kỳ về Công ty hoặc có thể báo cáo bất thường hoặc theo yêu cầu của Công ty. Trong báo cáo phải nêu rõ kết quả đạt được, chưa đạt được theo yêu cầu/ quy định; các điểm còn tồn tại, nguyên nhân và đề xuất biện pháp khắc phục; báo cáo phải có biểu tổng hợp giám sát kèm theo làm bằng chứng.

– Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung giám sát cho Công ty; giải trình theo yêu cầu đối với các sự việc liên quan đến các hoạt động lâm nghiệp tại nơi mình phụ trách và chịu trách nhiệm về số liệu, thông tin do mình cung cấp.

Trên địa bàn được giao quản lý mà để xảy ra tình trạng không tuân thủ các quy định, quy trình mà không có biện pháp khắc phục hoặc có các biện pháp khắc phục mà vẫn xảy ra thì chịu trách nhiệm trước Công ty.

4. Nội dung, tần suất kiểm tra, giám sát và xử lý kết quả sau kiểm tra, giám sát

a). Nội dung và tần suất kiểm tra, giám sát

Công ty sẽ xây dựng các tiêu chuẩn, tiêu chí kiểm tra, giám sát, đánh giá, trách nhiệm và quyền hạn của nhân viên phụ trách địa bàn; Công ty sẽ giám sát, đánh giá quá trình thực hiện các hoạt động ngoài hiện trường của nhân viên phụ trách địa bàn, hộ nhận khoán hoặc công nhân của nhà thầu. Đồng thời cập nhật các thông tin về xu hướng kinh tế, xã hội và các chính sách liên quan đến quản lý rừng, sản xuất lâm sản, các dịch môi trường rừng trong vùng. Kết quả kiểm tra, giám sát sẽ được tài liệu hoá làm cơ sở để rà soát, cập nhật phương án quản lý rừng hàng năm.

Căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh Công ty lập kế hoạch giám sát cho từng loại hoạt động như sau:

Bảng 15: Nội dung và tần suất giám sát

TT

Hoạt động

Nội dung giám sát

Đơn vị giám sát

Tần suất

Trạm/xí nghiệp

Công ty

1

Vươn ươm

Nguồn gốc, quy trình kỹ thuật, tỷ lệ cây sống, cây chết, sâu bệnh, sử dụng thiết bị ATLĐ và việc sử dụng hóa chất, rác thải

– Xí nghiệp KDTH

– Phòng QLDA

Hàng ngày trong thời gian sản xuất cây giống

1 Quý/lần

2

Trồng rừng, NLKH

Tuân thủ theo thiết kế trồng rừng, an toàn lao động, sử dụng thiết bị ATLĐ và việc sử dụng hóa chất.

– Phòng KH – KT – QLBVR

– Các trạm QLBVR

– Xí nghiệp KDTH

Hàng ngày trong thời gian trồng rừng

Đột xuất
(trong thời gian thi công trồng rừng)

3

Chăm sóc rừng

Tuân thủ theo thiểt kế về chăm sóc rừng trồng, sử dụng thiết bị ATLĐ và việc sử dụng hóa chất; tác động lên đất nếu có sử dụng xe cơ giới trong chăm sóc rừng.

– Phòng KH – KT – QLBVR

– Các trạm QLBVR

Hàng ngày trong thời gian chăm sóc

Đột xuất

(trong thời gian thi công chăm sóc rừng)

4

Bảo vệ rừng, sâu bệnh, cháy rừng

Tình hình lấn chiếm đất đai, khai thác vận chuyển lâm sản trái phép, săn bắt động vật rừng trái phép, tình hình sâu bệnh, nguy cơ cháy rừng

– Phòng KH – KT – QLBVR

– Các trạm QLBVR

– Xí nghiệp KDTH

Hàng ngày

1 Quý/lần

5

Khai thác

Tuân thủ theo thiểt kế khai thác, an toàn lao động, sử dụng thiết bị ATLĐ, việc sử dụng máy móc thiết bị , rác thải, tác động lên môi trường, tuân thủ quy trình khai thác tác động thấp.

– Phòng QLDA

– Các Đội Lâm nghiệp

Hàng ngày trong thời gian khai thác

Đột xuất

6

Xây dựng CSHT

Hạng mục công trình, tiến độ thực hiện, chất lượng công trình, vấn đề môi trường và công tác giải ngân.

Phòng KH – KT – QLBVR

Phòng Tổ chức – tài vụ

– Xí nghiệp KDTH

Theo từng giai đoạn thực hiện, tháng/lần

1 lần/năm

7

Các hình thức khoán

Theo đúng hồ sơ thiết kế trồng, diện tích trồng, quy trình kỹ thuật, phân bón vật tư, chăm sóc bảo vệ, khai thác

Phòng KH – KT – QLBVR

– Xí nghiệp KDTH

Hàng tháng

1 lần/năm

8

Hoạt động cộng đồng

Chủng loại các hoạt động, hiệu quả, tổng số kinh phí thực hiện

Phòng Tổ chức – tài vụ

Hàng tháng

Giám sát chung: 1 lần /năm

b). Xử lý kết quả giám sát

– Kết quả kiểm tra, giám sát các điểm tuân thủ và không tuân thủ theo các nội dung giám sát các hoạt động lâm nghiệp hoặc các tác động tiêu cực từ các hoạt động lâm nghiệp được phát hiện sẽ được tổng hợp và báo cáo thông qua các cuộc họp trực báo của Công ty; từ đó có biện pháp khắc phục.

– Đối với các hoạt động giám sát có tính đột xuất, bất thường, mức độ vi phạm các quy định có tính chất nghiêm trọng, đơn vị giám sát phải báo cáo, đề xuất nhanh các giải pháp khắc phục, ngăn ngừa để lãnh đạo Công ty có hướng xử lý phù hợp.

– Kết quả các hoạt động giám sát và các giải pháp thực hiện được cập nhật vào kế hoạch hàng năm và điều chỉnh phương án QLRBV của Công ty.

III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Phương án QLRBV được xây dựng cho Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Nam Tây nguyên có những điểm mới và nổi bật như sau:

– Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Nam Tây Nguyên là một trong những Công ty đầu tiên trong tỉnh và cả nước xây dựng phương án QLRBV theo hướng dẫn của Thông tư 28/2018/TT-BNNPTNT, đây là yêu cầu bắt buộc đối với các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực Lâm nghiệp theo quy định của Luật Lâm nghiệp số 16/2017/QH14.

– Phương án QLRBV được xây dựng dựa trên những số liệu điều tra và vận dụng đúng đắn những chủ trương chính sách mới nhất của Nhà nước, phù hợp với điều kiện thực tiễn của địa phương, khi đưa vào thực thi phương án sẽ mang lại hiệu quả nhiều mặt. Phương án đã bố trí quy hoạch, xác định rõ những mục tiêu nhiệm vụ phải thực hiện, xây dựng những giải pháp cơ bản để thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ đề ra. Cụ thể như sau:

+ Tạo mối cân bằng về lợi ích kinh tế của Công ty với người lao động, và công đồng dân tộc tại chỗ, giải quyết những xung đột về đất đai.

+ Tạo công ăn việc làm, cải thiện thu nhập cho người dân bản địa sống gần rừng, hỗ trợ xây dựng và thực hiện các công trình công cộng; tạo mối quan hệ gắn bó với chính quyền địa phương.

+ Phát triển rừng trồng và các mô hình NLKH, bảo vệ diện tích rừng tự nhiên và rừng trồng hiện có của Công ty, bảo vệ tính đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường sinh thái, tăng diện tích rừng được chi trả dịch vụ môi trường rừng.

+ Phương án QLRBV là cơ sở để tiến hành công tác quản lý và các hoạt động kinh doanh rừng trồng của Công ty được đa dạng và nâng lên một tầm cao mới, không chỉ mang lại thu nhập cho cán bộ công nhân viên của Công ty mà còn ổn định cuộc sống của bà con trong vùng thông qua các hoạt động chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, cung cấp giống đến bao tiêu sản phẩm.

2. Kiến nghị

– Địa bàn xây dựng phương án là địa bàn phần lớn là diện tích rừng tự nhiên sản xuất, đời sống của bà con trong vùng còn nhiều khó khăn, hiện tượng xâm lấn đất lâm nghiệp của Công ty còn nhiều. Vì vậy, để phương án có thể thực hiện được hiệu quả cần có sự bố trí lồng ghép các Chương trình, dự án chuyên ngành khác để đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng như hệ thống đường, hệ thống tưới tiêu để hỗ trợ phương án.

– Đề nghị Chính phủ điều chỉnh tăng định mức bảo vệ rừng tự nhiên sản xuất để Công ty có điều kiện nâng cao thu nhập cho người làm công tác bảo vệ rừng để họ yên tâm công tác, thực hiện tốt nhiệm vụ.

– Đầu tư trồng rừng sản xuất chu kỳ kinh doanh dài, các mô hình NLKH trên địa bàn cũng tương tự, nhiều yếu tố rủi ro cho người tham gia đầu tư. Do đó, tỉnh cần có các chính sách hỗ trợ từ các nguồn đầu tư của tỉnh để giảm thiểu rủi ro cho người tham gia.

Tải về bản word đầy đủ

Xem thêm

  1. Link tải về bản word đề cương xây dựng phương án quản lý rừng bền vững
  2. Dự toán xây dựng phương án quản lý rừng bền vững
  3. Nội dung Phương án quản lý rừng bền vững
  4. Báo cáo thẩm định phương án quản lý rừng bền vững
  5. Quyết định phê duyệt Phương án quản lý rừng bền vững

Recommended For You

About the Author: Admin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.